1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức:
- Học sinh làm quen được với các khái niệm tập hợp, lấy được nhiều ví dụ về tập hợp, nhận biết một số đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
- Học sinh viết được một tập hợp theo diễn giải bằng lời của bài toán. Biết sử dụng một số ký hiệu: thuộc () và không thuộc ().
b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng viết tập hợp bằng hai cách.
c. Về thái độ: Rèn tư duy khi dùng các cách khác nhau để viết một tập hợp.
2. Phương pháp giảng dạy
Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
3. Chuẩn bị của GV& HS
a. GV: Bảng phụ có vẽ hình biểu diễn tập hợp A – B (hình 2 - SGK).
b. HS: bảng nhóm, bút viết bảng phụ.
298 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1396 | Lượt tải: 2
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán 6 - Số học - Tiết 1 đến tiết 108, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
CHƯƠNG I : ÔN TẬP VÀ BỔ TÚC VỀ SỐ TỰ NHIÊN
Tiết 1: §1. TẬP HỢP - PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP
Ngày soạn: 11/08/2012
Giảng ở lớp :
Lớp
Ngày dạy
Hs vắng mặt
Ghi chú
7
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức:
- Học sinh làm quen được với các khái niệm tập hợp, lấy được nhiều ví dụ về tập hợp, nhận biết một số đối tượng cụ thể thuộc hay không thuộc một tập hợp cho trước.
- Học sinh viết được một tập hợp theo diễn giải bằng lời của bài toán. Biết sử dụng một số ký hiệu: thuộc (Î) và không thuộc (Ï).
b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng viết tập hợp bằng hai cách.
c. Về thái độ: Rèn tư duy khi dùng các cách khác nhau để viết một tập hợp.
2. Phương pháp giảng dạy
Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
3. Chuẩn bị của GV& HS
a. GV: Bảng phụ có vẽ hình biểu diễn tập hợp A – B (hình 2 - SGK).
b. HS: bảng nhóm, bút viết bảng phụ.
4. Tiến trình bài dạy:
a. Ổn định tổ chức (1’)
b. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (2’)
* Kiểm tra: không kiểm tra.
* Đặt vấn đề: Trong gia đình nhà mình có bao nhiêu người ? Có nuôi bao nhiêu con gà ? Đó là các ví dụ về tập hợp ! Vậy tập hợp là gì? Để hiểu rõ hơn về nó, chúng ta cùng vào bài học hôm nay.
c. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ1: Ví dụ về tập hợp: (8’)
GV: Yêu cầu HS quan sát H1 SGK.
GV: Khái niệm tập hợp thường gặp ở đâu ?
HS: Thường gặp trong đời sống, trong toán học, vật lý…
GV: Yêu cầu HS lấy VD về tập hợp.
HS: Suy nghĩ và trả lời.
HĐ2: Tìm hiểu cách viết một tập hợp (22’)
GV: Để đặt tên cho một tập hợp người ta thường dùng các chữ cái A, B, C, …
VD: Để viết tập hợp các số TN nhỏ hơn 4, ta đặt tên cho tập hợp đó là A và viết các số trong hai dấu ngoặc nhọn.
GV: Viết lên bảng – HS viết vào vở.
GV: Yêu cầu HS đặt tên cho tập hợp các chữ cái a, b, c.
HS: Viết vào vở.
GV: Giới thiệu các kí hiệu Î; Ï của một tập hợp
GV: - Các số: 0; 1; 2; 3 là các phần tử của tập hợp A nên ta viết 0 Î A ; 1 Î A ; 2 Î A ; 3 Î A…
- Các chữ cái a, b, c là phần tử của tập hợp B.
Nên ta viết a Î B, b Î B, c Î B.
- Các phần tử của tập hợp A mà không thuộc tập hợp B ta viết 0 Ï B; 1 Ï B hay a Ï A;
B Ï A.
GV: Giới thiệu cách viết tập hợp A và B bằng hình vẽ.
HS: Quan sát H2 SGK.
GV: Yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ làm bài tập: ?1 ?2
GV: Gọi các nhóm lên bảng trình bày.
SGK.
1 – Các ví dụ:
(Xem SGK)
*Ví dụ:
- Tập hợp các đồ vật (sách, bút) trên bàn như H1.
- Tập hợp các HS lớp 6A.
- Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4.
- Tập hợp các chữ cái a, b, c, …
2 – Cách viết một tập hợp:
VD: *Gọi A là tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 4.
- Ta viết: A = {0; 1; 2; 3}
*Gọi B là tập hợp các chữ cái a, b, c.
- Ta viết: B = {a, b, c}
àCác số: 0; 1; 2; 3 là các phần tử của tập hợp A.
Kí hiệu: 0 Î A ; 1 Î A ; 2 Î A ; 3 Î A; 5 Ï A (đọc là 5 không thuộc A)
àCác chữ cái a, b, c là phần tử của tập hợp B.
Kí hiệu: a Î B, b Î B, c Î B.
- Các phần tử của tập hợp A mà không thuộc tập hợp B. Kí hiệu: 0 Ï B; 1 Ï B hay a Ï A;
B Ï A.
*Chú ý: (Học SGK)
Tập hợp A có thể viết như sau:
A = {x Î N/ x < 4)
A B
.a .b
.c
.0 .1
.2 .3
?1 Tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 7 là:
D = {0; 1; 2; 3; 4; 5; 6}
Hay: D = {x Î N/ x < 7}
?2 Gọi C là tập hợp các chữ cái trong cụm từ “NHA TRANG”
Ta viết: C = {N, H, A, T, R, G}
d. Củng cố (10’)
* GV: Để viết một tập hợp ta có hai cách:
- Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp đó.
- Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng của tập hợp đó.
* GV cho HS làm bài tập 1;3 (SGK)
Bài 1: A = {9; 10; 11; 12; 13}
12 Î A; 16 Ï A
Hoặc: A = {x Î N/ 8 < x < 14}
Bài 3: A = {a, b} và B = {b, x, y}
x Ï A; y Î B; b Î A; b Î B.
e. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Học thuộc khái niệm tập hợp; chú ý; cách viết một tập hợp. (SGK)
- Làm bài tập: 2; 4; 5 SGK và 1 à 9 SBT.
- Bài 6 SBT: A = {1; 2} và B = {3; 4} viết được 4 tập hợp.
5. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Tiết 2: § 2. TẬP HỢP CÁC SỐ TỰ NHIÊN
Ngày soạn: 11/08/2012
Giảng ở lớp :
Lớp
Ngày dạy
Hs vắng mặt
Ghi chú
6
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức:
- Học sinh nắm được tập hợp các số tự nhiên và quy ước trong tập hợp các số tự nhiên, biểu diễn các số tự nhiên trên trục số: Số tự nhiên nhỏ ở điểm bên trái – số tự nhiên lớn nằm ở điểm bên phải. Viết được các kí hiệu tập hợp N và N* và các kí hiệu: £ ; ³.
- Biết tìm số liền trước, số liền sau.
b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng tìm số liền trước, số liền sau, biểu diễn các số tự nhiên trên trục số.
c. Về thái độ: Rèn cho HS tính chính xác khi sử dụng các kí hiệu.
2. Phương pháp giảng dạy
Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân.
3. Chuẩn bị của GV& HS
a. GV: Bảng phụ có vẽ tia số.
b. HS: bảng nhóm, bút viết bảng phụ.
4. Tiến trình bài dạy:
a. Ổn định tổ chức (1’)
b. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (5’)
* Kiểm tra: - Có mấy cách để viết một tập hợp ?
- Viết tập hợp A các số tự nhiên lớn hơn 4 nhưng nhỏ hơn 10 bằng hai cách ?
* Đặt vấn đề: Ở giờ trước chúng ta đã được học về tập hợp. Vậy giữa 2 tập hợp N và N* có gì khác nhau? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học hôm nay.
c. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ1: Tìm hiểu về tập hợp N và N* (12’)
GV: Các số 0; 1; 2; 3; 4; …được gọi như thế nào ?
GV: Các số 0; 1; 2; 3; 4; …được gọi là các số tự nhiên. Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N.
GV: Biểu diễn tập hợp các số TN N – HS ghi vào vở.
GV: Biểu diễn các số tự nhiên trên tia số.
HS: Vẽ vào vở.
GV: Giới thiệu ND tổng quát và tâp hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là N*.
GV: Biểu diễn tập hợp các số TN khác 0 (N *)
HS: Ghi vào vở.
HĐ2: Tìm hiểu thứ tự trong tập hợp N (16’)
GV: Treo bảng phụ có vẽ tia số.
HS: Quan sát và trả lời trong hai số tự nhiên liền nhau, ta rút ra điều gì ?
GV: Giới thiệu các kí hiệu £ ; ³.
GV: Yêu cầu HS quan sát tia số và cho biết hai số tự nhiên liền nhau hơn kém nhau mấy đơn vị ?
- Tập hợp các số TN N số TN nào nhỏ nhất và có số TN lớn nhất không ?
GV: Có nhận xét gì về tập hợp N.
GV: Yêu cầu HS làm một số bài tập về tìm số tự nhiên liền trước, số liền sau trong bài tập ?,
HS: Tự làm vào vở.
1 – Tập hợp N và N*:
- Tập hợp các số tự nhiên được kí hiệu là N.
N = {0; 1; 2; 3; 4; …}
- Các số 0;1; 2; 3; 4; …là các phần tử của tập hợp N.
0 1 2 3 4 5 6…
- Mỗi số tự nhiên được biểu diễn bởi một điểm trên tia số. Điểm biểu diễn số tự nhiên gọi là điểm A.
- Tập hợp các số tự nhiên khác 0 được kí hiệu là N*
N* = {1; 2; 3; 4; …}
2 – Thứ tự trong tập hợp N:
- Trong hai số tự nhiên có một số nhỏ hơn số kia.
Ta viết: a a.
a £ b: a < b hoặc a = b.
a ³ b: a > b hoặc a = b.
- Nếu a < b và b < c àa < c.
- Mỗi số tự nhiên có một số liền sau duy nhất.
- Hai số tự nhiên liên tiếp hơn kém nhau 1 đơn vị.
- Số 0 là số tự nhiên nhỏ nhất và không có số tự nhiên lớn nhất.
- Tập hợp các số tự nhiên có vô số phần tử.
? 28; 29; 30.
99; 100; 101.
d. Củng cố (10’)
* GV: - Tập hợp các số tự nhiên N có số 0. Tập hợp các số tự nhiên khác 0 N* không có số 0.
- Hai số tự nhiên liền nhau hơn kém nhau 1 đơn vị.
* GV cho HS làm bài tập 6;7 (SGK)
Bài 6:
a) Số liền sau của 17 là 18.
Số liền sau của 99 là 100.
Số liền sau của a là a + 1.
b) Số liền trước của 35 là 34.
Số liền trước của 1000 là 999.
Số liền trước của b là b – 1.
Bài 7:
A = {13; 14; 15}
B = {1; 2; 3; 4}
C = {13; 14; 15}
e. Hướng dẫn học ở nhà (1’)
- Nắm vững khái niệm tập hợp N và N*. Học thuộc tính chất thứ tự trong tập hợp N.
- Làm bài tập: 8; 9; 10 SGK và 14; 15 SBT. Xem trước bài Ghi số tự nhiên.
- Bài 10 SGK: a; a + 1; a + 2…
5. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Tiết 3: §3. GHI SỐ TỰ NHIÊN
Ngày soạn: 11/08/2012
Giảng ở lớp :
Lớp
Ngày dạy
Hs vắng mặt
Ghi chú
6
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức:
- Học sinh hiểu được như thế nào là hệ thập phân, phân biệt được số và chữ số trong hệ thập phân. Hiểu rõ trong hệ thập phân giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi theo vị trí.
- Học sinh biết đọc và viết các chữ số La Mã không quá 30.
- Học sinh thấy được ưu điểm của hệ thập phân trong việc ghi số và tính toán.
b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng đọc số, viết các chữ số La Mã.
c. Về thái độ: Rèn tính chính xác, tính tự giác học tập của HS.
2. Phương pháp giảng dạy
Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
3. Chuẩn bị của GV& HS
a. GV: Bảng phụ ghi sẵn các chữ số La Mã từ I à XXX. Đồng hồ mặt chữ số La Mã.
b. HS: bảng nhóm, bút viết bảng phụ.
4. Tiến trình bài dạy:
a. Ổn định tổ chức (1’)
b. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (5’)
* Kiểm tra: - Hãy biểu diễn các tập hợp N và N* ?
- Giải bài tập 8 SGK.
* Đặt vấn đề: Ở hệ thập phân, giá trị của mỗi chữ số trong một số thay đổi như thế nào? Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học hôm nay.
c. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ1: Tìm hiểu về Số và chữ số (10’)
GV: Yêu cầu HS đọc vài ba số tự nhiên bất kì ?
GV: Người ta dùng một trong mười chữ số từ 0; 1;…; 9 để ghi mọi số tự nhiên.
HS: Đọc chú ý SGK.
GV: Viết số 3895 lên bảng cho HS phân biệt số trăm; chữ số hàng trăm, số chục; chữ số hàng chục.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 11 SGK để củng cố chú ý.
HS: Làm vào vở.
HĐ2: Tìm hiểu về Hệ thập phân (10’)
GV: Giới thiệu hệ thập phân.
- Cho HS nắm được mỗi chữ số trong một số ở nững vị trí khác nhau có những giá trị khác nhau.
VD: 222 = 200 + 20 + 2.
- Giới thiệu kí hiệu ab chỉ số có hai chữ số.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập ?
- Tìm số tự nhiên lớn nhất có 3 chữ số ?
- Tìm số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau ?
HĐ3: Ôn lại Chữ số La Mã trong toán 3 (10’)
GV: Giới thiệu các chữ số La Mã trong mặt đồng hồ và giá trị của nó.
- Viết các chữ số La Mã từ 1 à30.
GV: Yêu cầu HS làm bài tập 15a - b.
1 – Số và chữ số:
0
1
2
3
4
5
6
7
8
9
không
một
hai
ba
bốn
năm
sáu
bảy
tám
chín
VD: 7 là số có 1 chữ số.
312 là số có 3 chữ số.
16758 là số có 5 chữ số.
*Chú ý: (Học SGK)
*Ví dụ: Cho số: 3895.
Số trăm
Chữ số
hàng trăm
Số chục
Chữ số
hàng chục
38
8
389
9
Bài 11: b) Số: 1425
Số trăm
Chữ số
hàng trăm
Số chục
Chữ số
hàng chục
14
4
142
2
2 – Hệ thập phân:
- Cứ mỗi đơn vị ở một hàng thì làm thành một đơn vị ở hàng liền trước nó gọi là cách ghi theo Hệ thập phân.
VD: 222 = 200 + 20 + 2.
ab = a . 10 + b.
abc = a . 100 + b . 10 + c.
* Kí hiệu: ab à chỉ số có 2 chữ số.
? – Số tự nhiên lớn nhất có 3 chữ số là : 999.
- Số tự nhiên lớn nhất có ba chữ số khác nhau là : 987.
3 – Chú ý:
Chữ số
I
V
X
L
C
D
M
GTTƯ
1
5
10
50
100
500
1000
VD: XII = 10 + 1 + 1 = 12.
Bài 15: a) XIV đọc là 14.
XXVI đọc là 26
b) 17 viết là XVII
25 viết là XXV
d. Củng cố (5’)
Đọc các số La Mã sau: XIV, XXVII, XXIX.
Viết các số sau bằng số La Mã: 26, 28.
e. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Học thuộc nội dung cả bài.
- Làm bài tập: 10; 14; 15c SGK. Xem trước bài Số phần tử của một tập hợp – tập hợp con.
- Bài 15c SGK: VI = V – I => V = VI – I.
5. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
Tiết 4: § 4. SỐ PHẦN TỬ CỦA TẬP HỢP.TẬP HỢP CON
Ngày soạn: 18/08/2012
Giảng ở lớp :
Lớp
Ngày dạy
Hs vắng mặt
Ghi chú
6
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức:
- Học sinh xác định được số phần tử của một tập hợp. Hiểu được khái niệm Tập hợp con và kí hiệu Ì (É)
- Học sinh nắm được khái niệm tập hợp bằng nhau và tập hợp rỗng (kí hiệu Æ).
b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng viết tập hợp con, hai tập bằng nhau; nhận biết tập hợp rỗng.
c. Về thái độ: - RÌn tính chính xác, khoa học.
2. Phương pháp giảng dạy
Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động cá nhân.
3. Chuẩn bị của GV& HS
a. GV: Bảng phụ.
b. HS: Học bài, làm bài tập ở nhà.
4. Tiến trình bài dạy:
a. Ổn định tổ chức (1’)
b. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (6’)
* Kiểm tra:
- HS1: Dùng ba chữ số 0; 1; 2 viết tất cả các số tự nhiên có ba chữ số khác nhau ?
- HS2: Đọc 7 kí hiệu trong hệ chữ số La Mã.
* Đặt vấn đề: Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử? Để biết được về vấn đề này, chúng ta cùng vào bài học hôm nay.
c. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ1: Tìm hiểu về Số và chữ số (15’)
GV: Yêu cầu HS ghi các ví dụ vào vở và nhận xét xem mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử ?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Vậy một tập hợp có bao nhiêu phần tử ?
GV: Yêu cầu HS làm bài ?1 ?2 theo nhóm.
HS: Thảo luận theo nhóm nhỏ rồi đại diện các nhóm lên trình bày.
GV: Tập không có phần tử nào là tập hợp rỗng.
*Kí hiệu: Æ
GV: Yêu cầu HS tự làm bài tập 17. GV nhận xét.
HĐ2: Tìm hiểu về Tập hợp con (13’)
GV: Cho biết mỗi tập hợp có bao nhiêu phần tử ? có nhận xét gì về các phần tử của tập hợp E với tập hợp F ?
HS: Suy nghĩ và trả lời.
GV: Nhận xét và cho HS ghi. Từ nhận xét trên GV cho HS rút ra định nghĩa.
Vậy nếu A là tập hợp con của B thì được kí hiệu như thế nào ?
GV: Minh họa bằng hình vẽ.
GV: Yêu cầu HS làm bài ?3 và bài tập 16 SGK.
1 – Số phần tử của một tập hợp:
a) Ví dụ: Cho các tập hợp:
- Tập hợp A = {5} có 1 phần tử.
- Tập hợp B = {x, y} có 2 phần tử.
- Tập hợp C = {1; 2; 3; …; 100} có 100 phần tử
- Tập hợp D = {0; 1; 2; 3; …} có vô số phần tử.
b) *Định nghĩa: (Học SGK)
?1 Tập hợp D = {0} có 1 phần tử.
E = {bút, thước} có 2 phần tử.
H = {x ÎN/ x £ 10} có 11 phần tử.
?2 Không có số tự nhiên x mà x + 5 = 2.
- Tập hợp rỗng là tập hợp không có phần tử nào.
*Kí hiệu: Æ
Bài 17: A = {0; 1; 2; …20} có 21 phần tử.
B = {Æ} không có phần tử nào.
2 – Tập hợp con:
a) Ví dụ: E = {x, y} và F = {x, y, c, d}
àMọi phần tử của tập hợp E đều thuộc tập hợp F
ta nói: E là tập hợp con của tập hợp F.
Kí hiệu: E Ì F (F É E)
b) Định nghĩa: (Học SGK)
Minh họa bằng hình vẽ:
.c .d
E F
.x
.y
?3 M Ì A; M Ì B; A Ì B; B Ì A.
Bài 16: a) x – 8 = 12 => x = 20.
A = {x ÎN/ x = 20} có 1 phần tử.
b) x + 7 = 7 => x = 0.
B = {x ÎN/ x = 0} có 1 phần tử.
c) x . 0 = 0 => x = N
C = {N} có vô số phần tử.
d) D = {Æ} không có phần tử nào.
d. Củng cố (8’)
- Tập không có phần tử nào gọi là tập hợp rỗng.
- Một tập hợp có thể có bao nhiêu phần tử ?
- Tập hợp A bằng B khi nào ?
- Khi nào ta viết được kí hiệu A Ì B.
e. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Học thuộc Định nghĩa tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau và số phần tử của một tập hợp.
- Làm bài tập: 18; 19; 20 SGK và 29 à31 SBT
5. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
Tiết 5: LUYỆN TẬP
Ngày soạn: 18/08/2012
Giảng ở lớp :
Lớp
Ngày dạy
Hs vắng mặt
Ghi chú
6
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức: Học sinh biết kiểm tra tập hợp con của một tập hợp. Biết tìm số phần tử của một tập hợp các số tự nhiên liên tiếp.
b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng tính số phần tử của một tập hợp với các số chẵn và các số lẽ.
c. Về thái độ: HS có tính siêng năng trong học bài, tính tự giác.
2. Phương pháp giảng dạy
Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
3. Chuẩn bị của GV& HS
a. GV: Bảng phụ.
b. HS: Bảng phụ, bút viết bảng phụ.
4. Tiến trình bài dạy:
a. Ổn định tổ chức (1’)
b. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (4’)
* Kiểm tra: Phát biểu Định nghĩa tập hợp con, tập hợp rỗng, hai tập hợp bằng nhau ?.
* Đặt vấn đề: Ở giờ trước chúng ta vừa nghiên cứu xong định nghĩa về tập hợp con, tập hợp rỗng, hai tập hợp bằng nhau. Để củng cố về các kiến thức đó, hôm nay chúng ta cùng đi chữa 1 số bài tập.
c. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ 1: Bài tập 20 (SGK) (6’)
GV: Treo bảng phụ có bài 20 SGK cho HS đọc đề bài và thảo luận nhóm nhỏ hai em cùng một bàn.
HĐ 2: Bài tập 21 (SGK) (8’)
GV: Gợi ý HS làm bài tập 21: Để tính được số phần tử của một tập hợp ta lấy số cuối trừ đi số đầu tiên của tập hợp rồi cộng thêm 1.
àRút ra tổng quát.
HS: Vận dụng tính số phần tử của TH B.
HĐ 3: Bài tập 23 (SGK) (8)
GV: Cho HS biết được cách tính và nắm được công thức tinh số phần tử của các số chẵn và các số lẻ.
HS: Áp dụng tính số phần tử của tập hợp D và E.
HĐ 4: Bài tập 24(SGK) (6’)
GV: Treo bảng phụ có 4 tập hợp: A, B, N, N*.
HS: Đọc kĩ đề bài để thảo luận cách điền kí hiệu.
HĐ 5: Bài tập 41 (SBT) (7’)
GV: Yêu cầu HS làm bài 41, vận dụng tổng quát trên để tính số phần tử của các tập hợp.
Bài 20: Điền kí hiệu thích hợp vào ô trống.
a) 15 Î A.
b) {15} Ì A.
c) {25; 24} = A.
Bài 21: A = {8; 9; 10; …; 19; 20}
- Có: 20 – 8 + 1 = 13 phần tử.
*Tổng quát: Tập hợp các số tự nhiên từ a à b có: b – a + 1 (phần tử).
Tính số phần tử của tập hợp B.
B = {10; 11; 12; …; 98; 99}
có: 99 – 10 + 1 = 90 phần tử.
Bài 23: Tập hợp: C = {8; 10; 12; 14; …; 28; 30}
Có (30 – 8) : 2 + 1 = 12 phần tử.
*Tổng quát:
- Tập hợp các số tự nhiên chẵn từ a à b có:
(b – a) : 2 + 1 (phần tử)
- Tập hợp các số tự nhiên lẽ từ m à n có:
(n – m) : 2 + 1 (phần tử)
D = {21; 23; 25; …; 97; 99} có:
(99 – 21) : 2 + 1 = 40 phần tử.
E = {22; 24; 26; …; 94; 96} có:
(96 – 22) + 1 = 33 phần tử.
Bài 24: A = {0; 1; 2; …; 8; 9}
B = {0; 2; 4}
N = {0; 1; 2; 3 …}
N*= {1; 2; 3 …}
Ta có: A Ì N; B Ì N; N*Ì N.
Bài 41 (SBT): M = {100; 102; 104; 998} có:
(998 – 100) : 2 + 1 = 450 phần tử.
C = {35; 37; 39; …; 103; 105} có:
(105 – 35) : 2 + 1 = 36 phần tử.
d. Củng cố (3’)
- Tính số phần tử của tập hợp các số tự nhiên từ a à b có: b – a + 1 (phần tử)
- Tính số phần tử của tập hợp các số tự nhiên chẵn từ a à b có: (b – a) : 2 + 1 (phần tử)
- Tính số phần tử của tập hợp các số tự nhiên lẻ từ m à n có: (n – m) : 2 + 1 (phần tử)
e. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Ôn lại Định nghĩa tập hợp con, hai tập hợp bằng nhau và số phần tử của một tập hợp.
- Làm bài tập: 22; 25 SGK và 34; 35; 36 SBT. Đọc trước bài Phép cộng và phép nhân.
5. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
Tiết 6: § 5. PHÉP CỘNG VÀ PHÉP NHÂN
Ngày soạn: 18/08/2012
Giảng ở lớp :
Lớp
Ngày dạy
TS
Hs vắng mặt
Ghi chú
6
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức:
- Học sinh nắm được các tính chất của phép cộng các tính chất của phép nhân trong các số tự nhiên. Viết được công thức tổng quát của các tính chất.
- HS vận dụng các tính chất của phép cộng và phép nhân để làm bài tập.
b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng các tính chất vừa học để làm bài tập.
c. Về thái độ: Rèn tính siêng năng, chịu khó để giải nhiều bài tập.
2. Phương pháp giảng dạy
Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
3. Chuẩn bị của GV& HS
a. GV: Bảng phụ ghi sẵn các tính chất, phiếu bài tập.
b. HS: Bảng phụ, bút viết bảng phụ.
4. Tiến trình bài dạy:
a. Ổn định tổ chức (1’)
b. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (4’)
* Kiểm tra: : Tính chu vi của một sân trường hình chữ nhật có chiều dài là 32 m và chiều rộng là 25 m.
* Đặt vấn đề: Ở các lớp tiểu học, ta đã được làm quen với các tính chất giao hoán, kết hợp, tính phân phối giữa phép nhân đối với phép cộng. Với toán lớp 6 ta cũng vận dụng tương tự.
c. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ1: Ôn lại Tổng và tích của hai số:
GV: Giới thiệu công thức tổng quát của phép cộng và phép nhân.
HS: Nhớ lại cách gọi tên các số của phép cộng và phép nhân.
GV: Nêu chú ý SGK và nêu cách viết.
GV: Yêu cầu HS làm bài ?1 ?2 bài 30 SGK để củng cố phép cộng và phép nhân.
HS: Làm bài tập ?1 ?2.
GV: Cho HS thảo luận nhóm nhỏ bài 30.
Chốt: Để tìm x ta phải tì x – 34 là thừa số chưa biết. Sau đó tìm x là số bị trừ chưa biết.
HĐ2: Ôn lại các Tính chất của phép cộng và phép nhân :
GV: Yêu cầu HS nhớ lại các tính chất của phép cộng và phép nhân đã học ở lớp dưới.
GV: Treo bảng phụ có ghi các tính chất.
HS: Ghi vào vở.
GV: Yêu cầu HS phát biểu các tính chất.
HĐ3: Luyện tập:
GV: Yêu cầu HS tính nhanh với mỗi câu ta phải vận dụng tính chất nào.
HS: Trả lời cách vận dụng và làm bài theo nhóm nhỏ.
GV: Yêu cầu cả lớp đọc đề bài, suy nghĩ cách giải.
Dïng b¶ng phô vÏ s¬ ®å ®êng bé: Hµ Néi - VÜnh Yªn - ViÖt Tr× - Yªn B¸i cã ghi c¸c sè liÖu nh SGK.
H: Muèn ®i tõ Hµ Néi lªn Yªn B¸i ph¶i qua VÜnh Yªn vµ ViÖt Tr×. H·y tÝnh qu·ng ®êng bé tõ Hµ Néi lªn Yªn B¸i b»ng c¸ch tÝnh nhanh nhÊt ?
GV: Yêu cầu HS làm trong bảng nhóm nhanh bài tập 27:
Tổ 1 – 2: câu a.
Tổ 3 – 4: câu b.
HS: Thảo luận và đại diện nhóm lên bảng trình bày.
1 – Tổng và tích của hai số:
c
b
a
+ =
Số hạng Số hạng Tổng
c
b
a
. =
Thừa số Thừa số Tích
*Chú ý: (Học SGK)
VD: a. b. c = abc.
?1 3
a
12
21
1
0
b
5
0
48
45
a + b
17
21
49
45
ab
60
0
48
0
?2 a) …thì bằng 0.
b) …thừa số bằng 0.
Bài 30: Tìm x, biết:
(x – 34) . 15 = 0
x – 34 = 0 : 15
x – 34 = 0
x = 34 + 0 = 34.
2 – Tính chất của phép cộng và phép nhân:
PHÉP CỘNG
PHÉP NHÂN
a + b = b + a
a . b = b . a
(a + b) + c = a + (b + c)
(a . b) . c = a . (b . c)
a + 0 = 0 + a
a . 1 = 1 . a
a(b + c) = ab + ac.
* Tính nhanh: 46 + 17 + 54
= ( 46 + 54) + 17
= 100 + 17 = 117
* Tính nhanh: 4. 37. 25
= (4 . 25) . 37
= 100 . 37 = 3700
* Tính nhanh: 87 . 36 + 87 . 64
= 87(36 + 64)
= 87 . 100 = 8700
?3
a) 46 + 17 + 54 = (46 + 54) + 17 = 100 + 17 = 117
b) 4 . 37 . 25 = (4 . 25) . 37 = 100 . 37 = 3700.
c) 87 . 36 + 87 . 64 = 87(36 + 64) = 87 . 100 = 8700.
Bài 26: Giải:
HN VY VT YB
54km 19km 82km
Quãng đường từ Hà Nội lên Yên Bái àVĩnh Yên àViệt Trì :
(54 + 1) + (19 + 81) = 55 + 100 = 54 + 19 + 82 = 155 (km)
Bài 27: a) 86 + 357 + 14 = (86 + 14) + 357
= 100 + 357 = 457.
c) 25 . 27 . 5 . 4 . 2 = (25 . 4) . (5 . 2) . 27
=100. 10. 27 = 27000.
d. Củng cố (3’)
Để tính nhanh các bài toán ta vận dụng các tính chất đã học.
+ TÝnh chÊt giao ho¸n: Khi ®æi chç c¸c sè h¹ng cña mét tæng th× tæng kh«ng ®æi.
+ TÝnh chÊt kÕt hîp: Muèn céng mét tæng hai sè víi mét sè thø ba, ta cã thÓ céng sè thø nhÊt víi tæng cña sè thø hai vµ sè thø ba.
+ TÝnh chÊt ph©n phèi cña phÐp nh©n ®èi víi phÐp céng. Muèn nh©n mét sè víi mét tæng, ta cã thÓ nh©n sè ®ã víi tõng sè h¹ng cña tæng, råi céng c¸c kÕt qu¶ l¹i.
e. Hướng dẫn học ở nhà (2’)
- Học thuộc các tính chất của phép cộng và phép nhân đã học.
- Làm bài tập: 28; 29; 30 SGK và 43; 45; 46 SBT. Chuẩn bị tiết Luyện tập.
- Bài 29: Tổng số tiền = số lượng vở . giá tiền.
5. Rút kinh nghiệm
……………………………………………………………………………………….
……………………………………………………………………………………….
………………………………………………………………………………………
Tiết 7: LUYỆN TẬP 1
Ngày soạn: 23/08/2012
Giảng ở lớp :
Lớp
Ngày dạy
TS
Hs vắng mặt
Ghi chú
6
1. Mục tiêu:
a. Về kiến thức:
- Học sinh biết vận dụng các tính chất của phép nhân và phép cộng để giải nhanh nhiều bài tập.
- HS biết vận dụng máy tính bỏ túi để giải nhanh các tổng, tích nhiều số.
b. Về kĩ năng: Rèn kĩ năng vận dụng các tính chất vừa học để làm bài tập.
c. Về thái độ: Rèn tính siêng năng, độc lập suy nghĩ và tính sáng tạo.
2. Phương pháp giảng dạy
Nêu và giải quyết vấn đề, hoạt động nhóm.
3. Chuẩn bị của GV& HS
a. GV: Máy tính bỏ túi FX 570, bảng phụ.
b. HS: Máy tính bỏ túi FX 570, giấy nháp, bảng nhóm.
4. Tiến trình bài dạy:
a. Ổn định tổ chức (1’)
b. Kiểm tra bài cũ, đặt vấn đề vào bài mới (10’)
* Kiểm tra: : Phát biểu nội dung các tính chất của phép cộng và phép nhân ? Làm bài tập 29 SGK.
* Đặt vấn đề: Ở giờ trước chúng ta đã được học về các tính chất của phép cộng và phép nhân. Hôm nay chúng ta sẽ vận dụng các kiến thức đó để giải một số bài tập.
c. Nội dung bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
HĐ1: Rèn kĩ năng vận dụng các tính chất (20’)
- GV y/c HS làm bài tập 30 SGK.
- Cả lớp suy nghĩ làm bài.
- GV: Yêu cầu HS nêu các bước làm.
- GV: Yêu cầu HS suy nghĩ để tính nhanh các tổng ta cần vận dụng tính chất nào ?
- HS: Thảo luận nhóm 2 em cùng bàn sau đó đề xuất ra cách giải.
- GV: Gọi 3 em lên bảng trình bày.
- GV: Yêu cầu HS đọc VD SGK và vận dụng làm bài 32.
- HS: Làm bài vào vở.
HĐ 2: Sử dụng máy tính bỏ túi (10’)
- GV: Giới thiệu máy tính bỏ túi hiệu Casio FX 570MS và cách sử dụng các nút ấn trên máy. Ngoài ra còn nhiều loại khác nữa: VD: Máy tính bỏ túi fx 500. fx 570; ex 500; ex 570…
- HS: Thực hành để tính các câu a à c của bài 34.
Bài 30:
a) (x – 34) . 15 = 0
x – 34 = 0 : 15
x – 34 = 0
x = 0 + 34 = 34.
b) 18 . (x – 16) = 18
x – 16 = 18 : 18
x – 16 = 1 => x = 17
Bài 31: Tính nhanh:
a) 135 + 360 + 65 + 40
= (135 + 65) + (360 + 40) = 200 + 400 = 600.
b) 463 + 318 + 137 + 22
= (463 + 137) + (318 + 22) = 600 + 340 = 940.
c) 20 + 21 + 22 + 23 + …+ 29 + 30
= (20 + 30) + (21 + 29) + (22 + 28) + (23 + 27) + (24 + 26) + 25 = 50 + 50 + 50 + 50 + 50 + 25 = 50 . 5 + 25 = 200 + 25 = 275.
Bài 32: Tính nhanh:
97 + 19 = 97 + (3 + 16)
= (97 + 3) + 16
= 100 + 16 = 116
a) 996 + 45 = 996 + (4 +
File đính kèm:
- giao an so hoc 6 ca nam.doc