I. Mục tiêu:
-Hs hiểu được thế nào là BCNN của hai hay nhiều số.
-HS biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố. Biết tìm BCNN một cách hợp lí trong từng trường hợp.
-HS biết phân biết được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai quy tắc tìm ƯCLN và BCNN.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
-GV: Bảng phụ so sánh hai quy tắc (Bảng 3/ôn tập chương I).
-HS: Xem trước bài ở nhà.
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1372 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tiếp 34 - Bài 8: Bội chung nhỏ nhất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiếtpp: 34 Đ18.bội chung nhỏ nhất
Ngày soạn: 10.11.2005.
Ngày dạy: 16.11.2005.
I Mục tiêu:
-Hs hiểu được thế nào là BCNN của hai hay nhiều số.
-HS biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố. Biết tìm BCNN một cách hợp lí trong từng trường hợp.
-HS biết phân biết được điểm giống nhau và khác nhau giữa hai quy tắc tìm ƯCLN và BCNN.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
-GV: Bảng phụ so sánh hai quy tắc (Bảng 3/ôn tập chương I).
-HS: Xem trước bài ở nhà.
III. Tiến trình dạy học:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Nhắc lại bài cũ (5ph)
Đ18.Bội chung nhỏ nhất
1.Bội chung nhỏ nhất:
VD1: Tìm BC(4,6)?
Ta có:
B(4)={0;4;8;12;16;20;
24;28;32;36;…}
B(6)={0; 6; 12; 18; 24; 30; 36;…}
Vậy:
BC(4,6)={0;12;24;36;…}
BCNN(4,6) = 12.
*Định nghĩa: Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.
*Chú ý:
BCNN(a, 1) = a
BCNN(a,b,1)=BCNN(a,b)
với a, b N*.
-H: Thế nào là bội chung của hai hay nhiều số? xBC(a,b)?
-H:Làm thế nào để tìm bc của hai hay nhiều số?
Tìm BC(4,6)?
-GV nhận xét, sửa sai.
-GV đặt vấn đề: Dựa vào bài tập trên, hãy chỉ ra số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp BC(4,6)?
Số 12 đgl BCNN của 4 và 6.
Bài mới:Bội chung nhỏ nhất.
-HS trả lời.
-1 hs lên bảng tìm BC(4,6).
HS cả lớp làm vào nháp.
B(4)={0;4;8;12;16;20;24;28;…}
B(6)={0; 6; 12; 18; 24; 30; 36;…}
Vậy: BC(4,6)={0; 12; 24;…}
HD2: Bội chung nhỏ nhất là gì? (12ph)
-GV trình bày vd1: lấy bài tập mà hs vừa làm, chú ý viết phấn màu các số: 0; 12; 24; 36;…
Giới thiệu kí hiệu :BCNN(4,6)=12.
-GV: Vậy BCNN của hai hay nhiều số là số như thế nào?
-GV: Cho HS đọc phần đóng khung trong sgk trang 57và yêu cầu 1 hs nhắc lại. GV ghi lên bảng.
-GV?: Hãy tìm mối liên hệ giữa BCNN và các bội chung của 4 và 6?
-GV?: Hãy tìm BCNN(4,1)?
BCNN(4,6,1)?
-GV nêu chú ý về việc tìm BCNN của nhiều số mà trong đó có một số bằng 1.
*GV đặt vấn đề: Để tìm BCNN của hai hay nhiều số ta tìm tập hợp các bội chung của các số đó. Số nhỏ nhất khác 0 chính là BCNN.
Tìm BCNN(27, 56)?
Vậy có còn cách nào để tìm BCNN mà không cần liệt kê như vậy?Cách này có gì khác với tìm ƯCLN hay không?
-HS ghi bài.
-Là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của các số đó.
-Tất cả các bội chung của 4 và 6 đều là bội của BCNN(4, 6).
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung ghi bảng
HĐ3: Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố (18ph)
2. Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố:
VD2: Tìm BCNN(8; 18; 30)?
Giải
Ta có
8=23
18 = 22.32
30 = 2.3.5
BCNN(8; 18; 30) = 23.32.5
= 360
*Quy tắc: (học SGK)
?1
a)BCNN(8; 12)?
Ta có 8 = 23 ; 12 = 22.3.
Vậy BCNN(8; 12) = 23.3 = 24.
b)BCNN(5, 7, 8)?
Ta có 5 = 5
7 = 7
8 = 23
Vậy
BCNN(5; 7; 8) =5.7.23=280.
c)BCNN(12; 16; 48)?
Ta có 12 = 22.3
16 = 24
48 = 24.3.
Vậy
BCNN(12; 16; 48) = 24.3=48.
*Chú ý: (học sgk).
-Nêu ví dụ 2:
Tìm BCNN(8; 18; 30)
-H: Trước hết hãy phân tích các số 8; 18; 30 ra thừa số nguyên tố?
-GV: Ta đã biết rằng BC của 8, 18, 30 là những số chia hết cho cả 8, 18, 30. BCNN của 8, 18, 30 cũng phải là số chia hết cho 8, 18, 30 và nó phải là số nhỏ nhất khác 0.
-H: để chia hết cho 8 thì BCNN(8, 18, 30) phải chứa thừa số nguyên tố nào ? với số mũ bằng bao nhiêu?
-GV ghi: BCNN(8; 18; 30)=23.?
-H: Tiếp tục, để chia hết cho 18 thì nó phải chứa thừa số nguyên tố nào nữa và với số mũ bao nhiêu?
-H:Để chia hết cho 30?
-Vậy BCNN(8; 18; 30)=23.32.5
-H: Tích trên chứa các thừa số ngtố ntn?số mũ của nó ?
-GV nêu lại lần nữa các bước đã làm: Trước hết ta phân tích các số ra tsnt. Tìm các tsnt chung và riêng: 2, 3, 5 và cuối cùng lập tích các thừa số đó, mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất của nó: Số mũ lớn nhất của 2 là 3; của 3 là 2 và của 5 là 1.
-H: Hãy rút ra quy tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số?
Tại sao các số đó phải lớn hơn 1?
-GV: Trở lại ví dụ 1: Tìm BCNN(4, 6) bằng cách phân tích 4 và 6 ra thừa số nguyên tố?
-Cho HS làm ?1.
-GV nhận xét về 3 bài làm của HS.
-Có nhận xét gì về câu b)?
-Ba số 5, 7, 8 có tính chất gì? ->Chú ý
-Có nhận xét gì về câu c)?->Chú ý
-HS tự phân tích.
1HS đứng tại chỗ đọc kết quả.
chứa thừa số nguyên tố 2 với số mũ bằng 3.(tức 23)
-Chứa 22.32. Nhưng đã có 23 rồi nên chỉ cần thêm 32.
-Tương tự chỉ cần thêm 5.
-HS: 2, 3, 5 là các TSNT chung và riêng của ba số 8, 18, 30. Mỗi thừa số lấy với số mũ lớn nhất.
-Qua vd và hướng dẫn của GV, HS sẽ nêu đựơc quy tắc.
-1 Hs lên bảng:
4 = 22; 6=2.3
BCNN(4, 6) = 22.3=12.
HĐ4: Củng cố, hướng dẫn về nhà (10ph)
*Cho HS làm bài 149/sgk.
*Có mấy cách tìm BCNN của hai hay nhiều số? Ta thường làm theo cách nào?
*So sánh quy tắc tìm ƯCLN và BCNN?
-GV gọi 2 hs so sánh sau đó treo bảng phụ để hoàn chỉnh và khắc sâu kiến thức cho HS.
*Hướng dẫn về nhà: Học đ/n BCNN, quy tắc và các chú ý; Làm 150; 151; ltập1/SGK; 188/SBT.
IV.Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- Tiet34.CI.doc