I. Mục tiêu:
- HS biết các khái niệm bội và ước của một số nguyên, khái niệm "chia hết cho".
- HS hiểu được 3 tính chất liên quan đến khái niệm chia hết cho.
- Biết tìm bội và ước của một số nguyên.
II. Chuẩn bị
- HS: Ôn tập bội và ước của một số tự nhiên, tính chất chia hết của một tổng.
- GV: Bảng phụ ghi chú ý/SGK.
III. Tiến trình dạy học:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1787 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Chương II - Bài 11: Bội và ước của một số nguyên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dạy: Đ11. Bội và ước của một số nguyên
Tiết pp : 65 Tuần : 21.
Ngày soạn: 18.01.2007
I. Mục tiêu:
- HS biết các khái niệm bội và ước của một số nguyên, khái niệm "chia hết cho".
- HS hiểu được 3 tính chất liên quan đến khái niệm chia hết cho.
- Biết tìm bội và ước của một số nguyên.
II. Chuẩn bị
- HS: ôn tập bội và ước của một số tự nhiên, tính chất chia hết của một tổng.
- GV: Bảng phụ ghi chú ý/SGK.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Nhắc lại kiến thức cũ (5ph)
-H1: Cho a, bN, khi nào a là bội của b và b là ước của a?
-H2: a, bN, b0,ab khi nào?
-H3: Tìm các ước trong N của 6? Tìm các bội trong N của 6?
Bài mới: Bội và ước của một số nguyên.
-HS: Nếu có số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b thì ta nói a là bội của b còn b gọi là ước của a.
-HS:a chiahết cho b nếu có số tự nhiên q sao cho a=b.q.
-HS: Ư(6)={1; 2; 3; 6}
B(6)={0; 6; 12; 18; …}.
HĐ2: Bội và ước của một số nguyên (17ph)
1. Bội và ước của một số nguyên:
?1 6=6.1=(-6).(-1)
=2.3=(-2).(-3)
-6=6.(-1)=(-6).1
=2.(-3)=(-2).3
* Cho a, bZ, b0. Nếu có số nguyên q sao cho a=b.q thì ta nói a chia hết cho b. Ta còn nói a là bội của b và b là ước của a.
*VD:
-Các ước của 6 là:1; -1; 2; -2; 3; -3; 6; -6.
-Các ước của(-6) là:1; -1; 2; -2; 3; -3; 6; -6.
*VD:
-Năm bội của 6và(-6) là 0, 6, -6, 12, -12.
-?1: Viết các số 6 và (-6) thành tích của hai số nguyên?
-GV nhắc lại đ/n chia hết trong tập hợp số tự nhiên, yêu cầu HS phát biểu tương tự trong t/h số nguyên.
-Cho HS phát biểu lại; GV ghi bảng.
-GV?: Căn cứ vào đ/n trên, hãy cho biết :
+6 chia hết cho những số nào?
+6 là bội của những số nào?(hay 6 có những ước nào?)
+Tương tự với (-6)?
-GV: Vậy 6 và (-6) cùng là bội của các số: 1; -1; 2; -2; 3; -3; 6; -6. Hay1; -1; 2; -2; 3; -3; 6; -6 là các ước của 6 và (-6).
-GV?: Có nhận xét gì về tập hợp các ước của hai số đối nhau?
-GV: Cách tìm các ước của một số nguyên dương?
Nguyên âm?
-GV?: Tìm năm bội của 6?
năm bội của (-6)?
-GV?: Nhận xét gì về bội của 6 và (-6)?
-HS: 6 =...
-6 = ...
-HS: ...
-HS:
+6 chia hết cho các số:
1; -1; 2; -2; 3; -3; 6; -6.
+6 là bội của các số
1; -1; 2; -2; 3; -3; 6; -6.
+(-6) là bội của các số:
-Hai số đối nhau thì có tập hợp các ước như nhau.
-Cách tìm:
+Tìm các ước tự nhiên của số đó.
+Bổ sung vào các số đối của các số đó.
-Đối với số nguyên âm thì ta tìm các ước của số đối của nó.
-HS: Năm bội của 6 có thể là: 0; 6; -6; 12; -12.
Năm bội của (-6):...
-HS: Vì một số chia hết cho 6 thì cũng chia hết cho (-6) nên bội của 6 cũng là bội của (-6).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
-GV?: Cách tìm các bội của một số nguyên?
-GV gọi 1 HS đứng lên đọc chú ý trang 96/SGK.
H1: Tại sao số 0 là bội của mọi số nguyên khác 0?
H2: Tại sao số 0 không phải là ước của bất kì số nguyên nào?
H3: Tại sao 1 và (-1) là ước của mọi số nguyên?
H4: Tìm các ước chung của 6 và (-10)?
-HS: Lấy số đó nhân lần lượt với các số 0; 1; -1; 2; -2;...
-Vì 0 chia hết cho mọi số nguyên khác 0.
-Theo điều kiện của phép chia, phép chia chỉ thực hiện được khi số chia khác 0.
-Vì mọi số nguyên đều chia hết cho 1 và (-1).
-HS làm vào vở, gọi 1 HS lên bảng.
*Chú ý: (học SGK).
*VD3:
-Các ước của 6 là:1;-1; 2; -2; 3; -3; 6; -6.
-Các ước của -10 là :1; -1; 2; -2; 5; -5; 10; -10.
-Các ước chung của 6 và -10 là: 1; -1; 2; -2.
HĐ3: Tính chất (8ph)
2. Tính chất:
a) ab và bc ac
b) ab a.mb (m Z)
c) ac và bc a+bc và a-bc
VD:
-GV cho HS đọc sgk và lấy ví dụ minh hoạ cho từng t/c.
-HS đọc SGK và lần lượt nêu 3 t/c liên quan đến khái niệm "chia hết cho". Mỗi t/c lấy một ví dụ minh hoạ.
HĐ4: Luyện tập - củng cố(12ph)
-H1: Khi nào ab? Nhắc lại 3 t/c liên quan đến k/n chia hết cho trong bài?
-H2:Cho hs làm bài 101,102 /SGK thông qua đó nhắc lại cách tìm các ước, các bội của một số nguyên?
* Luyện tập chia hai số nguyên:
H: Từ quy tắc nhận biết dấu của tích hãy suy ra cách nhận biết dấu của thương?
- Khi chia hai số nguyên ta xđ dấu của thương sau đó chia hai GTTĐ của chúng.
-VD: Tính:
(-100): (-20)=?
(-25):5=?
30:(-6)=?
-Cho HS làm bài 105/SGK.
-HS nhắc lại.
-HS nêu lại cách làm.
-3 HS lên bảng, hs cả lớp làm vào vở.
(+) : (+) (+)
(-) : (-) (+)
(+) : (-) (-)
(-) : (+) (-)
Thương hai số nguyên cùng dấu là một số nguyên dương. Thương hai số nguyên khác dấu là một số nguyên âm.
*Bài 101/SGK.
-Năm bội của3 và -3 có thể là: 0; 3; -3; 6; -6.
*Bài 102/SGK.
-Các ước của -3 là: 1; -1; 3; -3.
-các ước của 6 là: 1;-1;2;-2;3;-3;6;-6.
-Các ước của 11 là: 1;-1;11;-11.
-Các ước của (-1) là: 1;-1.
*Bài 105/SGK.
HĐ5: Hướng dẫn về nhà (3ph)
-Học thuộc đ/n ab trong Z, chú ý và 3 t/c.
-BTVN: 103 106/sgk; 154, 157/SBT.
-Chuẩn bị ôn tập chương: Soạn và học thuộc câu hỏi ôn tập chương;làm bt 107 111/sgk.
-BT: Tìm các số nguyên x sao cho: x +6 x+1.
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- sohoc6.65.1.CIII.doc