A-Mục tiêu :
+ Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng y = ax + b , trong đó hệ số a luôn khác 0 .
+ Hàm số bậc nhất y = ax + b luôn xác định với mọi giá trị của biến số x thuộc R .
+ Hàm số bậc nhất y = ax + b đồng biến trên R khi a > 0 , nghịch biến trên R khi a < 0 .
B-Chuẩn bị:
*Thày :
- Soạn bài chu đáo , đọc kỹ giáo án .
- Bảng phụ ghi ? 1 ( sgk ) .
*Trò :
- Học thuộc các khái niệm về hàm số , tính chất đồng biến nghịch biến của hàm số .
- Biết cchs chứng minh tính đồng biến nghịch biến của hàm số
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1052 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Đại số - Học kỳ I - Tuần 11 - Tiết 2: Hàm số bậc nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 11Tiết 21 Ngày soạn:
Ngày dạy:
Hàm số bậc nhất
A-Mục tiêu :
+ Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng y = ax + b , trong đó hệ số a luôn khác 0 .
+ Hàm số bậc nhất y = ax + b luôn xác định với mọi giá trị của biến số x thuộc R .
+ Hàm số bậc nhất y = ax + b đồng biến trên R khi a > 0 , nghịch biến trên R khi a < 0 .
B-Chuẩn bị:
*Thày :
Soạn bài chu đáo , đọc kỹ giáo án .
Bảng phụ ghi ? 1 ( sgk ) .
*Trò :
Học thuộc các khái niệm về hàm số , tính chất đồng biến nghịch biến của hàm số .
Biết cchs chứng minh tính đồng biến nghịch biến của hàm số
C-Tiến trình bài giảng
TG
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
10’
GV:Gọi học sinh nhận xét bài làm của bạn và cho điểm
I-Kiểm tra bài cũ:
Học sinh 1
- Cho hàm số y = 3x + 1 và y = -3x + 1 tính f ( 0) , f (1) , f (2) , f(3) rồi nhận xét tính đồng biến , nghịch biến của 2 hàm số trên .
Học sinh 2
Làm bài tập 7
II-Bài mới:
1 : Khái niệm về hàm số bậc nhất
- Bài toán cho gì ? yêu cầu gì ?
- GV treo bảng phụ sau đó gọi Hs điền vào chỗ (...) cho đúng yêu cầu của bài ?
- Gợi ý : Vận tốc của xe ô tô là bao nhiêu km/h từ đó suy ra 1 giờ xe đi được ?
- Sau t giờ xe đi được bao nhiêu km ?
- Vậy sau t giờ xe cách trung tâm Hà Nội bao xa ?
- áp dụng bằng số ta có gì ? Hãy điền giá trị tương ứng của s khi t lấy giá trị là 1 giờ , 2 giờ , 3 giờ , ...
- Qua bài toán trên em rút ra nhận xét gì ?
- Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng nào?
2 : Tính chất
- Hàm số được xác định khi nào ?
- Với hai giá trị x1 < x2 hãy tính f(x1) và f(x2) rồi so sánh . Từ đó rút ra nhận xét .
- Tương tự với hàm số y = 3x + 1 cũng xét hai giá trị x1 < x2 tính f(x1) và f(x2) so sánh và nhận xét .
- Qua ví dụ trên hãy rút ra kết luận tổng quát .
- Hàm số y = ax + b ( a ạ 0 ) đồng biến , nghịch biến khi nào ?
- Hãy nêu nhận xét tổng quát về tính đồng biến và nghịch biến của hàm số y = ax + b .
- GV yêu cầu HS thực hiện ? 4 ( sgk ) để minh hoạ cho trường hợp tổng quát trên .
II-Bài mới:
1 : Khái niệm về hàm số bậc nhất
Bài toán ( sgk )
? 1 ( sgk )
- Sau 1 giờ ô tô đi được là 50 km .
- Sau t giờ ô tô đi được : 50.t (km) .
- Sau t giờ ô tô cách trung tâm Hà Nội là :
s = 50t + 8 ( km )
HN Bến xe Huế
?2 ( sgk )
- Với t = 1 giờ ta có : s = 50.1 + 8 = 58(km) .
- Với t = 2 giờ ta có: s = 50.2 + 8 = 108 ( km) .
- Với t = 3 giờ ta có : s = 50.3 + 8 = 158 ( km ) .
.....
Vậy với mỗi giá trị của t ta luôn tìm được 1 giá trị tương ứng của s đ s là hàm số của t .
Định nghĩa ( sgk )
- Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng :
y = ax + b ( a ạ 0 )
2 : Tính chất
Ví dụ ( sgk ) Xét hàm số : y = -3x + 1
+ TXĐ : Mọi x thuộc R
+ Với x1 < x2 ta có : (1)
f(x1) = -3x1 + 1 ; f(x2) = -3x2 + 1
đ f(x1) - f(x2) = -3x1+1 - ( -3x2+1) .
= - 3x1 + 1 + 3x2 - 1 = 3x2 - 3x1 = 3 ( x2 - x1)
Vì x1 0 đ f(x1) - f(x2) > 0
đ f(x1) > f(x2) (2)
Từ (1) và (2) ta suy ra hàm số y = -3x + 1 là hàm số nghịch biến trên R .
? 3 ( sgk )
Tương tự ví dụ trên ta có :
Với x1 < x2 thay vào hàm số y = f(x) = 3x +1 ta có :
f(x1) - f(x2) = 3x1+1 - ( 3x2 + 1 )
= 3x1 - 3x2 = 3 ( x1 - x2) > 0
Vậy với x1 < x2 đ f(x1) < f(x2)
Do đó hàm số y = f(x) = 3x + 1 đồng biến trên R
Tổng quát (sgk)
* Ví dụ :
Hàm số đồng biến : y = 5x - 2 ( a = 5 > 0 )
Hàm số nghịch biến : y = -2x +3 ( a = -2 < 0)
5’
III-Củng cố kiến thức-Hướng dẫn về nhà :
Hàm số bậc nhất là hàm số có dạng nào ? TXĐ của hàm số ?
Hàm số bậc nhất đồng biến , nghịch biến khi nào ?
*Hướng dẫn về nhà
Học thuộc định nghĩa , tính chất . Nắm chắc tính đồng biến , nghịch biến của hàm số .
Nắm chắc cách chứng minh hàm số đồng biến , nghịch biến .
Xem lại các ví dụ và bài tập đã chữa . Giải các bài tập trong sgk - 48 .
File đính kèm:
- 21.doc