I- Mục tiêu:
- Củng cố các quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.
- Rèn luyện kĩ năng áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên, qua kết quả phép tính rút ra nhận xét.
-Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hay giảm của một đại lượng thực tế.
II- Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ ghi các bài tập
HS: -Bảng nhóm, bút viết bảng
-Ôn lại quy tắc cộng hai số nguyên.
III- Tiến trình dạy học:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1906 | Lượt tải: 4
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Đại số - Tiết 46: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 46: Ngày giảng:
Luyện tập
I- Mục tiêu:
- Củng cố các quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu, khác dấu.
- Rèn luyện kĩ năng áp dụng quy tắc cộng hai số nguyên, qua kết quả phép tính rút ra nhận xét.
-Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng hay giảm của một đại lượng thực tế.
II- Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ ghi các bài tập
HS: -Bảng nhóm, bút viết bảng
-Ôn lại quy tắc cộng hai số nguyên.
III- Tiến trình dạy học:
Hoạt động của giáo viên
TG
Hoạt động của học sinh
*Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ
-HS1: Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên âm. Chữa bài 31/77 SGK
-HS2: Phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. Chữa bài tập 33/ 77 SGK.
-GV hỏi chung cả lớp: So sánh hai quy tắc này về cách tính giá trị tuyệt đối và cách xác định dấu của tổng.
*Hoạt động 2: Luyện tập
-Dạng 1: Tính giá trị biểu thức, so sánh hai số nguyên
-Bài 1: Tính
a) (-50) + (-10)
b) (-16) + (-14)
c) (-367) + (-33)
d) + (+27)
-Bài 2: Tính
a) 43 + (-3)
b) + (-11)
c) 0 + (-36)
d) 207 + (-207)
e) 207 + (-317)
-Bài 3: Tính giá trị biểu thức
a) x + (-16) biết x = -4
b) (-102) + y biết y = 2.
GV: Để tính giá trị của biểu thức ta làm như thế nào?
-Bài 4: So sánh, rút ra nhận xét:
a) 123 + (-3) và 123
b) (-55) + (-15) và (-55)
c) (-97) + 7 Và (-97)
-Dạng 2: Tìm số nguyên x(Bài toán ngược)
- Bài 5: Dự đoán giá trị của x và kiểm tra lại
a) x + (-3) = -11
b) -5 + x = 15
c) x + ( -12) = 2
d) + x = -10.
Bài 6: (Bài 35 trang 7 SGK)
GV treo bảng phụ ghi đầu bài
-Bài 7: (bài 55 trang 60 SBT)
Thay * bằng chữ số thích hợp
a) (-*6) + (-24) = -100
b) 39 + (-1*) = 24
c) 296 + (-5*2) = -206
GV: Gọi đại diện một nhóm lên giải thích cách làm.
GV kiểm tra kết quả vài nhóm
-Dạng 3 : Dãy số viết theo quy luật
-Bài 48/59 SBT
Viết hai số tiếp theo của mỗi dãy số
a) -4; -1; 2; …
b) 5; 1; -3; …
-Hãy nhận xét đặc điểm của mỗi dãy số rồi viết tiếp.
7’
35’
-Hai HS lên bảng kiểm tra
HS cả lớp theo dõu và nhận xét bài làm của hai bạn.
-HS:
+ Về giá trị tuyệt đối: Nếu cộng hai số nguyên cùng dấu phải lấy tổng hai GTTĐ, nếu cộng hai số nguyên khác dấu phải lấy hiệu hai GTTĐ.
+ Về dấu: Nếu cộng hai số nguyên cùng dấu lấy dấu chung, nếu cộng hai số nguyên khác dấu lấy dấu của số có GTTĐ lớn hơn.
-HS nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu
-HS cả lớp làm và gọi hai HS lên bảng trình bày.
-HS nhắc lại quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu, quy tắc lấy giá trị tuyệt đối, cộng với số 0, cộng hai số đối nhau.
HS: Phải thay giá trị của chữ vào biểu thức rồi thực hiện phép tính.
a) x + (-16) = (-4) + (-16) = -20
b) (-102) + y = (-102) + 2 = -100
-HS làm và rút ra nhận xét.
a) 123 + (-3) = 120
=> 123 + (-3) < 123
b) (-55) + (-15) = -70
=> (-55) + (-15) < -55
*Nhận xét: Khi cộng với một số nguyên âm, kết quả nhỏ hơn số ban đầu.
c) (-97) + 7 = (-90)
=> (-97) + 7 > (-97)
*Nhận xét: Khi cộng với một số nguyên dương, kết quả lớn hơn số ban đầu.
HS làm bài tập
a) x = -8; (-8) + (-3) = -11
b) x = 20; -5 + 20 = 15
c) x = 14; 14 + (-12) = 2
d) x = -13; 3 + (-13) = -10
HS trả lời
a) x = 5
b) x = -2
HS làm bài theo nhóm
a) (-76) + (-24) = -100
b) 39 + (-15) = 24
c) 296 + (-502) = -206
HS: a) có tổng là (-100), một số hạng là (-24) => số hạng kia là (-76), vậy * là 7.
HS: nhận xét và viết tiếp
a) Số sau lớn hơn số trước 3 đơn vị
-4; -1; 2; 5; 8; …
b) Số sau nhỏ hơn số trước 4 đơn vị
5; 1; -3; -7; -11; …
*Hoạt động 3: Hướng dẫn học ở nhà( 3 phút)
-Ôn tập quy tắc cộng hai số nguyên, quy tắc tính giá trị tuyệt đối của một số, các tính chất của phép cộng số tự nhiên.
- Bài tập 51; 52; 53; 54; 56 trang 60 SBT
File đính kèm:
- Tiet 46.doc