I. Mục tiêu:
-Biết tìm ước chung của hai hay nhiều số thông qua việc tìm ƯCLN của các số đó.
-Biết vận dụng ƯCLN; ƯC trong việc giải một số bài toán thực tế.
II. Chuẩn bị :
- HS học bài cũ và làm các bài tập về nhà đầy đủ.
III. Tiến trình tiết dạy:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 4201 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Luyện tập - Ước chung lớn nhất (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Bài dạy: luyện tập - ước chung lớn nhất (T2)
Tiết pp: 32.
Ngày soạn: 5.11.2005
Ngày dạy:
I. Mục tiêu:
-Biết tìm ước chung của hai hay nhiều số thông qua việc tìm ƯCLN của các số đó.
-Biết vận dụng ƯCLN; ƯC trong việc giải một số bài toán thực tế.
II. Chuẩn bị :
- HS học bài cũ và làm các bài tập về nhà đầy đủ.
III. Tiến trình tiết dạy:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
HĐ1: Kiểm tra bài cũ
-Gọi 1 hs lên bảng kiểm tra bài cũ. Câu hỏi:
+ƯCLN của hai hay nhiều số là gì?
+Các bước tìm ƯCLN ?
+Tìm ƯCLN(180; 234)?
1HS lên bảng trả lời câu hỏi và làm bài tập.
HS cả lớp theo dõi và nhận xét.
HĐ2: Tìm ước chung thông qua việc tìm ƯCLN
-Yêu cầu: Xem lại ví dụ 1 và nhận xét.
-GV: Tất cả các ước chung của 12 và 30 đều là ước của ƯCLN(12; 30). Do đó ngoài các liệt kê các Ư(12); Ư(30) rồi chọn các ước chung, ta có thể làm cách nào mà không cần liệt kê các ước của mỗi số? (Phải tìm tất cả các ước của ƯCLN đó).
GV?: Nêu các bước tìm ƯC của hai hay nhiều số?
-Làm ví dụ.
-HS cả lớp làm theo yêu cầu của GV.
-Ghi bài:
3. Cách tìm ước chung thông qua tìm ƯCLN.
*Quy tắc: Muốn tìm ước chung của hai hay nhiều số ta làm như sau:
-Tìm ƯCLN của các số đó.
-Tìm tất cả các ước của ƯCLN đó.
vd: Tìm ƯC(12; 30)?
Ta có : 12 = 22.3
30 = 2.3.5
Vậy ƯCLN(12; 30) = 2.3 = 6.
Do đó ƯC(12; 30) = Ư(6) = {1; 2; 3; 6}.
HĐ3: Luyện tập
*Bài 142/SGK.
-GV hướng dẫn câu a. Qua đó GV nhắc lại các bước tìm ƯCLN , cách tìm ƯC.
-Gọi 2 HS lên bảng làm câu b, c. Các hs khác làm trên giấy nháp.
-GV yêu cầu hs nhắc lại cách xác định số lượng các ước của một số để kiểm tra lại ƯC vừa tìm.
-GV nhận xét.
-HS lắng nghe Gv hướng dẫn câu a.
-2 HS lên bảng làm câu b và c.
*Bài 142/SGK. Tìm ƯCLN sau đó tìm ƯC ?
a) 16 và 24?
Ta có 16 = 24
24 = 23.3.
Vậy ƯCLN(16; 24) = 23 = 8.
Do đó ƯC(16; 24) = Ư(8) = {1; 2; 4; 8}.
b) 180 và 234?
Ta có 180 = 22.32.5
234 = 2.32.13.
Vậy ƯCLN(180; 234) = 2. 32 = 18.
Do đó ƯC(180; 234)=Ư(18)={1;2;3;6;9;18}.
c)60; 90; 135?
Ta có 60 = 22.3.5
90 = 2.32.5
135 = 33.5.
Vậy ƯCLN(60; 90; 135) = 3.5 =15.
Do đó ƯC(60;90;135) = Ư(15) = {1; 3; 5; 15}.
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
*Bài 143/SGK.
-1 HS đọc đề bài.
-GV?: +Bài toán cho biết điều gì?
+Từ đó suy ra a là gì?
+Muốn tìm a ta phải làm gì?
-GV gọi 1 hs lên bảng làm.
*Bài 144/SGK.
-GV?: Đề bài yêu cầu điều gì?
-GV: Vậy trước hết phải tìm tập hợp cácước chung của 144 và 192. Sau đó chọn những phần tử lớn hơn 20.
-Gọi 1 HS lên bảng làm.
*Bài 145/ SGK.
-GV?: (có thể vẽ hình minh hoạ)
+Đề bài cho điều gì? Yêu cầu làm điều gì?
+Gọi a là độ dài lớn nhất của cạnh hình vuông. Khi đó a có những tính chất gì?
+Từ đó suy ra được điều gì?
-Gọi 1 HS lên bảng làm.
*Bài 143/SGK. Tìm số tự nhiên a lớn nhất biết rằng 420 a; 700 a.
Giải.
Do a là số lớn nhất và 420 a; 700 a nên
a = ƯCLN(420; 700).
Ta có 420 = 22.3.5.7
700 = 22.52.7.
Suy ra ƯCLN(420; 700) = 22.5 .7 = 140.
Vậy a = 140.
*Bài 144/SGK.
Tìm các ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192.
Giải.
Ta có 144 = 24.32
192 = 26 .3.
Vậy ƯCLN(144; 192) = 24 .3 = 48.
Do đó ƯC(144; 192) = Ư(48)
={1; 2; 3; 6; 8; 12; 16; 24; 48}.
Vậy các ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192 là 24 và 48.
*Bài 145/ SGK.
Giải
Gọi a là độ dài lớn nhất của cạnh hình vuông.
Khi đó 75 a; 105 a và a là số lớn nhất.
Suy ra a = ƯCLN(75; 105) .
Ta có 75 = 3 . 52
105 = 3.5.7.
Vậy ƯCLN(75; 105) = 3.5 = 15.
Vậy độ dài lớn nhất của cạnh hình vuông là 15cm.
HĐ3: Củng cố - Hướng dẫn về nhà
-Quy tắc tìm ƯCLN?
-Quy tắc tìm ƯC?
+BTVN: 177 ->180/SBT. Luyện tập 2.
IV. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiet32.CI.doc