I. Mục tiêu
- Hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng.
- Sử dụng thành thạo thước thẳng có chia khoảng, com pa để đo vẽ đoạn thẳng.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.
- Giáo dục cho HS có ý thức sử dụng ngôn ngữ chính xác.
II. Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, phấn màu , bảng phụ, compa.
- HS: Thước thẳng có chia khoảng cách, thước thẳng, compa.
III. Tiến trình dạy học
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1683 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tiết 13: Ôn tập chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 12/11/2013
Ngày dạy : 16/11/2013
Tiết 13: ÔN TẬP CHƯƠNG I
I. Mục tiêu
- Hệ thống hoá kiến thức về điểm, đường thẳng, tia, đoạn thẳng.
- Sử dụng thành thạo thước thẳng có chia khoảng, com pa để đo vẽ đoạn thẳng.
- Rèn tính cẩn thận, chính xác khi vẽ hình.
- Giáo dục cho HS có ý thức sử dụng ngôn ngữ chính xác.
II. Chuẩn bị:
- GV: Thước thẳng, phấn màu , bảng phụ, compa.
- HS: Thước thẳng có chia khoảng cách, thước thẳng, compa.
III. Tiến trình dạy học
Hoạt động của GV - HS
Nội dung ghi bảng
HĐ1: Nhận biết các hình.
GV: Ở chương trình hình học 6 các em đã học được những hình nào? Hãy nêu tên các hình đó?
GV: Cho HS đứng tại chỗ nêu tên các hình đã học.
.GV: Nhận xét và bổ sung thêm.
I- Các hình.
(SGK - 126)
H/S đứng tại chỗ trả lời
HĐ2: Ôn lại các tính chất.
GV: Các hình trên có những tính chất nào?
Hãy nêu các tính chất trong hình học 6 mà em đã được học.
GV: Cho HS đứng tại chỗ nêu.
GV: Nhận xét và bổ sung thêm.
II- Các tính chất.
(SGK - 127)
HS: Thực hiện.
HĐ3: Câu hỏi và bài tập.
GV: Cho HS đọc đề bài 6 SGK tr127 và nêu yêu cầu của bài toán.
GV: Hướng dẫn HS vẽ hình.
? Bài toán đã cho biết điều gì? để so sánh hai đoạn thẳng ta cần thực hiện ntn?
? Độ dài các đoạn thẳng cần so sánh đã biết chưa? Tìm độ dài đoạn thẳng còn lại như thế nào?
? Hãy tìm độ dài đoạn thẳng MB?
? Hãy so sánh AM và MB?
? Em có kết luận gì về điểm M với đoạn thẳng trên?
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện.
HS: Lên bảng thực hiện.
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm.
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh.
GV: Cho HS đọc đề bài 7 SGK tr127 và nêu yêu cầu của bài toán.
HS: Thực hiện.
GV: Hướng dẫn HS vẽ hình lên bảng.
? Bài toán cho biết gì?
? Độ dài AM là bao nhiêu?
? Vậy ta vẽ đoạn thẳng AM khi đã biết điều gì?
HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện.
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm.
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh.
GV: Cho HS đọc đề bài 8 SGK tr127 và nêu yêu cầu của bài toán.
? Hãy nêu cách vẽ đoạn thẳng khi biết độ dài của đọan thẳng?
GV: Hướng dẫn HS vẽ hình lên bảng.
? Em hãy so sánh OA và OC? OB và OD?
? Điểm O có quan hệ gì với các đoạn thẳng trên?
GV: Cho HS lên bảng trình bày cách thực hiện.
GV: Cho HS nhận xét và bổ sung thêm.
GV: Uốn nắn và thống nhất cách trình bày cho học sinh.
III- Câu hỏi và bài tập.
HS: Thực hiện.
HS: Lần lượt trả lời các câu hỏi của GV.
Bài 6 (SGK - 127):
A
M
B
6cm
3cm
Giải
a) Điểm M nằm giữa hai điểm A và B vì 3<6
b) M nằm giữa A và B
AM +MB =AB
3 +MB = 6
MB = 6 – 3
MB = 3
Vậy MA = MB = 3
c) M là trung điểm của AB vì
+ M nằm giữa A và B.
+ M cách đều A và B.
Bài 7 (SGK - 127):
M là trung điểm của đoạn thẳng AB
Nên AM = MB =
Trên tia AB vẽ M sao cho AM = 3,5 cm
A
M
B
Bài 8 (SGK - 127):
HS: Thực hiện.
O
x
y
t
z
B
A
C
D
O là trung điểm của hai đoạn thẳng AC và BD
HS: Lên bảng thực hiện.
d) Củng cố.
- GV hệ thống lại các dạng toán thường gặp và hướng dẫn HS giải các dạng toán đó.
e) Hướng dẫn về nhà.
- Học sinh về nhà học bài, xem lại các bài tập đã giải và làm bài tập còn lại.
- Chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
File đính kèm:
- giao an hinh hoc 6 tuan 13.doc