A. Mục tiêu : Học sinh :
- Được củng cố “ Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB” và ngược lại.
- Nhận biết được một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác ; Bước đầu tập suy luận “ Nếu có a + b = c, và biết hai số trong ba số a, b, c thì tìm được số còn lại”.
- Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và cộng các độ dài.
B. Chuẩn bị
GV: Thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ, phấn mầu, một số loại thước đo khoảng cách trên mặt đất.
HS : Thước thẳng, bút chì, phiếu học nhóm.
C. Các hoạt động dạy học trên lớp
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1134 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Hình học - Tuần 10 - Tiết 10: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 10 - Tiết 10
Ngày dạy: 14 /11 /06
luyện tập.
A. Mục tiêu : Học sinh :
- Được củng cố “ Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB” và ngược lại.
- Nhận biết được một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác ; Bước đầu tập suy luận “ Nếu có a + b = c, và biết hai số trong ba số a, b, c thì tìm được số còn lại”.
- Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và cộng các độ dài.
B. Chuẩn bị
GV: Thước thẳng có chia khoảng, bảng phụ, phấn mầu, một số loại thước đo khoảng cách trên mặt đất.
HS : Thước thẳng, bút chì, phiếu học nhóm.
C. Các hoạt động dạy học trên lớp
I. Kiểm tra bài cũ ( viết 15 ph)
* Đề bài :
Câu 1 : Hãy điền từ, cụm từ thích hợp vào chỗ "........." để có nhận xét đúng :
Nếu điểm P nằm giữa hai điểm M và N thì MP + ................
Ngược lại, nếu MP + ........... = MN thì điểm P ................................... điểm M và N.
Câu 2 :
Cho ba điểm thẳng hàng A, B, C. Làm thế nào để chỉ đo hai lần mà biết được độ dài của cả ba đoạn thẳng AB, BC, CA ? (Vẽ hình và giải thích)
Câu 3 :
Cho B là một điểm của đoạn thẳng AC. Biết AB = 5 cm ; AC = 14 cm. So sánh AB và BC.
* Đáp án và biểu điểm :
Câu 1 : (3đ) .... PN = MN ; .........PN............nằm giữa hai điểm........
Câu 2 : (4đ) áp dụng nhận xét trong Đ8.
Câu 3 : (3đ) BC =AC - AB = 14 - 5 = 11 (cm) ị AC > BA
II. Tổ chức luyện tập :(26phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề và làm bài, gọi hai em lên bảng vẽ hình theo hai trường hợp.
- Cho các nhóm thảo luận và làm bài.
- Hướng dẫn HS vẽ hình chính xác .
- Lưu ý HS suy luận chặt chẽ.
- Yêu cầu hai đại diện trình bày, các nhóm khác nhận xét.
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề và làm bài.
- Gọi một HS lên bảng trình bày trên bảng. Các HS khác cùng làm và nhận xét bài làm trên bảng, cùng thầy giáo thống nhất và cho điểm bạn.
- Một HS lên bảng điền
- Yêu cầu HS hoàn thiện bài tập vào vở.
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề và làm bài.
- Hướng dẫn HS vẽ hình minh hoạ.
- Tính tổng :
AM + MN + NP + PQ = ?
- Tính QB = ?
- Tính AB = ?
Bài tập 49. SGK
a. AN = AM + MN (theo nhận xét Đ8)
BM = BN + NM (theo nhận xét Đ8)
Theo đề bài ta có AN = BM, ta có AM + MN = BN + NM
Hay: AM = BN
b. AM = AN + NM (theo nhận xét Đ8)
BN = BM + MN (theo nhận xét Đ8)
Theo giả thiết AN = BM, mà NM = MN suy ra AM = BN.
Bài tập 48. SBT
a. Ta có AM + MB = 3,7 + 2,3
= 6 (cm), mà AB = 5 cm
Suy ra AM + MB AB, vậy điểm M không nằm giữa A và B.
Lý luận tương tự ta có :
AB + BM AM, Vậy điểm B không nằm giữa A và M
MA + AB MB, vậy A không nằm giữa M và B.
b. Vì ba điểm A, B, M không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại, vậy ba điểm A, B, M không thẳng hàng.
Bài tập 48. SGK
Gọi A, B là điểm đầu và cuối của bề rộng lớp học. M, N, P, Q là các điểm cuối của mỗi lần căng dây.
Theo đề ta có:
AM + MN + NP + PQ + QB = AB
Vì AM = MN = NP = PQ = 1,25m
QB = .1,25 = 0,25 (m)
Do đó: AB = 4.1,25 + 0,25 = 5,25 (m)
III. Củng cố (2 ph)
Lưu ý HS cách suy luận khi giải các bài toán hình học.
IV. Hướng dẫn học ở nhà(2ph)
- Nắm chắc nhận xét ở Đ8.
- Xem lại các bài tập đã làm.
- Làm các bài tập 50, 51, 52. SGK ; 49, 50, 51 SBT
- Xem trước nội dung bài học tiếp :
Đ9. vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài
- Chuẩn bị đầy đủ thước, chì, com pa.
File đính kèm:
- Hinh10.doc