Giáo án Toán 6 - Hình học - Bài 1 đến bài 10

I. Mục Tiêu:

1. Kiến Thức: Học sinh hiểu được khái niệm điểm, cách đặt tên điểm, điểm trùng nhau, điểm phân biệt và khái niệm về đường thẳng, điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng.

2. Kĩ năng: Học sinh vẽ được điểm, đường thẳng và xác định một điểm bất kì thuộc đường thẳng và không thuộc đường thẳng.

Lấy được ví dụ trong thực tế có liên quan đến điểm, đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng, thuộc đường thẳng.

3. Thái độ: - Chú ý nghe giảng và làm các yêu cầu của giáo viên đưa ra.

- Tích cực trong học tập

II.Chuẩn của Thầy và Trò.

1. Thầy:SGK, bảng phụ, thước kẻ dài, phấn màu.

2. Trò: SGK, bảng nhóm, thước kẻ

III.Tiến trình lên lớp:

1. Kiểm tra :

2. Bài mới

*Đặt vấn đề:

 

 

doc29 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1000 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán 6 - Hình học - Bài 1 đến bài 10, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: Ngày Giảng: Chương I Bài 1 Đoạn thẳng Điểm. Đường thẳng I. Mục Tiêu: 1. Kiến Thức: Học sinh hiểu được khái niệm điểm, cách đặt tên điểm, điểm trùng nhau, điểm phân biệt và khái niệm về đường thẳng, điểm thuộc đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng. 2. Kĩ năng: Học sinh vẽ được điểm, đường thẳng và xác định một điểm bất kì thuộc đường thẳng và không thuộc đường thẳng. Lấy được ví dụ trong thực tế có liên quan đến điểm, đường thẳng, điểm không thuộc đường thẳng, thuộc đường thẳng. 3. Thái độ: - Chú ý nghe giảng và làm các yêu cầu của giáo viên đưa ra. - Tích cực trong học tập II.Chuẩn của Thầy và Trò. 1. Thầy:SGK, bảng phụ, thước kẻ dài, phấn màu. 2. Trò: SGK, bảng nhóm, thước kẻ III.Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra : 2. Bài mới *Đặt vấn đề: Hoạt động của thầy và trò TG Nội Dung Hoạt động 1. Điểm. *GV: Vẽ hình lên bảng: . A . B .C Quan sát cho biết hình vẽ trên có đặc điểm gì?. *HS:Quan sát và phát biểu. *GV : Quan sát thấy trên bảng có những dấu chấm nhỏ. Khi đó người ta nói các dấu chấm nhỏ này là ảnh của điểm . Người ta dùng các chữ cái in hoa A, B, C, .. để đặt tên cho điểm Ví dụ: Điểm A, điểm B, điểm C ở trên bảng. *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Hãy quan sát hình sau và cho nhận xét: A . C *HS: hai điểm này cùng chung một điểm. *GV: Nhận xét và giới thiệu: Hai điểm A và C có cùng chung một điểm như vậy, người ta gọi hai điểm đó là hai điểm trùng nhau. - Các điểm không trùng nhau gọi là các điểm phân biệt. *HS: Lấy các ví dụ minh họa về các điểm trùng nhau và các điểm phân biệt *GV: - Từ các điểm ta có thể vẽ được một hành mong muốn không ?. - Một hình bất kì ta có thể xác định được có bao nhiêu điểm trên hình đó ?. - Một điểm có thể coi đó là một hình không ?. *HS: Thực hiện. *GV: Nhận xét: Nếu nói hai điểm mà không nói gì nữa thì ta hiểu đó là hai điểm phân biệt, Với những điểm, ta luôn xây dựng được các hình. Bất kì hình nào cũng là một tập hợp các điểm. Một điểm cũng là một hình *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài và tự lấy ví dụ minh họa điểu nhận xét trên. Hoạt động 2. Đường thẳng. *GV: Giới thiệu: Sợi chỉ căng thẳng, mép bàn, mép bảng,… cho ta hình ảnh của một đường thẳng. Đường thẳng này không giới hạn về hai phía. Người dùng những chữ cái thường a, b, c, d,… để đặt tên cho các đường thẳng. Ví dụ: a b *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Yêu cầu học sinh dung thước và bút để vẽ một đường thẳng. *HS: Thực hiện. Hoạt động 2. Điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng. *GV:Quan sát và cho biết vị trí của các điểm so với đường thẳng a *HS: - Hai điểm A và C nằm trên đường thẳng a. - Hai điểm B và D nằm ngoài đường thẳng a. *GV: Nhận xét: - Điểm A , điểm C gọi là các điểm thuộc đường thẳng. Kí hiệu: A a, C a - Điểm B và diểm D gọi là các điểm không thuộc đường thẳng. Kí hiệu: B a, D a *H: Chú ý nghe giảng và ghi bài. . *GV:Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về điểm thuộc đường thẳng và không thuộc đường thẳng. *HS: Thực hiện. *GV: Yêu cầu học sinh làm ? a, xét xem các điểm C và điểm E thuộc hay không đường thẳng. b, Điền kí hiệu , thích hợp vào ô trống: C a ; E a c, Vẽ thêm hai điểm khác thuộc đường thẳng a và hai điểm khác nữa không thuộc đường thẳng a *HS: Hoạt động theo nhóm lớn. 1. Điểm. Ví dụ: . A . B .C Những dấu chấm nhỏ ở trên gọi là ảnh của điểm. Người ta dùng các chữ cái in hoa A, B, C,… để đặt tên cho điểm Chú ý: A . C - Hai điểm như trên cùng chung một điểm gọi là hai điểm trùng nhau .A .C - Gọi là hai điểm phân biệt. * Nhận xét : Với những điểm, ta luôn xây dựng được các hình. Bất kì hình nào cũng là một tập hợp các điểm. Một điểm cũng là một hình 2. Đường thẳng. Sợi chỉ căng thẳng, mép bàn, mép bảng,… cho ta hình ảnh của một đường thẳng. Đường thẳng này không giới hạn về hai phía. Người dùng những chữ cái thường a, b, c, d,… để đặt tên cho các đường thẳng. Ví dụ: a b 2. Điểm thuộc đường thẳng. Điểm không thuộc đường thẳng. Ví dụ: - Hai điểm A và C nằm trên đường thẳng a. - Hai điểm B và D nằm ngoài đường thẳng a. Do đó: - Điểm A , điểm C gọi là các điểm thuộc đường thẳng hoặc đường thẳng a chứa ( đi qua ) hai điểm A , C. Kí hiệu: A a, C a - Điểm B và diểm D gọi là các điểm không thuộc ( nằm ) đường thẳng, hoặc đường thẳng a không đi qua( chứa) hai điểm B, D Kí hiệu: B a, D a ? a, Điểm C thuộc đường thẳng a, còn điểm E không thuộc đường thẳng a. b, Điền kí hiệu , thích hợp vào ô trống: C a ; E a c, Ngày Soạn: Ngày Giảng: Bài 2 Ba điểm thẳng hàng I. Mục Tiêu: 1. Kiến Thức: Hiểu được ba điểm thẳng hàng và ba điểm không thẳng hàng và mối quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng. 2. Kĩ năng: Xác định được ba điểm bất kì có thẳng hàng hay không. Vận dụng ba điểm thẳng hàng áp dụng giải các bài toán và trong cuộc sống. 3. Thái độ: - Chú ý nghe giảng và làm các yêu cầu của giáo viên đưa ra. - Tích cực trong học tập II.Chuẩn của Thầy và Trò. 1. Thầy:SGK, bảng phụ, thước kẻ dài, phấn màu. 2. Trò: SGK, bảng nhóm, thước kẻ III.Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra : 2. Bài mới *Đặt vấn đề: Ba điểm phân biệt cùng nằm trên một đường thẳng thì ba điểm đó được gọi là gì ?. Mối quan hệ của chúng ra sao ?. Hoạt động của thầy và trò TG Nội Dung Hoạt động 1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng. *GV: -Vẽ hình 1 và hình 2 lên bảng. Hình 1 Hình 2 -Có nhận xét gì về các điểm tại hình 1 và hình 2. *HS: Hình 1: Ba điểm cùng thuộc một đường thẳng a. Hình 2: Ba điểm không cùng thuộc bất kì đường thẳng nào. *GV: Nhận xét và giới thiệu: Hình 1: Ba điểm A, D, C a, ta nói chúng thẳng hàng. Hình 2: Ba điểm R, S, T bất kì một đường thẳng nào, ta nói ba điểm đó không thẳng hàng. *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Để biết được ba điểm bất kì có thẳng hàng hay không thì điều kiện của ba điểm đó là gì ?. Vẽ hình minh họa. *HS: Trả lời. Hoạt động 2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng. *GV:Yêu cầu một học sinh lên bảng vẽ hình ba điểm thẳng hàng. *HS: *GV: Cho biết : - Hai điểm D và C có vị trí như thế nào đối với điểm A. - Hai điểm A và D có vị trí như thế nào đối với điểm C. - Điểm D có vị trí như thế nào đối với hai điểm A và C - Hai điểm A và C có vị trí như thế nào đối với điểm D. *HS: Trả lời. *GV: Nhận xét và khẳng định : - Hai điểm D và C nằm cùng phía đối với điểm A. - Hai điểm A và D nằm cùng phía đối với điểm C. - Hai điểm A và C nằm khác phía đối với điểm D. - Điểm D nằm giữa hai điểm A và C. *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Trong ba điểm thẳng hàng có nhiều nhất bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm còn lại ?. *HS: Trả lời. *GV: Nhận xét: Trong ba điểm thẳng hàng. có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Hãy đặt tên cho các điểm còn lại, và ghi tất cả các cặp a, Ba điểm thẳng hàng ? b, Ba điểm không thẳng hàng ?. *HS: Hoạt động theo nhóm lớn. 1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng. Hình 1 Hình 2 Hình 1: Ba điểm A, D, C a, Ta nói ba điểm thẳng hàng. Hình 2: Ba điểm R, S, T bất kì một đường thẳng nào, ta nói ba điểm đó không thẳng hàng. 2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng Ví dụ: - Hai điểm D và C nằm cùng phía đối với điểm A. - Hai điểm A và D nằm cùng phía đối với điểm C. - Hai điểm A và C nằm khác phía đối với điểm D. - Điểm D nằm giữa hai điểm A và C. Nhận xét: Trong ba điểm thẳng hàng. có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại Ví dụ: a, Các cặp ba điểm thẳng hàng: A,G,E; E, F, I; A, D, F. b, Các cặp ba điểm không thẳng hàng. A,G,D; G,D,F; …. có tất cả 56 cặp ba điểm không thẳng hàng. Ngày Soạn: Ngày Giảng: Bài 3 Đường thẳng đi qua hai điểm I. Mục Tiêu: 1. Kiến Thức: Qua hai điểm bất kì luôn xác định được một đường thẳng đi qua hai điểm đó. Hiểu được hai thẳng trùng nhau, song song, cắt nhau. 2. Kĩ năng: Vẽ được được đường thẳng đi qua hai điểm cho trước, vẽ được hai đường thẳng trùng nhau, song song, cắt nhau. 3. Thái độ: - Chú ý nghe giảng và làm các yêu cầu của giáo viên đưa ra. - Tích cực trong học tập II.Chuẩn của Thầy và Trò. 1. Thầy:SGK, bảng phụ, thước kẻ dài, phấn màu. 2. Trò: SGK, bảng nhóm, thước kẻ III.Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra : 2. Bài mới *Đặt vấn đề:Qua hai điểm bất kì, ta có thể xác định được bao nhiêu đường thẳng ?. Hoạt động của thầy và trò TG Nội Dung Hoạt động 1. Vẽ đường thẳng. *GV: Hướng dẫn học sinh vẽ đường thẳng; Cho hai điểm A và B bất kì. Đặt thước đi qua hai điểm đó, dùng bút vẽ theo cạnh của thước. Khi đó vệt bút vẽ là đường thẳng đi qua hai điểm A và B. *HS: Chú ý và làm theo giáo viên. *GV: Nếu hai điểm A và B trùng nhau thì ta có thể vẽ được đường thẳng đi qua hai điểm đó không ?. *HS: Trả lời. *GV: Cho ba điểm A, B, C phân biệt. Hãy vẽ tất cả các đường thẳng đi qua hai trong ba điểm đã cho ?. *HS: Thực hiện. *GV: Qua hai điểm phân biệt ta có thể xác định được nhiều nhất bao nhiêu đường thẳng đi qua hai điểm đó ?. *HS: Qua hai điểm phân biệt ta luôn xác định được một và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm đó. *GV: Nhận xét và khẳng định : Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt A và B. *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. Hoạt động 2. Tên đường thẳng. Ví dụ: *GV: Yêu cầu nhắc lại cách đặt tên của một đường thẳng và đọc tên đường thẳng ở hình vẽ trên ?. *HS: Trả lời. *GV: Nhận xét và giới thiệu: Đường thẳng trên ngoài có tên là a, nó còn có tên khác: -Đường thẳng AB hoặc đường thẳng BA ( Đường thẳng trên qua hai điểm A và B). Hoặc: Đường thẳng xy (hoặc yx). *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Yêu cầu học sinh làm ? Hãy đọc tất cả các tên của đường thẳng sau : *HS : Thực hiện. Hoạt động 3. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song. *GV : Qua sát các hình vẽ sau, và cho biết : a, - Đường thẳng AB có vị trí như thế nào với đường thẳng BC ?. b, - Đường thẳng AB có vị trí như thế nào với đường thẳng AC ?. c, Đường thẳng xy có vị trí như thế nào với đường thẳng AB ?. *HS: Trả lời. *GV: Nhận xét và giới thiệu: a, Hai đường thẳng AB và BC gọi là hai đường thẳng trùng nhau. Kí hiệu: AB BC b, Hai đường thẳng AB và AC đều đi qua điểm B, khi đó hai đường thẳng AB và AC gọi là hai đường thẳng cắt nhau. Kí hiệu: AB AC c, Hai đường xy và AB gọi là hai đường thẳng song song. Kí hiệu: xy // AB *HS: Chú ý nghe giảng. *GV: Thế nào là hai đường thẳng trùng nhau, hai đường thẳng cắt nhau, hai đường thẳng song song nhau ?. *HS: Trả lời. *GV: Nhận xét và khẳng định : - Hai đường thẳng gọi là trùng nhau, nếu tất cả các điểm của đường thẳng này cũng là các điểm của đường thẳng kia. - Hai đường thẳng gọi là cắt nhau, nếu chúng chỉ có một điểm chung. - Hai đường thẳng gọi là song song, nếu hai đường thẳng đó không có điểm nào chung. *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Đưa ra chú ý lên bảng phụ. - Hai đường thẳng không trùng nhau còn gọi là hai đường thẳng phân biệt. - Hai đường thẳng phân biệt hoặc chỉ có một điểm chung hoặc không có một điểm chung nào. 1. Vẽ đường thẳng. Ví dụ1: Cho hai điểm A và B bất kì ta luôn vẽ được Ví dụ 2: Với ba điểm A, E, F phân biệt ta luôn vẽ được: Nhận xét: Có một đường thẳng và chỉ một đường thẳng đi qua hai điểm phân biệt A và B. 2. Tên đường thẳng. Ví dụ3: Ta gọi tên đường thẳng của hình vẽ trên là: - Đường thẳng AB hoặc đường thẳng BA ( Đường thẳng này đi qua hai điểm A và B). Hoặc: - Đường thẳng xy (hoặc yx). Ví dụ 4. Tên của đường thẳng: AB, AC, BC, BA, CB, CA. 3. Đường thẳng trùng nhau, cắt nhau, song song. a, Hai đường thẳng AB và BC gọi là trung nhau. Kí hiệu: AB BC. b, Hai đường thẳng AB và AC đều đi qua điểm B, khi đó hai đường thẳng AB và AC gọi là hai đường thẳng cắt nhau. Kí hiệu : AB AC. c, Hai đường xy và AB gọi là hai đường thẳng song song. Kí hiệu: xy // AB. Chú ý: - Hai đường thẳng không trùng nhau còn gọi là hai đường thẳng phân biệt. - Hai đường thẳng phân biệt hoặc chỉ có một điểm chung hoặc không có một điểm chung nào. Ngày Soạn: Ngày Giảng: Bài 5 Tia I. Mục Tiêu: 1. Kiến Thức: Học sinh hiểu được tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau 2. Kĩ năng: Vẽ và xác định được tia, hai tia đối nhau, hai tia trùng nhau . 3. Thái độ: - Chú ý nghe giảng và làm các yêu cầu của giáo viên đưa ra. - Tích cực trong học tập II.Chuẩn của Thầy và Trò. 1. Thầy:SGK, bảng phụ, thước kẻ dài, phấn màu. 2. Trò: SGK, bảng nhóm, thước kẻ III.Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra : 2. Bài mới *Đặt vấn đề: Nếu cắt đôi một đường thẳng thành hai phần thì ta sẽ thu được gì ?. Hoạt động của thầy và trò TG Nội Dung Hoạt động 1. Tia . *GV: Yêu cầu một học sinh lên bảng vẽ một đường thẳng đi qua điểm O cho trước. *HS: *GV: - Nếu ta cắt đường thẳng xy tại điểm O ta xẽ được hai nửa đường thẳng: Ox và Oy. Khi đó nguời ta nói: Ox và Oy là các tia. Vậy tia số là gì ?. *HS: Chú ý và trả lời. *GV: Nhận xét và khẳng định : Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là tia gốc O( Một nửa đường thẳng gốc O) Chú ý: Khi đọc hay viết một tia thì ta phải đọc gốc trước. Ví dụ: Ox, Oy, Oz,… *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: -Vẽ một tia có gốc là điểm A. - Hãy chỉ ra các tia ở hình vẽ sau: *HS: Thực hiện. Hoạt động 2. Hai tia đối nhau. *GV: Quan sát và cho biết: Hai tia Ox và Oy có đặc điểm gì ?. *HS: Hai tia này có cùng chung gốc O. *GV: Ta nói tia Ox và tia Oy là hai tia đối nhau. Thế nào là hai tia đối nhau ?. *HS: Trả lời. . *GV: Nhận xét : Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Yêu cầu học sinh làm ?1. Trên đường thẳng xy lấy hai điểm A và B. a, Tại sao hai tia Ax và By không phải là hai tia đối nhau. b, Có những tia nào đối nhau ?. *HS: Một học sinh lên bảng. a, Hai tia Ax và By không phải là hai tia đối nhau vì: Hai tia này không chung gốc. b, Các tia đối nhau: Ax và Ay; Bx và By Hoạt động 3. Hai tia trùng nhau. *GV: Quan sát và chỉ ra những tia trong hình vẽ sau, có nhận xét gì về chúng ?. *HS: Ax và AB, By. Hai tia Ax và AB là một. *GV : Ta nói hai tia Ax và tia AB là hai tia trùng nhau. - Điều kiện hai tia trùng nhau là gì ?. *HS : Trả lời. *GV : Đưa ra chú ý : Hai tia không trùng nhau gọi là hai tia phân biệt. - Yêu cầu học sinh làm ?2. a, Hai tia Ox và OA có trùng nhau không ?. Còn tia OB trùng với tia nào ?. b, Hai tia Ox và Ax có trùng nhau không ?. Vì sao ?. c, Tại sao hai tia chung gốc Ox và Oy không đối nhau. 1. Tia Ví dụ 1: Ta nói: Ox và Oy là các tia. Vậy : Hình gồm điểm O và một phần đường thẳng bị chia ra bởi điểm O được gọi là tia gốc O( Một nửa đường thẳng gốc O) * Chú ý : Khi đọc hay viết một tia thì ta phải đọc gốc trước. Ví dụ: Ox, Oy, Oz,… Ví dụ 2: Các tia: Ax, Ay,Ox, Oy, Bx, By. 2. Hai tia đối nhau Ví dụ 3. Hai tia Ox và Oy chung gốc O và cùng nằm trên một đường thẳng xy. Khi đó ta nói: Hai tia Ox và tia Oy là hai tia đối nhau. Nhận xét: Mỗi điểm trên đường thẳng là gốc chung của hai tia đối nhau ?1. a, Hai tia Ax và By không phải là hai tia đối nhau vì: Hai tia này không chung gốc. b, Các tia đối nhau: Ax và Ay; Bx và By 3. Hai tia trùng nhau. Ví dụ 4. Hai tia Ay và AB có cùng chung gốc A, nên ta nói: Hai tia Ay và AB là hai tia trùng nhau. * Chú ý: Hai tia không trùng nhau gọi là hai tia phân biệt. ?2. a, Hai tia Ox và OA có trùng nhau , còn tia OB trùng với tia Oy. b, Hai tia Ox và Ax có không trùng nhau . Vì : Hai tia này không chung gốc c, Hai tia chung gốc Ox và Oy không đối nhau. Vì: Hai tia này không cùng nằm trên một đường thẳng. Ngày Soạn: Ngày Giảng: Bài 6 Đoạn thẳng I. Mục Tiêu: 1. Kiến Thức: Hiểu được đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, đoạn thẳng cắt tia, đoạn thẳng cắt đường thẳng. 2. Kĩ năng: - Học sinh vẽ một đoạn thẳng khi biết hai điểm. Xác định đoạn thẳng có cắt đoạn thẳng, tia. đường thẳng hay không. 3. Thái độ: - Chú ý nghe giảng và làm các yêu cầu của giáo viên đưa ra. - Tích cực trong học tập II.Chuẩn của Thầy và Trò. 1. Thầy:SGK, bảng phụ, thước kẻ dài, phấn màu. 2. Trò: SGK, bảng nhóm, thước kẻ III.Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra : Qua hai điểm A, B cho trước hãy vẽ một đường thẳng đi qua hai đường thẳng này. Qua đó hãy nêu tất cả các tia ?. 2. Bài mới *Đặt vấn đề: Nếu ta cắt tia xy tại hai điểm A, B ta được tia Ax, By và một phần của tia xy là AB. Vậy một phần của tia xy là AB có tên là gì ?. Cách xác định nó như thế nào ?. Hoạt động của thầy và trò TG Nội Dung Hoạt động 1. Đoạn thẳng AB là gì ?. *GV: Hướng dẫn học sinh là quen với khái niệm đoạn thẳng AB. - Cách vẽ đoạn thẳng AB. Cho hai điểm A, B. Đặt thước thẳng đi qua hai điểm A, B. Dùng bút nối hai điểm đó với nhau. Khi đó nét mực trên bảng chính là ảnh của đoạn thẳng AB. *HS: Chú ý và thực hiện theo. *GV: Yêu cầu một học sinh lên bảng vẽ đọa thẳng EF. cho biết có bao nhiêu điểm nằm trên đoạn thẳng AB ?. *HS: Thực hiện. Đoạn thẳng AB là gì?. *HS: Trả lời. *GV: Nhận xét và khẳng định : - Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B. - Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA. - Hai điểm A, B là hai đầu mút( hoặc hai đầu) của đoạn thẳng AB. *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. Hoạt động 2. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, đường thẳng. *GV: Vẽ lên bảng phụ: Tìm các giao điểm của đoạn thẳng AB trong mỗi hình vẽ sau: Hình 33: Hình 34. Hình 35. *HS: a, Giao điểm I. b, Giao điểm K. c, Giao điểm H *GV:Nhận xét và khẳng định : a,Đoạn thẳng AB cắt đoạn thẳng CD tại I. Kí hiệu: ABCD. b, Đoạn thẳng AB cắt tia Ox tại K. Kí hiệu: ABOx. c, Đoạn thẳng AB cắt đường thẳngxy tại H. Kí hiệu: ABxy. *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: - Điều kiện để một đoạn thẳng cắt một đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng gì ?. - Hãy chỉ ra các đoạn thẳng cắt một đoạn thẳng, cắt tia, cắt đường thẳng ở hình vẽ dưới đây: 1. Đoạn thẳng AB là gì ?. - Cách vẽ đoạn thẳng AB. Cho hai điểm A, B. Đặt thước thẳng đi qua hai điểm A, B. Dùng bút nối hai điểm đó với nhau. Khi đó nét mực trên bảng chính là ảnh của đoạn thẳng AB. Vậy: - Đoạn thẳng AB là hình gồm điểm A, điểm B và tất cả các điểm nằm giữa A và B. - Đoạn thẳng AB còn gọi là đoạn thẳng BA. - Hai điểm A, B là hai đầu mút( hoặc hai đầu) của đoạn thẳng AB. 2. Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng, cắt tia, đường thẳng. a, Đoạn thẳng cắt đoạn thẳng. Hình 33. Kí hiệu: ABCD. b, Đoạn thẳng cắt tia. Hình 34. Kí hiệu: ABOx. c, Đoạn thẳng cắt đường thẳng. Hình 35. Kí hiệu: ABxy. Ví dụ: Giải: ABxy, ABOx, ABCD, CDxy, CD Ox Ngày Soạn: Ngày Giảng: Bài 7 Độ dài đoạn thẳng I. Mục Tiêu: 1. Kiến Thức: Học sinh biết được một đoạn thẳng luôn có độ dài xác định, từ đó so sánh được độ dài đoạn thẳng với nhau. 2. Kĩ năng: Biết đo độ dài của một đoạn thẳng bất kì, biết so sánh độ dài các đoạn thẳng. Vận dụng việc đo độ dài đoạn thẳng để áp dụng vào thực tiễn cuộc sống. 3. Thái độ: - Chú ý nghe giảng và làm các yêu cầu của giáo viên đưa ra. - Tích cực trong học tập II.Chuẩn của Thầy và Trò. 1. Thầy:SGK, bảng phụ, thước kẻ dài, phấn màu. 2. Trò: SGK, bảng nhóm, thước kẻ III.Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra : 2. Bài mới *Đặt vấn đề: Không nhìn mà có thể biết được đoạn thẳng dài hay ngắn. Hoạt động của thầy và trò TG Nội Dung Hoạt động 1. Đo đoạn thẳng. *GV: Cho đoạn thẳng AB sau: Dùng thước đo khoẳng cách hai điểm A, B ?. *HS: Một học sinh lên bảng thực hiện. *GV: Nhận xét: Khoảng cách hai điểm A, B là 5,00 cm, khi đó người ta nói đó cũng chính là độ dài đoạn thẳng AB. Kí hiệu: AB = 5,00 cm. Đơn vị: mm, cm ,dm, m, Km, inch,… *HS: Chú ý nghe giảng. *GV:Tím độ dài một cạnh của một quyển sách . *HS: Thực hiện. *GV: - Độ dài của đoạn thẳng là gì ?. - Mỗi một đoạn thẳng có nhiều nhất là bao nhiêu độ dài ?. - Điều kiện của độ dài đoạn thẳng là gì?. *HS: Trả lời. *GV: Nhận xét: Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương. Chú ý: Nếu hai điểm A, B trùng nhau. Khi đó: Khoảng cách giữa hai điểm A, B bằng 0 Hoạt động 2. So sánh độ dài: *GV: Cho các đoạn thẳng sau: So sánh các đoạn thẳng nêu trên ?. Gợi ý: Để so sánh các đoạn thẳng nêu trên ta cần làm gì ?. *HS: Để so sánh các đoạn thẳng với nhau ta cần tìm độ dài của các đoạn thẳng đó, rồi so sánh độ dài các đoạn thẳng đó với nhau. Ta thấy: AB = CD = 4,84 cm. EG = 6,18 cm. Do đó : AB = CD. AB < EG CD < EG *GV: Nhận xét và khẳng định : So sánh hai đoạn thẳng bất kì, chính là việc so sánh đội dài của hai đoạn thẳng đó với nhau. *GV: Yêu cầu học sinh làm ?1. a, Hãy đo và chỉ ra các đoạn thẳng có cùng độ dài rồi đánh dấu giống nhau cho các đoạn thẳng bằng nhau. b, So sánh hai đoạn thẳng EF và CD. *HS: Hoạt động theo nhóm lớn. *GV: Yêu cầu học sinh làm ?2. Học sinh đọc yêu cầu ?2 trong SGK- trang 118. *HS : Hình 42a là thước dây. Hình 42b là thước gấp. Hình 42c là thước xích *GV: - Nhận xét. - Yêu cầu học sinh làm ?3. 1. Đo đoạn thẳng. Ví dụ: Ta đó được: Khoảng cách hai điểm A, B là 5,00 cm, khi đó người ta nói đó cũng chính là độ dài đoạn thẳng AB. Kí hiệu: AB = 5,00 cm. Đơn vị: mm, cm ,dm, m, Km, inch,… 2. So sánh độ dài: Ví dụ: So sánh các đoạn thẳng sau: Giải: Ta có: Suy ra: AB = CD. AB < EG CD < EG Kết luận: Khi so sánh các đoạn thẳng với nhau ta phải căn cứ vào độ dài của các đoạn thẳng đó. ?1. a, AB = IK = 2,80 cm; GH = EF = 1,70 cm b, EF < CD ?2. Hình 42a là thước dây. Hình 42b là thước gấp. Hình 42c là thước xích ?3. Ta có: 1 inch = 25,00 mm Ngày Soạn: Ngày Giảng: Bài 8 Khi nào thì AM +MB = AB ? I. Mục Tiêu: 1. Kiến Thức: - Học sinh biết được vị trí của điểm M nằm trên đoạn thẳng AB để có AM + MB= AB - Biết cách đo hai điểm trên mặt đất khi trong tay có một dây đo 2. Kĩ năng: Vận dụng việc đo độ dài của đoạn thẳng để tìm ra vị trí của điểm M để có được AM + MB = AB. Vận dụng đẳng thức này để áp dụng trong việc đo hai điểm trên mặt đất. 3. Thái độ: - Chú ý nghe giảng và làm các yêu cầu của giáo viên đưa ra. - Tích cực trong học tập II.Chuẩn của Thầy và Trò. 1. Thầy:SGK, bảng phụ, thước kẻ dài, phấn màu. 2. Trò: SGK, bảng nhóm, thước kẻ III.Tiến trình lên lớp: 1. Kiểm tra : 2. Bài mới *Đặt vấn đề: Chỉ có thước dây dài 20 m, làm thế nào mà có thể đo chính xác chiều dài của một ngôi nhà dài 25 m. Hoạt động của thầy và trò TG Nội Dung Hoạt động 1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng tổng độ dài đoạn thẳng AB ?. *GV: Yêu cầu học sinh làm ?1. *Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B. Đo và so sánh : AM + MB với AB ?. *HS: AM = 3,5 cm ; MB = 2,5 cm ; AB = 6 cm Suy ra: AM + MB = AB *GV: *Nếu điểm M nằm ngoài hai điểm A và B . Hãy so sánh: AM + MB với AB ?. *HS: AM = 2,5 cm ; MB = 6 cm ; AB = 3,5 cm Suy ra: AM + MB > AB *GV: Vậy: - Để có AM + MB = AB thì điều kiện của điểm M là gì ?. - Nếu điểm M nằm giữa hai điểm A và B của đoạn thẳng AB thì AM + MB ? AB *HS: - Điểm M nằm giữa hai điểm A và B của đoạn thẳng AB. - AM + MB = AB *GV: Nhận xét và khẳng định : Nếu diểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Yêu cầu học sinh đọc ví dụ trong SGK- trang 120. Hoạt động 2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất. *GV: Yêu cầu một học sinh đọc nội dung của phần này trong SGK trang 120,121. *HS: Thực hiện. *GV: - Để đo khoảng cách hai điểm trên mặt đất người ta cần làm gì trước?. - Nếu khoẳng cách hai điểm đó trên mặt đất nhỏ hơn độ dài của thước đo thì đo như thế nào ?. - Nếu khoẳng cách hai điểm đó trên mặt đất dài hơn độ dài của thước đo thì đo như thế nào ?. *HS: Trả lời. *GV: Nhận xét và giới thiệu cho học sinh một số dụng cụ để đo hai điểm trên mặt đất. 1. Khi nào thì tổng độ dài hai đoạn thẳng AM và MB bằng tổng độ dài đoạn thẳng AB ?. Ví dụ: * Điểm M nằm giữa hai điểm A và B. Ta có: AM = 3,5 cm ; MB = 2,5 cm ; AB = 6 cm Suy ra: AM + MB = AB * Nếu điểm M nằm ngoài hai điểm A và B . Khi đó: AM = 2,5 cm ; MB = 6 cm ; AB = 3,5 cm Suy ra: AM + MB > AB Vậy: Nếu diểm M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB. Ngược lại, nếu AM + MB = AB thì điểm M nằm giữa hai điểm A và B 2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa hai điểm trên mặt đất. - Để đo khoảng cách hai điểm trê

File đính kèm:

  • docGiao an 6 t1 ca Anh An Nguyen HueDTQN.doc
Giáo án liên quan