Giáo án Toán 6 - Tiết 1 đến tiết 4

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hs biết tác giả của bài Mái trường mến yêu là nhạc sĩ Lê Quốc Thắng. Biết nội dung của bài hát ca ngợi mái trường và các thầy cô yêu quí.

- Hs hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát.

2. Kĩ năng:

- Hát với tình cảm tha thiết. Biết vỗ tay theo nhịp của bài

3. Thái độ:

- Thông qua bài hát, giáo dục cho Hs biết yêu quí mái trường, thầy cô.

II. Đồ dùng:

1. Giáo viên:

Bảng phụ. Tập hát thuần thục bài hát

2. Học sinh:

Thanh Phách. Tìm hiểu bài ở nhà.

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1142 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tiết 1 đến tiết 4, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 19/8/2013 Ngày giảng: 7A1: 22/8/2013 7A2: 23/8/2013 Tiết 1 : - Học hát bài : MÁI TRƯỜNG MẾN YấU - Bài đọc thêm: NHẠC SĨ BÙI ĐèNH THẢO VÀ BÀI HÁT ĐI HỌC. Tiết 19: Học hát bài: “Đi cắt lúa” Dân ca Hrê I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hs biết tác giả của bài Mái trường mến yêu là nhạc sĩ Lê Quốc Thắng. Biết nội dung của bài hát ca ngợi mái trường và các thầy cô yêu quí. - Hs hát đúng giai điệu, lời ca của bài hát. 2. Kĩ năng: - Hát với tình cảm tha thiết. Biết vỗ tay theo nhịp của bài 3. Thái độ: - Thông qua bài hát, giáo dục cho Hs biết yêu quí mái trường, thầy cô. II. Đồ dùng: 1. Giáo viên: Bảng phụ. Tập hát thuần thục bài hát 2. Học sinh: Thanh Phách. Tìm hiểu bài ở nhà. III. Phương pháp Trình bày tác phẩm, trực quan, vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm... IV. Tổ chức giờ học: HOAT ĐỘNG I - KHỞI ĐỘNG 5’ 1. Ổn định tổ chức 2’ 2. Hỏt đầu giờ 3’ 2.1. Mục tiêu; - Củng cố kĩ năng hát cho Hs - Hs hứng thú học tập. 2.2. Đồ dùng: Nhạc cụ đàn, thanh phách. 2.3. Cỏc bước tiến hành; GV cho Hs hát tập thể một bài hát đã học. HOẠT ĐỘNG II - GIỚI THIỆU BÀI HÁT 15’ 1. Mục tiêu: - Hs tìm hiểu vài nét về tác giả và bài hát 2. Đồ dùng: Bảng phụ, tranh ảnh minh họa. 3. Các bước tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Gv treo bảng phụ giới thiệu bài hát : - Bài hát sáng tác của ai? - Bài hát viết ở nhịp nào ? Giọng gì? - Trong bài có những kí hiệu âm nhạc nào - Em có nhận xét gì về lời bài hát. - Hs thảo luận và trả lời. 1. Giới thiệu tác giả, tác phẩm: - Nhạc sỹ : Lê Quốc Thắng ( Sgk) -Nhịp giọng Mi thứ. - Dấu: Lặng đen, lặng đơn, dấu nối, dấu luyến - Bài hát thể hiện lòng biết ơn đối với các thầy cô giáo. HOẠT ĐỘNG III - HỌC HÁT 20’ 1. Mục tiêu: - Hs học hát từng câu, hoàn thiện và trình bày trước lớp 2. Đồ dùng: Bảng phụ, thanh phách, đàn. 3. Các bước tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV treo tranh phóng to bài hát, HS quan sát. - Hát mẫu: GV trình bày theo nhạc đệm. - Luyện thanh: Nô………………….na - Tìm hiểu bản nhạc: - Theo em bài hát này được chia thành mấy đoạn? - Tập hát từng câu: GV la giai điệu từ 3-4 lần cho HS theo dõi, nhẩm theo và hát hoà tiếng đàn tậo hát theo lối móc xích. Chú ý hát rõ tiếng, thể hiện sự yêu quí, tự hào. - Cả lớp hát đầy đủ cả bài 2-3 lần. Lưu ý: Bài hát cần thể hiện được tình cảm yêu quí, biết ơn thầy cô giáo, giọng hát cần tha thiết, trìu mến. - Hát hoàn chỉnh: Cả lớp hát hoàn chỉnh cả bài thể hiện được sự sắc thái tình cảm. - Gv gọi Hs đọc bài, nêu nội dung của bài đọc thêm. - Cho Hs đọc sách giáo khoa trang 7 - Gv giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sỹ Bùi Đình Thảo dựa theo Sgk. - Mở đĩa nhạc cho HS nghe bài "Đi học". - Hs nghe, nêu cảm nhận về bài hát 2. Học hát - Nghe hát mẫu+ Luyện thanh - Tìm hiểu bản nhạc: - Tập hát từng câu: - Hát hoàn chỉnh: Hát hoàn chỉnh cả bài cho thuần thục . 1 HS hát cá nhân. Hát lĩnh xướng- đối đáp và hoà giọng: 3. Bài đọc thêm: - Nhạc sỹ:Bùi Đình Thảo và bài hát “Đi học” HOẠT ĐỘNG IV - Củng cố hướng dẫn về nhà 5’ 1. Củng cố. - Gọi 1-2 Hs hát lạ bài hát, Gv uốn nắn sửa sai . - Gv nhận xét tinh thần tiết học. 2. Hướng dẫn về nhà. - Học thuộc lời bài hát. - Sưu tầm các bài hát của nhạc sỹ Bùi Đình Thảo. - Tìm hiểu bài tiết sau. Ngày soạn: 25/08/2013 Ngày giảng: 7A1: 29/08/2013 7A2: 28/08/2013 Tiết 2 - Ôn tập bài hát: MÁI TRƯỜNG MẾN YấU - Tập đọc nhạc: TĐN SỐ 1 - Âm nhạc thường thức: GIỚI THIỆU NHẠC SĨ BETHOVEN I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hs hát thuộc bài hát Mái trường mến yêu. - Hs biết bài TĐN số 1 - Ca ngợi Tổ quốc là sáng tác của nhạc sĩ Hoàng vân, được viết ở nhịp 2/4. - Hs biết sơ lược tiểu sử nhạc sĩ Bét-tô-ven. 2. Kĩ năng: - Tập hát, TĐN kết hợp gõ đệm gõ đệm theo tiết tấu, trình bày bài theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca... - Rèn kĩ năng sử lí sắc thái của bài. 3. Thái độ: - Có thêm hiểu biết về các nhạc sĩ nổi tiếng thế giới, yêu thích âm nhạc. II. Đồ dùng: 1. Giáo viên: Bảng phụ. Băng đĩa nhạc. Đọc bài TĐN số 1 2. Học sinh: Thanh Phách. Tìm hiểu bài ở nhà. III. Phương pháp Thực hành - Luyện tập, thuyết trình, trực quan, vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm... IV. Tổ chức giờ học: HOAT ĐỘNG I - KHỞI ĐỘNG 5’ 1. Ổn định tổ chức 2’ 2. Kiểm tra bài cũ 3’ 2.1. Mục tiêu - Kiểm tra bài cũ Hs - Học sinh tích cực học bài ở nhà. 2.2. Đồ dùng: Nhạc cụ quen dựng 2.3. Các bước tiến hành Kiểm tra bài cũ Hs. - Gv yêu cầu 2 Hs lên trình bày bài hát Mái trường mến yêu - Hs thực hiện, Gv nhận xét, đánh giá. HOẠT ĐỘNG II - Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu.15’ 1. Mục tiêu: - Hs ôn luyện, thể hiện đúng giai điệu, sắc thái và biểu diễn bài hát. 2. Đồ dùng: Băng đĩa, thanh phách. 3. Các bước tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - GV cho lớp nghe băng bài hát. - Gv cho Hs ôn bài hát 1 vài lần sau đó kiểm tra vài nhóm hoặc 1 vài cá nhân Hs để uốn nắn sửa sai cho Hs. - Sau khi sửa sai xong tổ chức cho cả lớp ôn lại 1 đến 2 lần. - Kiểm tra 1-2 học sinh, đánh giá. 1. Ôn tập bài hát: Mái trường mến yêu. HOẠT ĐỘNG III – TĐN SỐ 1 (20’) 1. Mục tiêu: - Hs đọc đúng cao độ, trường độ,ghép lời ca bài TĐN. 2. Đồ dùng: Bảng phụ, thanh phách. 3. Các bước tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Gv treo bảng phụ chép bài TĐN số 1. - Giới thiệu bài TĐN. - Quan sát bảng phụ em hãy cho biết bài TĐN viết ở nhịp mấy ? Giọng gì? - Hs trả lời theo bản nhạc - Cao độ gồm những nốt gì? Trường độ có gì đặc biệt? - Hs trả lời theo bản nhạc - Gv chia câu nhạc : 2 câu. - Luyện thanh: Đọc gam Đô trưởng. - Tập đọc từng câu: Gv đọc mẫu bài TĐN, Hs lắng nghe, nhẩm theo. Gv la từng câu và bắt nhịp, Hs đọc. GV dạy Hs đọc từng câu ngắn và ghép cả bài . - Ghép lời ca của bài: Chia lớp thành 2 nửa, một dãy đọc nhạc, một dãy hát lời ca sau đó đổi lại. - Em có nhận xét gì về bài TĐN này? - Gv cho Hs đọc Sgk, yêu cầu các em nêu sự hiểu biết về cây đàn bầu - Hs đọc sách, tự khái quát bài và ghi vở 2.Tập đọc nhạc: TĐN số 1 Ca ngợi Tổ quốc (Trích) Nhạc và lời: Hoàng Vân - Đây là trích đoạn cuối trong bài hát “Ca ngợi Tổ quốc” của nhạc sĩ Hoàng Vân. - Nhịp C = giọng Đô trưởng - Cao độ: các âm Đô, Rê, Mi, Pha, Son. - Trường độ sử dụng chủ yếu hình móc đơn tạo cho bài hát có tiết tấu nhanh, vui. - Giai điệu trong sáng, hồn nhiên tiết tấu nhanh 3. Bài đọc thêm: Cây đàn bầu HOẠT ĐỘNG IV - Củng cố hướng dẫn về nhà 5’ 1. Củng cố - Củng cố khả năng đọc nhạc - Hệ thống lại bài học. - Yêu cầu một vài học sinh đọc bài TĐN số 1. 2. Hướng dẫn về nhà. - Gv nhận xét tinh thần học tập của lớp. - Đọc thuộc bài TĐN -Trả lời câu hỏi theo sách giáo khoa. - Tìm hiểu bài tiết 3. Ngày soạn: 02/09/2013 Ngày giảng: 7A1: 5/09/2013 7A2: 5/092013 Tiết 3 : - Ôn tập bài hát: “Mái trường mến yêu” - Ôn tập tập đọc nhạc: TĐN số 1 - Âm nhạc thường thức: Nhạc sĩ Hoàng Việt và bài hát “Nhạc rừng” I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: - Hs hát thuộc bài Mái trường mến yêu . - Hs tập đọc nhạc, ghép lời ca, kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài - Thông qua bài hát Nhạc rừng, Hs biết được một vài nét về nhạc sĩ Hoàng Việt và một vài sáng tác của ông. 2. Kĩ năng: - Trình bày bài hát đúng tốc độ, sắc thái tình cảm khác nhau ở 2 đoạn a và b của bài hát. Trình bày theo hình thức đơn ca, song ca, tốp ca.. 3. Thái độ: - Có thái độ luyện tập say mê, hứng thú, hiểu thêm về nhạc sĩ Hoàng Việt và yêu mến bài hát “Nhạc rừng”. II. Đồ dùng: 1. Giáo viên: Bảng phụ. Băng đĩa nhạc 2. Học sinh: Thanh Phách. Tìm hiểu bài ở nhà. III. Phương pháp: Thực hành - Luyện tập, thuyết trình, trực quan, vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm... IV. Tổ chức giờ học: HOAT ĐỘNG I - KHỞI ĐỘNG 5’ 1. Ổn định tổ chức 2’ 2. Kiểm tra bài cũ 3’ 2.1. Mục tiêu - Kiểm tra bài cũ của học sinh - Học sinh tích cực học bài ở nhà. 2.2. Đồ dùng: Nhạc cụ quen dựng 2.3. Các bước tiến hành - Kiểm tra kiến thức học sinh. - Gv gọi 2 Hs đọc bài TĐN số - Hs thực hiện, giáo viên nhận xét, đánh giá. HOẠT ĐỘNG II - ễn tập bào hỏt: Mỏi trường mến yờu.10’ 1. Mục tiêu: - Hs ôn luyện, thể hiện đúng giai điệu, sắc thái và biểu diễn bài hát. 2. Đồ dùng: Bảng phụ, thanh phách, đàn 3. Các bước tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Gv chỉ huy cho Hs ôn bài hát cần uốn nắn sửa sai cho học sinh. - Hs ôn tập theo nhóm. - Cho 2 nhóm hát và có thể cho điểm , yêu cầu lớp nhận xét và đánh giá trung thực. 1.Ôn bài hát: Mỏi trường mến yờu HOẠT ĐỘNG III – ễn tập tập đọc nhạc : TĐN số 1 (10’) 1. Mục tiêu: - Hs tập đọc nhạc,ghép lời kết hợp vỗ tay theo tiết tấu của bài. 2. Đồ dùng: Bảng phụ, thanh phách, đàn. 3. Các bước tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Gv cho Hs đọc gam Đô trưởng khởi động giọng. - Gv đọc lại giai điệu bài, cho học sinh đọc nhạc và gõ nhịp, phách. - Gv uốn nắn sửa sai ngay cho học sinh - Hs luyện tập theo nhóm 3-5 em - Gọi vài nhóm lên bảng trình bày, Gv nhận xét và cho điểm 2.Ôn tập TĐN số 7 Ca ngợi Tổ quốc HOẠT ĐỘNG IV – ÂM NHẠC THƯỜNG THỨC NHẠC SĨ HOÀNG VIỆT VÀ BÀI HÁT NHẠC RỪNG 15’ 1. Mục tiêu: Hs tìm hiểu về nhạc sĩ hoàng Việt và thưởng thưc bài hát Nhạc rừng 2. Đồ dùng: Băng đĩa nhạc, tranh ảnh minh họa. 3. Các bước tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS -Gv cho Hs đọc thông tin sách giáo khoa - Gv giới thiệu đôi nét về cuộc đời và sự nghiệp của nhạc sỹ Hoàng Việt để học sinh nắm rõ. - Em hãy kể tên 1 số ca khúc nổi tiếng của nhạc sỹ Hoàng Việt mà em biết - Hs :Lên ngàn, Tình ca... - Gv giới thiệu bài hát “Nhạc rừng” và hoàn cảnh ra đời của bài hát. - Gv trình bày bài hát ( Hoặc mở đĩa cho Hs nghe) - Hs lắng nghe phát biểu cảm tưởng 3.Âm nhạc thường thức: - Nhạc sỹ Hoàng Việt và bài hát “Nhạc rừng” HOẠT ĐỘNG V - Củng cố hướng dẫn về nhà 5’ 1. Củng cố: - Củng cố kiến thức Hs. - GV nhận xét giờ học. - Cho HS nghe 1 số bài hát thiếu nhi . 2. Hướng dẫn về nhà: - Ôn kỹ bài hát và bài TĐN - Sưu tầm các bài hát của nhạc sĩ Hoàng Việt . - Học thuộc lại bài TĐN số 1. - Đọc trước bài tiết 4: Lí cây đa. Ngày soạn: 3/09/2013 Ngày giảng: 7A1: 6/09/2013 7A2: 6/09/2013 Tiết 4 HỌC HÁT : LÍ CÂY ĐA Dân ca Quan họ Bắc Ninh I. MỤC TIấU 1. Kiến thức: - Hs hát đúng giai điệu và lời ca bài Lí cây đa, dân ca Quan họ Bắc Ninh. 2. Kĩ năng: - Luyện tập kĩ năng hát tập thể và hát đơn ca, lối hát hoà giọng và lối hát đối đáp. 3. Thái độ: - Hs có thêm những hiểu biết về các làn điệu dân ca Quan họ Bắc Ninh.Qua bài hát, hướng các em có tình cảm yêu mến các làn điệu dân ca và có ý thức giữ gìn, phát huy các làn điệu dân ca đó. II. Đồ dùng: 1. Giáo viên: Bảng phụ. Băng đĩa nhạc. 2. Học sinh: Thanh Phách. Tìm hiểu bài ở III. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY Thực hành - Luyện tập, thuyết trình, trực quan, vấn đáp gợi mở, hoạt động nhóm. IV. Tổ chức giờ học: HOAT ĐỘNG I - KHỞI ĐỘNG 5’ 1. Ổn định tổ chức 2’ 2. Kiểm tra bài cũ 3’ 2.1. Mục tiêu - Kiểm tra bài cũ Hs - Học sinh tích cực học bài ở nhà. 2.2. Đồ dùng: Nhạc cụ quen dựng 2.3. Các bước tiến hành - Kiểm tra bài cũ Hs. - Gv yêu cầu 2 Hs lên trình bày bài hát Mái trường mến yêu - Hs thực hiện, Gv nhận xét, đánh giá. HOẠT ĐỘNG II – TèM HIỂU BÀI HÁT 10’ 1. Mục tiêu: - Hs tìm hiểu vài nét về tác giả và bài hát 2. Đồ dùng: Bảng phụ. 3. Các bước tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Gv giới thiệu vào bài học. - Hs đọc sgk ( trang 14). - Thảo luận và trả lời câu hỏi: (?) Vị trí địa lí của tỉnh Bắc Ninh? (?) Hãy kể tên một vài làn điệu Quan họ Bắc Ninh mà em biết? - Gv giới thiệu qua một vài nét về Quan họ Bắc Ninh, hát minh hoạ một số bài như: Qua cầu gió bay, Người ở đừng về, Hoa thơm bướm lượn, Trống cơm... TèM HIỂU BÀI HÁT LÍ CÂY ĐA Dân ca Quan họ Bắc Ninh HOẠT ĐỘNG III - HỌC HÁT 25’ LÍ CÂY ĐA Dân ca Quan họ Bắc Ninh 1. Mục tiêu: - Hs học hát từng câu, hoàn thiện và trình bày trước lớp 2. Đồ dùng: Bảng phụ 3. Các bước tiến hành: Hoạt động của GV Hoạt động của HS - Gv giới thiệu vào bài học. - Hs đọc sgk ( trang 14). - Thảo luận và trả lời câu hỏi: (?) Vị trí địa lí của tỉnh Bắc Ninh? (?) Hãy kể tên một vài làn điệu Quan họ Bắc Ninh mà em biết? - Gv giới thiệu qua một vài nét về Quan họ Bắc Ninh, hát minh hoạ một số bài như: Qua cầu gió bay, Người ở đừng về, Hoa thơm bướm lượn, Trống cơm... - Gv trình bày bài hát Lí cây đa (1lần). - Hs nghe và cảm nhận. - Gv hỏi: (?) Bài hát được chia làm mấy câu? (4 câu ). - Gv hướng dẫn: Chia 4 câu, câu 2 và câu 4 đều là “rằng tôi lí ơi a cây đa rằng tôi lới ơi a cây đa” - Gv đàn mẫu luyện thanh. - Hs luyện thanh theo mẫu âm La. - Gv tiến hành dạy hát từng câu theo lối móc xích: Tập từng câu, mỗi câu 2-3 lần, kết nối các câu thành bài hát. - Hs thực hiện theo yêu cầu Gv. - Gv lưu ý cho Hs có tiếng cần phải hát luyến 3 nốt như : quán, ngồi, tôi, luyến 2 nốt như : ai, tang. Gv hát mẫu, đàn giai điệu để Hs hát theo. - Hs (cá nhân) thực hiện cả bài hát, Gv nghe và sửa sai cho Hs. - Gv hướng dẫn Hs vừa hát vừa vỗ tay theo phách cả bài 2 lần. - Hs thực hiện. - Gv yêu cầu Hs hát chú ý thể hiện tình cảm trong sáng, tính chất vui tươi, nhịp nhàng, sử dụng lối hát hoà giọng. - Hs thực hiện theo yêu cầu. - Gv hướng dẫn. - Hs hát đối đáp: Nửa lớp hát câu 1 và câu3, nửa lớp hát câu 2 và câu 4, sau đó đổi bên. Hát hai lần. - Hs đứng hát kết hợp vận động nhẹ nhàng. HỌC HÁT LÍ CÂY ĐA Dân ca Quan họ Bắc Ninh 2. Nghe hát mẫu. 3. Luyện thanh. 4. Tập từng câu. 5. Hát cả bài. 6. Trình bày bài hát ở mức độ hoàn chỉnh. HOẠT ĐỘNG IV - Củng cố hướng dẫn về nhà 5’ 1. Củng cố. - Gọi 1-2 Hs hát lạ bài hát, Gv uốn nắn sửa sai . - Gv nhận xét tinh thần tiết học. 2. Hướng dẫn về nhà. - Chép nhạc và lời bài hát Lí cây đa vào vở, học thuộc giai điệu bài hát. - Tập hát diễn cảm thể hiện sắc thái tình cảm và kết hợp vận động nhẹ nhàng theo giai điệu bài hát. - Bài tập: Sưu tầm và kể tên một vài bài dân ca Quan họ Bắc Ninh mà em biết. - Chuẩn bị bài mới: Đọc trước nội dung nhạc lí: Nhịp 4/4. Đọc đúng tên nốt nhạc bài TĐN số 2.

File đính kèm:

  • doc1,2,3,4chuan.doc
Giáo án liên quan