A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS khắc sâu kiến thức : “ Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB” qua một số bài tập.
- Nhận biết được một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu tập suy luận “ Nếu có a + b = c, và biết hai số trong ba số a, b, c thì tìm được số còn lại”
3. Tư duy:
- Phát triển tư duy logic, trí tưởng tượng trong thực tế.
4. Thái độ:
- Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và cộng các độ dài
- Tích cực tự giác học tập, có tinh thần hợp tác.
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1497 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tiết 10: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:18/10/2012
Tiết: 10
Tuần: 10
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức:
- HS khắc sâu kiến thức : “ Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB” qua một số bài tập.
- Nhận biết được một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
2. Kỹ năng:
- Bước đầu tập suy luận “ Nếu có a + b = c, và biết hai số trong ba số a, b, c thì tìm được số còn lại”
3. Tư duy:
- Phát triển tư duy logic, trí tưởng tượng trong thực tế.
4. Thái độ:
- Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và cộng các độ dài
- Tích cực tự giác học tập, có tinh thần hợp tác.
B. CHUẨN BỊ:
1.Giáo viên:
-Thước thẳng có chia khoảng, thước cuộn.
2. Học sinh:
-Thước thẳng có chia khoảng
C. Ph¬ng ph¸p d¹y häc:
- Phương pháp vấn đáp, trực quan.
- Hoạt động nhóm, thảo luận nhóm.
- Phát hiện và giải quyết vấn đề.
- Luyện tập, thực hành
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1.Ổn định lớp :
Ngày giảng
Lớp
Sĩ số
27/10/2012
6A
27/10/2012
6B
2. Kiểm tra bài cũ: Không
* Đặt vấn đề bài mới:
Ở tiết học trước các em đã biết khi nào thì AM + MB = AB. Hôm nay chúng ta hoc tiết luyện tập để củng cố các kiến thức trên.
3. Bài mới:
Hoạt động 1. Dạng bài: Nếu M..
Hoạt động của GV và HS
Ghi bảng
1.1 Bài tập 49 (SGK.121)
- GV đưa đề bài trên bảng phụ
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề và làm bài
- HS làm vào bảng theo nhóm
- Một nhóm lên bảng trình bày trên bảng phụ
- Các nhóm khác làm vào giấy
- Nhận xét nhóm làm trên bảng phụ
- Gv đưa bài làm của các nhóm để đối chiếu, so sánh, nhận xét.
1.2 Bài tập 47.SGK.121
?. Bài toán cho gì?. Yêu cầu gì?
?. Để so sánh ME và MF ta phải làm gì.
?. Tính MF ta làm ntn.
?. Hãy tính MF
Một HS lên bảng. Dưới lớp thực hiện vào vở
- Tổ chức nhận xét
*) GV chốt lại dạng bài tập và cách làm.
Bài tập 49. SG.K121
a. AN = AM + MN
BM = BN + NM
Theo đề bài ta có AN = BM, ta có AM + MN = BN + NM
Hay: AM = BN
b. AM = AN + NM
BN = BM + MN
Theo giả thiết AN = BM, mà NM = MN suy ra AM = BN
Bài tập 47.SGK.121
M là một điểm thuộc đoạn thẳng EF nên M nằm giữa E và F.
Ta có EM + MF = EF.
ME = MF = 4cm
Hoạt động 2. Dạng bài: M không nằm giữa A và B thì
Bài tập 48.SBT: Cho 3 điểm A, B, M biết AM =3,7cm; MB = 2,3cm; AB = 5cm.
a) CTR: Trong 3 điểm A, B, M không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
b)A, B, M không thẳng hàng.
- Giáo viên treo đề bài trên bảng phụ.
- Yêu cầu HS đọc kĩ đề và làm bài
- Một nhóm lên bảng trình bày trên bảng
- Các nhóm khác làm vào bảng nhóm
- Nhận xét nhóm làm trên bảng
- GV đưa bài làm của các nhóm để đối chiếu, so sánh, nhận xét.
Bài tập 48. SBT
a. Ta có AM + MB = 3,7 + 2,3 = 6 (cm), mà AB = 5 cm
Suy ra AM + MB AB, vậy điểm M không nằm giữa A và B.
Lý luận tương tự ta có :
AB + BM AM, Vậy điểm B không nằm giữa A và M
MA + AB MB, vậy A không nằm giữa M và B.
b. Vì ba điểm A, B, M không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại, vậy ba điểm A, B, M không thẳng hàng.
Hoạt động 3. Dạng bài thực tế.
Bài tập 48. SGK.121
- HS đọc bài tập.
- Định hướng giải bài tập trên
- HS làm việc cá nhân và hoàn thiện trên bảng phụ
- Một HS lên bảng điền
- Yêu cầu HS nhận xét và hoàn thiện bài tập vào vở.
Bài tập 52. SGK.121
- Đi theo đoạn thẳng là gắn nhất.
Bài tập 48. SGK.121
Theo đề ta có:
AM+MN+NP+PQ+QB = AB
Vì AM=MN=NP=PQ=1,25m
QB = .1,25=0,25 (m)
Do đó: AB = 4.1,25 +0,25
= 5,25 (m)
Bài tập 52. SGK.121
- Đi theo đoạn thẳng là gắn nhất.
4. Củng cố – Luyện tập (Kết hợp trong bài học)
* KT 15 phút
ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm khách quan(2,0 điểm):
Khoanh tròn vào chữ cái đứng trước câu trả lời đúng
Câu 1: Khẳng định nào đúng với hình vẽ?
A. Điểm C Î tia AB
C. Điểm C Î đường thẳng AB
B. Điểm C Ï AB
D. AC + CB =AB
Câu 2: Gọi I là một điểm bất kì thuộc đoạn thẳng MN thì:
Điểm I phải nằm giữa hai điểm M và N.
Điểm I hoặc trùng với M, hoặc nằm giữa hai điểm M và N hoặc trùng với điểm N.
Điểm I phải trùng với N.
D. Điểm I phải trùng với M.
Câu 3: Biết: MN + NQ = MQ thì:
A. Điểm N nằm giữa 2 điểm M và Q
B. Điểm M nằm giữa 2 điểm N và Q
C. Điểm Q nằm giữa 2 điểm N và M
D. Không có điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại
Câu 4: Biết ED + DF = EF. Hình vẽ đúng là:
A.
B.
C.
D.
II. Phần tự luận (8,0 điểm):
Bài 1.(8,0điểm) Cho đoạn thẳng EF dài 5cm. Điểm M nằm giữa E và F sao cho
ME = 3cm.
Tính độ dài đoạn thẳng MF.
So sánh độ dài đoạn thẳng MF và ME.
ĐÁP ÁN – BIỂU ĐIỂM
I.Trắc nghiệm (2,0điểm) Mỗi ý đúng được 0,5 điểm
Câu
1
2
3
4
ĐÁP ÁN
D
B
A
B
II.Tự luận (8,0điểm)
Bài 1(8,0 điểm)
Vẽ hình đúng, chính xác : (2,0 điểm).
a.M nằm giữa E và F nên ta có: EM + MF = EF (1,0 điểm)
3 + MF = 5 (1,0 điểm)
MF = 5 - 3 = 2 (cm) (1,0 điểm)
b.Ta có MF < ME (Vì 2cm < 3 cm) (3,0 điểm)
5. Hướng dẫn học bài và làm bài tập ở nhà
- Ôn tập và nắm chắc kiến thức
- Xem lại các bài tập đã làm.
- Hoàn thành các bài tập trong vở bài tập.
- Làm các bài tập 50, 51. SGK và 49, 50, 51 SBT
- Xem trước nội dung bài học tiếp.
E. RÚT KINH NGHIỆM:
File đính kèm:
- H10.doc