MỤC TIÊU CHƯƠNG
1. Về kiến thức:
- Biết khái niệm điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng.
- Biết các khái niệm ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.
- Biết khái niệm điểm nằm giữa hai điểm
- Biết các khái niệm hai đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song với nhau.
- Biết các khái niệm về tia, đoạn thẳng. Biết các khái niệm hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
- Biết khái niệm độ dài đoạn thẳng, hiểu tính chất: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì.
- Biết trên tia Ox, có một và chỉ một điểm m sao cho OM=m
- Biết trên tia Ox nếu OM<ON thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N.
- Biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
5 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2270 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Chương 1: Đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I: ĐOẠN THẲNG
MỤC TIÊU CHƯƠNG
1. Về kiến thức:
Biết khái niệm điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng.
Biết các khái niệm ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.
Biết khái niệm điểm nằm giữa hai điểm
Biết các khái niệm hai đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song với nhau.
Biết các khái niệm về tia, đoạn thẳng. Biết các khái niệm hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau.
Biết khái niệm độ dài đoạn thẳng, hiểu tính chất: Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B thì...
Biết trên tia Ox, có một và chỉ một điểm m sao cho OM=m
Biết trên tia Ox nếu OM<ON thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N.
Biết khái niệm trung điểm của đoạn thẳng.
Về kĩ năng:
Biết dùng kí hiệu thuộc, không thuộc.
Biết vẽ hình minh họa các quan hệ: Điểm thuộc hoặc không thuộc đường thẳng.
Biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng, biết vẽ đường thẳng đi qua hai điểm cho trước.
Biết vẽ một tia, một đoạn thẳng. Nhận biết được một tia, một đoạn thẳng trong hình vẽ.
Biết dùng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng, vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.
Biết vận dụng hệ thức AM +MB =AB khi M nằm giữa A, B để giải các bài toán đơn giản.
Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng.
3. Về tư duy:
- Rèn luyện khả năng quan sát, dự đoán, suy luận hợp lý và suy luận lôgic;
- Khả năng diễn đạt chính xác, rõ ràng ý tưởng của mình và hiểu được ý tưởng người khác;
- Rèn các phẩm chất tư duy, đặc biệt là tư duy linh hoạt, độc lập và sáng tạo;
- Các thao tác tư duy: so sánh, tương tự, khái quát hóa, đặc biệt hóa;
4. Về thái độ:
- Yêu thích môn học, rèn tính cẩn thận ,chính xác cho học sinh.
Ngày soạn: 12/8/2012 Tiết : 1
Tuần : 1
§1. ĐIỂM. ĐƯỜNG THẲNG
A. MỤC TIÊU BÀI DẠY :
1. Kiến thức:
- Học sinh hiểu điểm là gì, đường thẳng là gì, hiểu quan hệ giữa điểm và đường thẳng
- Biết vẽ điểm, đường thẳng, biết đặt tên cho điểm, đường thẳng
- Biết sử dụng các kí hiệu điểm, đường thẳng, kí hiệu .
2. Kỹ năng:
- Rèn kĩ năng vẽ hình, quan sát các hình ảnh trong thực tế.
3.Tư duy:
- phát triển tư duy loogic, trí tưởng tượng trong thực tê
4. Thái độ:
- Học sinh tích cực, tự giác học tập
B. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên:
-Thước thẳng, mảnh bìa, hai bảng phụ, sgk, sbt.
2. Học sinh:
- Thước thẳng, mảnh bìa, nháp, sgk, sbt.
C.PHƯƠNG PHÁP:
- Nêu và giải quyết vấn đề, thảo luận, luyện tập.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp :
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
24/8/2012
6A
24/8/2012
6B
2. Kiểm tra bài cũ:
- Kiểm tra đồ dùng học tập của HS
- Nêu những yêu cầu về bộ môn, cách sử dụng sgk, vở ghi, vở bài tập...
* Đặt vấn đề bài mới :
- GV giới thiệu nội dung hình học của chương.
- Bài học ngày hôm nay chúng ta sẽ nghiên cứu về điểm, đường thẳng.
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Giới thiệu về điểm
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
- GV vẽ một điểm (một chấm nhỏ) trên bảng và đặt tên.
- HS quan sát H1
? Đọc tên các điểm và nói cách viết tên các điểm, cách vẽ điểm.
HS: - Điểm A, B, M
- Dùng các chữ cái in hoa
- Dùng một dấu chấm nhỏ
-GV: Một tên chỉ dùng cho 1 điểm, một điểm có thể có nhiều tên
? Quan sát bảng phụ và cho biết trên H1 có mấy điểm?
-HS: Có 3 điểm: A, B, M
? Đọc tên các điểm có trong H2?
-HS: Điểm A và C chỉ là một điểm
-GV giới thiệu khái niệm hai điểm trùng nhau, hai điểm phân biệt
Giới thiệu hình là một tập hợp điểm
1. Điểm
(h1)
- Cách vẽ điểm: dùng một dấu chấm nhỏ
- Đặt tên cho điểm: dùng các chữ cái in hoa A, B, C...
- Trên hình 1 ta có 3 điểm phân biệt: điểm A, điểm B, điểm M
A C
(h2)
- Trên hình 2 ta có hai điểm A và C trùng nhau
- Hai điểm phân biệt là hai điểm không trùng nhau
- Bất cứ hình nào cũng là một tập hợp điểm. Một điểm cũng là một hình
Hoạt động 2. Giới thiệu về đường thẳng.
- HS đọc thông tin SGK: Hãy nêu hình ảnh của đường thẳng.
-HS: Sợi chỉ căng thẳng, mép thước ...
- Quan sát H3, cho biết :
+ Làm thế nào để vẽ được một đường thẳng?
-HS: dùng nét bút vạch theo cạnh thước.
+ Đọc tên các đường thẳng
+ Cách viết tên cách viết
- HS lên bảng vẽ đường thẳng
? Sau khi kéo dài đường thẳng về 2 phía ta có nhận xét gì?
-HS: Đường thẳng không bị giới hạn về 2 phía.
- Quan sát hình vẽ.
- Hình vẽ trên có những điểm nào? đường thẳng nào?
-HS: Điểm A, B, M, E
Đường thẳng a
? Điểm nào nằm trên đường thẳng a và điểm nào không nằm trên đường thẳng a?
-HS: Điểm A, M nằm trên a và điểm B, E không nằm trên a
? Mỗi đường thẳng xác định có bao nhiêu điểm thuộc nó?
HS: Mỗi đường thẳng xác định có vô số điểm thuộc nó
-GV nhấn mạnh : Quan hệ điểm và đường thẳng.
2. Đường thẳng
(h3)
- Đường thẳng là một tập hợp điểm. Đường thẳng không bị giới hạn về hai phía. Vẽ đường thẳng bằng một vạch thẳng.
- Đặt tên cho đường thẳng bằng các chữ cái in thường như a, b, c,....
- trên hình 3 ta có đường thẳng a, đường thẳng p
Hoạt động 3. Quan hệ giữa điểm và đường thẳng.
- HS quan sát H4:
? Điểm A, B có quan hệ gì với đường thẳng d ?
- Điểm A thuộc đt d
- Điểm A nằm trên đt d.
- đt d đi qua điểm A
- đt d chứa điểm A
- Điểm B không thuộc đt d
- Điểm B không nằm trên đt d.
- đt d không đi qua điểm B
- đt d không chứa điểm B
-GV giới thiệu cách nói khác và sử dụng kí hiệu.
Cách viết: A d ; B d
3. Điểm thuộc đường .Điểm không thuộc đường thẳng.
- điểm A thuộc đường thẳng d ( hoặc điểm A nằm trên đường thẳng d hoặc đường thảng d đi qua điểm A, đường thẳng d chứa điểm A )
- Kí hiệu: A d
- - điểm B không thuộc đường thẳng d ( hoặc điểm B không nằm trên đường thẳng d hoặc đường thẳng d không đi qua điểm B , hoặc đường thẳng d không chứa điểm B )
- Kí hiệu: B d
4. Củng cố:
Yêu cầu HS thực hiện ? SGK/104.
?
a)
-Điểm C thuộc đường thẳng a
-Điểm E không thuộc đường thẳng a
b) C a ; E a
Bài tập 1: Thực hiện:
Vẽ đường thẳng xx’
Vẽ điểm B xx’
Vẽ điểm M sao cho M nằm trên xx’
Vẽ điểm N sao cho đt xx’ đi qua N.
Nhận xét gì về 3 điểm B, M, N
HS thực hiện:
- GV: cho HS: làm bài tập 3 sgk-t104
5.Hướng dẫn về nhà:
- Học bài theo SGK- vở ghi.
- Làm các bài tập 1; 2 ; 4; 5 ; 6 SGK, 2 ; 3 SBT.
- Hoàn thành các bài tập trong vở bài tập.
- Đọc trước nội dung bài: Ba điểm thẳng hàng.
E.RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- H1.doc