Giáo án Toán 6 - Tiết 31 đến tiết 42

 

I – MỤC TIÊU:

- HS hiểu được thế nào là ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số, thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau.

- HS biết tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố, từ đó biết cách tìm các ước chung của hai hay nhiều số.

- HS biết tìm ước chung lớn nhất trong một cách hợp lí trong từng trường hợp cụ thể, biết vận dụng tìm ước chung lớn nhất trong các bài toán đơn giản.

- Rèn cho HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài

II – CHUẨN BỊ:

1. Chuẩn bị của GV: phấn màu, thước thẳng, bảng phụ,

2. Chuẩn bị của HS: dụng cụ học tập.

III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ: (10ph)

HS: Viết Ư(12), Ư(30), Ư(12, 30).

 

doc25 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1434 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán 6 - Tiết 31 đến tiết 42, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 11 Ngày dạy: / / 2012 TIẾT 31 Ngày dạy: / / 2012 §17. ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT I – MỤC TIÊU: - HS hiểu được thế nào là ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số, thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau. - HS biết tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố, từ đó biết cách tìm các ước chung của hai hay nhiều số. - HS biết tìm ước chung lớn nhất trong một cách hợp lí trong từng trường hợp cụ thể, biết vận dụng tìm ước chung lớn nhất trong các bài toán đơn giản. - Rèn cho HS tính cẩn thận, chính xác khi làm bài II – CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của GV: phấn màu, thước thẳng, bảng phụ, 2. Chuẩn bị của HS: dụng cụ học tập. III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (10ph) HS: Viết Ư(12), Ư(30), Ư(12, 30). 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNGCỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: Ước chung lớn nhất (10ph) - Số lớn nhất trong tập hợp ước chung của 12 và 30 là số nào ? - Giới thiệu khái niệm ước chung. - Nhận xét về quan hệ giữa ƯC(12,30) và ƯCLN(12,30). - Xem chú ý SGK. - Số 6 - Nêu nhận xét. - Nhận xét về cách tìm ước chung lớn nhất của các số trong đó có số 1 1. Ước chung lớn nhất Ví dụ1: SGK ƯC (12,30) = {1; 2; 3; 6} Số lớn nhất trong tập hợp ước chung của 12 và 30 là 6. Ta nói ước chung lớn nhất của 12 và 30 là 6, kí hiệu ƯCLN(12,30)=6. * Định nghĩa: SGK * Nhận xét: Tất cả các ước chung của 12 và 30 (là 1, 2, 3, 6) đều là ước của ƯCLN(12,30). * Chú ý: SGK Hoạt động 2: Tìm ước chung lớn nhất bằng cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố. (18ph) - Có cách nào tìm ƯCLN nhanh hơn không ? - Hãy phân tích các số ra thừa số nguyên tố. - Số 2 có là ước chung của các số trên không ? 22 có là ước chung của các số trên không ? Số 23 có là ước chung không ? - 3 có là ước chung của.. Vậy tích của 22.3 có là ước chung .... - Như vậy khi tìm ước chung ta lập tích các thừa số nguyên tố chung. GV yêu cầu HS rút ra quy tắc - Giới thiệu về hai số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau. - ƯCLN của hai hay nhiều số nguyên tố cùng nhau bằng bao nhiêu ? - Tìm hiểu cách tìm ước bằng cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong SGK. - Một số HS đọc kết quả phân tích. - Có. Vì nó có mặt trong dạng phân tích của cả ba số. - Có.... - Không.... - HS phát biểu quy tắc - Làm ?1 SGK theo nhóm vào bảng phụ - Cử đại diện trình bày bài làm của nhóm mình - Nhận xét bài chéo giữa các nhóm. - Làm ?2 theo cá nhân, từ đó lưu ý cách tìm ước chung trong các trường hợp đặc biệt. 2. Tìm ước chung lớn nhất bằng cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố. Ví dụ 2. Tìm ƯCLN(36,84,168) Bước 1. Phân tích các số ra thừa số nguyên tố: 36 = 22.32 84 = 22.3.7 168 = 23.3.7 Bước 2. Chọn các thừa số nguyên tố chung với số mũ nhỏ nhất: Các thừa số nguyên tố chung là 2 và 3. Số mũ nhỏ nhất cuat 2 là 2, của 3 là 1. Bước 3. Lập tích các thừa số nguyên tố chung vừa chọn với số mũ nhỏ nhất. Đó chính là ƯCLN cần tìm: ƯCLN(36, 84, 168)= 22.3=12. * Quy tắc: SGK ?1 12 = 22.3 30 = 2.3.5 ƯCLN(12,30)=2.3=6 ?2 ƯCLN(8,9)=1 ƯCLN(8,9,15)=1 ƯCLN(24,16,8)=8 * Chú ý: SGK 4. củng cố. (10ph) -HS tìm ƯCLN -Các bài còn lại về nhà làm. 2 HS tìm. Bài tập 139/56. a)- Tìm ƯCLN(56,140) - ĐS: ƯCLN(56,140)=28 Bài tập 140/56 a)Tìm ƯCLN(16,80,176) -ĐS: 16 5. Hướng dẫn về nhà: (2ph) - Làm các bài tập 139 đến 140 còn lại. - Xem trước nội dung phần 3 chuẩn bị cho tiết sắp tới và cả phần luyện tập. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT 31 Ngày dạy : / / 2012 Ngày dạy : / / 2012 §17. ƯỚC CHUNG LỚN NHẤT (tiếp theo) + LUYỆN TẬP I – MỤC TIÊU: - HS được củng cố khái niệm ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số, thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau. - HS biết tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố, từ đó biết cách tìm các ước chung của hai hay nhiều số. - HS biết tìm ước chung lớn nhất trong một cách hợp lí trong từng trường hợp cụ thể, biết vận dụng tìm ước chung lớn nhất trong các bài toán đơn giản. II – CHUẨN BỊ : 1. Chuẩn bị của GV: phấn màu, thước thẳng, bảng phụ, 2. Chuẩn bị của HS: dụng cụ học tập. III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn đinh lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: (10ph) HS1: Thế nào là ƯCLN, phát biểu quy tắc tìn ƯCLN? Tìm ƯCLN (15; 19) HS2: Tìm ƯCLN (24; 84; 180). 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: Cách tìm ước chung thông qua tìm ƯCLN. (12ph) -Phát biểu nhận xét ở mục 1 - Dán nhận xét trên bảng - Theo nhận xét để tìm các ước chung của 12 và 30 ta có thể làm thế nào ? - Để tìm ước chung của các số thông qua tìm ƯCLN của các số đố như thế nào ? - Tất cả các ước chung của 12 và 30 (là 1,2,3,6) đều là ước của ƯCLN(12,30). - Trả lời câu hỏi - Trả lời câu hỏi. 3. Cách tìm ước chung thông qua tìm ƯCLN. - Để tìm các ước chung của 12 và 30 ta có thể làm như sau: + Tìm ƯCLN(12,30) là 6 + Tìmcác ước của ƯCLN(12,30) là 1,2,3,6. Vậy ƯC(12,30) = * Nhận xét: SGK Hoạt động 2: Luyện tập (20ph) Bài 142/56 Cho 3 HS lên bảng tìm. -Yêu cầu HS đọc đê bài. -Số tự nhiên a lớn nhất chia hết cho 420 và 700 gọi là gì? -Cho HS lên bảng giải. Cả lớp giải và nhận xét. -Yêu cầu HS đọc đê bài. -Muốn tìm ƯC trước hết ta phải tìm gì? -Cho HS tìm ƯCLN và sau đó tìm ƯC của ƯCLN. -ƯC lơn hơn 20 của 144 và 192 là các số nào? HS tìm ƯCLN và ƯC thông qua ƯCLN. HS đọc đề bài. -Trả lời. HS giải và nhận xét. HS đọc đề bài. -Tìm ƯCLN HS làm bài. Trả lời. Dạng 1: Tìm ƯCLN thông qua ƯCLN: Bài 142/SGK: a) ƯCLN(16; 24) = 8 ƯC(16; 24) = {1; 2; 4; 8} b) ƯCLN(180; 234) =18 ƯC(180; 234) = {1; 2; 3; 6; 9; 18} c) ƯCLN(60;90;135)=15 ƯC(60 ; 90; 135) = {1; 3; 5; 15} Bài 143.SGK Theo đề bài ta có a là ước chung lớn nhất của 420 và 700 ƯCLN(420,700)=140 Vậy a = 140 Bài tập 144. SGK Theo đề bài ta có: ƯCLN(144,192) = 48 Vậy các ước chung lớn hơn 20 của 144 và 192 là 24, 48 4. Hướng dẫn về nhà: (3ph) - Bài tập về nhà 145/SKG Tính gì? (Cạnh lớn nhất của hình vuông của tấm bìa) Như vậy số đó phải tìm như thế nào với 75 và 105. (phải chia hết cho 75 và 105) Đó chính là ƯCLN(75; 105) RÚT KINH NGHIỆM TIẾT 33 Ngày soạn : / / 2012 Ngày dạy : / / 2012 LUYỆN TẬP I – MỤC TIÊU: - HS được củng cố khái niệm ước chung lớn nhất của hai hay nhiều số, thế nào là hai số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau. - HS biết tìm ƯCLN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố, từ đó biết cách tìm các ước chung của hai hay nhiều số. - HS biết tìm ước chung lớn nhất trong một cách hợp lí trong từng trường hợp cụ thể, biết vận dụng tìm ước chung lớn nhất trong các bài toán đơn giản. II – CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị của GV: phấn màu, thước thẳng, bảng phụ, 2. Chuẩn bị của HS: dụng cụ học tập. III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1.Ổn định lớp: 2.Kiểm tra bài cũ: (10ph) HS1: Phát biểu cách tìm ước chung lón nhất bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố. Làm bài 189 SBT ĐS: ƯCLN(90,126)=18 ; ƯC(90,126)= à Gọi HS nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: Chửa bài tập (5ph) Cho điểm Chữa bài – nhận xét Bài 145. SGK Cạnh hình vuông (tính bằng cm) là ƯCLN(75,105) bằng 15 cm Hoạt động 2: Luyện tập. (28ph) - Số bút có quan hệ gì với 28, 36 và 2 ? - Tìm a - Lan và Mai mua bao nhiêu hộp bút ? Làm phép tính gì ? -Cho HS đọc đề bài -Theo đề bài cần tìm gì? -Như vậy, số tổ phải là gì của 48 và 72? -Khi đó ta sẽ tìm được số nam và số nữ của mổi tổ như thế nào? HS lên bảng trình bày bài giải – nhận xét - Trả lời câu hỏi - Làm việc cá nhân - Thực hiện trên và trình bày trên máy chiếu. Đọc lại đề bài. Trả lời. -Ước chung lớn nhất của 48 và 72. Trả lời HS giải – nhận xét. Dạng 2: Vận dụng ƯC và ƯCLN vào bài toán thực tế: Bài tập 147. SGk a. a phải là ƯC(28,36) và a > 2 b. ƯCLN(28,36) = 4 vì a > 2 nên a = 4. c. Vì mỗi hộp mà hai bạn mua có 4 bút nên: Mai mua 28:4 = 7 (hộp) Lan mua 36:4 = 9 (hộp) Bài tập 148/57 Số tổ nhiều nhất là ƯCLN (48 ; 72) = 24 Khi đó mỗi tổ có số nam là : 48 : 24 = 2 Và số nữ là : 72 : 24 = 3 4. Hướng dẫn về nhà : (3ph) -Xem trước nội dung bài học tiếp theo. + Xem BC và BCNN có giống ƯC và ƯCLN hay không? +Cách tìm BCNN như thế nào? RÚT KINH NGHIỆM TUẦN 12 : Ngày dạy : / 11 /2011(6A ) TIẾT 34 Ngày dạy : / 11 /2011(6A ) §18. BỘI CHUNG NHỎ NHẤT I – MỤC TIÊU: - HS hiểu được thế nào là BCNN của hai hay nhiều số - HS biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố, từ đó biết cách tìm các bội chung của hai hay nhiều số. - HS biết tìm bội chung nhỏ nhất trong một cách hợp lí trong từng trường hợp cụ thể, biết vận dụng tìm bội chung nhỏ nhất trong các bài toán đơn giản. - Cẩn thận, chính xác trong khi tính toán. II – CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. ChuÈn bÞ cña GV: phấn màu, thước thẳng, bảng phụ, 2. ChuÈn bÞ cña HS: dụng cụ học tập. III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: 1. Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: (7ph) HS1: Viết B(4), B(6), BC(4, 6). à Gọi HS nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Ho¹t ®éng 1: Giới thiệu BCNN (10ph) - Số nhỏ nhất khắc 0 trong tập hợp bội chung của 4 và 6 là số nào ? - Giới thiệu khái niệm bội chung. -Phát biểu định nghĩa BCNN? - Nhận xét về quan hệ giữa BC(4,6) và BCNN(4,6). - Xem chú ý SGK. - Số 12 -HS phát biểu - Nhận xét về cách tìm Bội chung nhỏ nhất của các số trong đó có số 1. 1. Bội chung nhỏ nhất Ví dụ1: SGK BC(4,6) = Số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp bội chung của 4 và 6 là 12. Ta nói bội chung nhỏ nhất của 4 và 6 là 12 Ký hiệu BCNN(4,6)=12. * Định nghĩa: Bội chung nhỏ nhất của hai hay nhiều số là số nhỏ nhất khác không trong tập hợp các bội chung của các số đó. * Nhận xét: Tất cả các bội chung của 4 và 6 (là 0,12,24,36) đều là ước của BCNN(4,6). * Chú ý: SGK Hoạt động 2: Cách tìm BCNN. (17ph) - Có cách nào tìm BCNN nhanh hơn không ? - Hãy phân tích các số ra thừa số nguyên tố. - Để chia hết cho 8, BCNN của ba số 8, 18, 30 phải chứa thừa số nguyên tố nào ? - Để chia hết cho 8, 18, 30 thì BCNN của ba số phải chứa thừa số nguyên tố nào ? Cần lấy với số mũ như thế nào ? - Như vậy khi tìm bội chung nhỏ nhất ta lập tích các thừa số nguyên tố chung và riêng với số mũ lớn nhất. -Yêu cầu HS làm. - Giới thiệu về cách tìm BCNN của hai số nguyên tố cùng nhau, ba số nguyên tố cùng nhau. - BCNN của hai hay nhiều số nguyên tố cùng nhau bàng bao nhiêu ? - Tìm hiểu cách tìm bội bằng cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố trong SGK. - Một số HS đọc kết quả phân tích. -Đáp: 23 - Đáp: 2, 3, 5 -Lấy số mũ lớn nhất - Làm ?1 SGK - Làm ?2 theo cá nhân, từ đó lưu ý cách tìm ước chung trong các trường hợp đặc biệt. 2. Tìm ước bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố. Ví dụ 2. Tìm ƯCLN(8,18,30) Bước 1. Phân tích các số ra thừa số nguyên tố: 8 = 23 18 = 2.32 30 = 2.3.5 Bước 2. Chọn các thừa số nguyên tố chung và riêng với số mũ lớn nhất: -Các thừa số nguyên tố chung và riêng là 2, 3, 5 Bước 3. Lập tích các thừa số nguyên tố chung vừa chọn với số mũ lớn nhất. Đó chính là BCNNN cần tìm: -BCNN(8,18,30)=23.32.5 =360 * Quy tắc: SGK ?1 4 = 22 6 = 2.3 BCNN(4,6)=22.3=12 ?2 BNNN(8,12)=24 BCNN(5,7,8)=5.7.8=280 BCNN(16,12,48)=48 * Chú ý: SGK 4. Củng cố, luyện tập. (8ph) Bài 149: a) Tìm BCNN(60,280) b); c) Hướng dẫn về nhà làm. HS làm. Ta có: 60 = 22.3.5 280 = 23.5.7 BCNN(60,280)=23.3.5.7=840 5 .Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (3ph) - Hướng dẫn bài 149b)c), 150. SGK - Học bài theo SGK - Xem trước nội dung phần 3 chuẩn bị cho tiết sắp tới. RÚT KINH NGHIẸM TIẾT 35 Ngày dạy : / 11 /2011(6A ) Ngày dạy : / 11 /2011(6A ) §18. BỘI CHUNG NHỎ NHẤT ( tiếp theo) LUYỆN TẬP I – MỤC TIÊU: - HS được củng cố khái niệm BCNN của hai hay nhiều số, cách tìm BC thông qua tìm BCNN - HS biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố, từ đó biết cách tìm các bội chung của hai hay nhiều số. - HS biết tìm bội chung nhỏ nhất trong một cách hợp lí trong từng trường hợp cụ thể, biết vận dụng tìm bội chung nhỏ nhất trong các bài toán đơn giản. -Cẩn thận, chính xác trong khi tính toán. II – CHUẨN BỊ CỦA GV VÀ HS: 1. Chuẩn bị cña GV: phấn màu, thước thẳng, bảng phụ, 2. Chuẩn bị cña HS: dụng cụ học tập. III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: (15ph) HS1: Phát biểu cách tìm bội chung nhỏ nhất bằng cách phân tích ra thừa số nguyên tố. Tìm BCNN (84, 108) *Chữa Bài Tập: 150 SGK/59. (3 HS lên bảng trình bày bài giải) à Gọi HS nhận xét, cho điểm. 3. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: Cách tìm BC thông qua tìm BCNN (10ph) - Phát biểu nhận xét ở mục 1. - Theo nhận xét để tìm các ước chung của 4 và 6 ta có thể làm thế nào ? - Để tìm BC của các số thông qua tìm BCNN của các số đó như thế nào ? - Tất cả các bội chung của 4 và 6 đều là bội của BCNN (4,6). - Trả lời câu hỏi -HS Trình bày VD3. - Trả lời câu hỏi. -Nêu nhận xét: 3. Cách tìm bội chung thông qua tìm BCNN. Ví dụ 3: Ta có x và x<1000 BCNN(8,18,30)=360 Bội chung của 8, 18, 30 là bội của 360. Lần lượt nhân 360 với 0, 1, 2, 3 ta được 0, 360, 720, 1080. Vậy A = * Nhận xét: SGK Hoạt động 2: Luyện tập (17ph) Dán đề bài để HS quan sát và làm -Hướng dẫn cách giải. -Yêu cầu cá nhân báo cáo. Dán đề bài để HS quan sát và làm - Yêu cầu các nhóm cử đại diện báo cáo - Làm bài trên theo cá nhân -Trình bày. - Nhận xét và hoàn thiện vào vở. - Làm bài trên theo nhóm - Cử đại diện báo cáo trên máy chiếu - Nhận xét và hoàn thiện vào vở. Bài 152.SGK Theo đề bài ta có a là bội chung nhỏ nhất của 15 và 18 BCNN(15,18)=90 Vậy a = 90 Bài tập 153. SGK Theo đề bài ta có: BCNN(30,45) = 90 Lần lượt nhân 90 với 0, 1, 2, 3, 4, 5 ta được các bội chung nhỏ chung hơn 500 của 30 và 45 là 0, 90, 180, 270, 360, 450 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (3ph) - Hướng dẫn bài 154, 155. SGK - Học bài theo SGK RÚT KINH NGHIỆM TIẾT 36 : Ngày dạy: / 11/ 2011(6A ) Ngày dạy: / 11/ 2011(6A ) LUYỆN TẬP I – MỤC TIÊU: - HS được củng cố khái niệm BCNN của hai hay nhiều số. - HS biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích một số ra thừa số nguyên tố, từ đó biết cách tìm các bội chung của hai hay nhiều số. - HS biết tìm bội chung nhỏ nhất trong một cách hợp lí trong từng trường hợp cụ thể, biết vận dụng tìm bội chung nhỏ nhất trong các bài toán đơn giản. -Cẩn thận, chính xác trong khi tính toán. II – CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị cña GV: phấn màu, thước thẳng, bảng phụ, 2. Chuẩn bị cña HS: dụng cụ học tập. III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: HS1: Chữa bài tập 154SGK Nếu HS không làm được GV có thể hướng dẫn: à Gọi HS nhận xét, cho điểm. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: Chữa bài về nhà (10ph) *Hướng dẫn: - Số HS lớp 6C có quan hệ gì với 2, 3, 4, 8 ? - Số HS lớp 6C còn có điều kiện gì ? - Để tìm các BC(2,3,4,8) ta làm thế nào ? *Yêu cầu: - HS làm ra theo nhóm và trình bày trên máy chiếu. - Là BC của 2, 3, 4, 8 - Lớn hơn 35 và nhỏ hơn 60. - Tìm BCNN(2,3,4,8) rồi tìm các bội của nó - Cử đại diện trình bày và nhận xét chéo giữa các nhóm. Bài tập 154. SGK Gọi số HS của lớp 6C là x (HS) Theo đề bài thì x BC(2,3,4,8) Và 35 < x < 60. BCNN(2,3,4,8) = 24 Lần lượt nhân 24 với 0, 1, 2, 3 ta được các bội chung của 2, 3, 4, 8 là 0, 24, 48, 72. Vì 35 < x < 60 nên x = 48. Vậy số HS lớp 6C là 48 HS. Hoạt động 2: Luyện tập (30ph) Bài tập 156. SGK HD: - x có quan hệ gì với 12, 21, 28 ? quan hệ gì với 150, 300 ? - Muốn tìm x ta làm thế nào ? - Yêu cầu làm - Yêu cầu nhận xét và hoàn thiện vào vở Bài tập 157. SGK HD: - x có quan hệ gì với 12 và 15 ? - Muốn tìm x ta làm thế nào ? - Yêu cầu HS làm nhóm và gọi bất kì một thành viên lên trình bày. - x BC(12, 21, 28) và 150 < x< 300 -Tìm BCNN(12,21,28) - Tìm các bội của nó - HS giải. - x = BCNN(12,15) - Tìm BCNN(12,15) - Nhận xét chéo và hoàn thiện vào vở. Bài tập 156. SGK Theo đề bài ta có: x BC(12, 21, 28) và 150 < x< 300. Ta có: BCNN(12, 21, 28) = 84 Lần lượt nhân 84 với 0, 1, 2, 3, 4 ta được các bội chung của 12, 21, 28 là 0, 84, 168, 252, 336. Vậy x Bài tập 157. SGK Gọi số ngày mà hai bạn lại trực nhật cùng nhau sau lần đầu tiên là x (ngày). Theo bài thì x là BCNN(12,15). BCNN(12,15)=60. Nên x=60. Vậy sau 60 ngày kể từ lần đầu tiên hai bạn cùng trực nhật hai bạn lại cùng trực nhật 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (5ph) - Hướng dẫn bài 158. SGK - Làm bài tập191, 192, 195, 196. SBT - Học thuộc 4 câu hỏi (1 – 4) bài ôn tập chương. RÚT KINH NGHIỆM TUẦN 13: Ngày dạy: / 11/ 2011(6A ) TIẾT 37: Ngày dạy: / 11/ 2011(6A ) ÔN TẬP CHƯƠNG I I – MỤC TIÊU: - Học sinh được ôn tập các kiến thức đã học về tính chất chia hết của một tổng, các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5, cho 3, cho 9, số nguyên tố và hợp số, - Vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập. - Cẩn thận chính xác trong khi tính toán. II – CHUẨN BỊ: - GV: phấn màu, thước thẳng, bảng phụ, - HS: dụng cụ học tập. III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: Ổn đinh lớp: Kiểm tra bài cũ: (7ph) Quan sát bảng 1 – SGK và trả lời các câu hỏi 4, 5, 6, 7 phần ôn tập. à Gọi HS nhận xét, cho điểm. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: Chữa bài tập 158 SGK (6ph) -Yêu cầu HS giải -nhận xét- cho điểm HS: Trình bày- nhận xét Bài 158 SGK. Gọi số cây của mỗi đội phải trồng là a. Theo đề bài ta phải tìm BC (8, 9) và 100 < a < 200. Ta có: BCNN (8, 9) = 72. Suy ra: BC(8, 9) = {0; 72; 144; 216 ... } Do 100 < a < 200. Nên a = 144. Vậy số cậy của mỗi đội phải trồng là 144 cây. Hoạt động 2: Ôn tập (30ph) Treo bảng phụ. - Nhắc lại hai tính chất chia hết của một tổng. - Gọi 4 HS lên bảng trình bày. - Chốt lại. -Nhắc lại dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. Bài 2: Yêu cầu 4 hs lần lượt đọc kết quả. (GV :trình bày bảng) Bài 3: -Yêu cầu 4 HS trình bày. -Chốt lại. -Thế nào là số nguyên tố, hợp số. Bài 4: -Trong hai số 635 và 73 số nhào là nguyên tố, số nào là hợp số. -Yêu cầu 1 HS trình bày. -Chốt lại. Bài 5: -Yêu cầu 2 HS lên bảng phân tích các số 120 và 900 ra thừa số nguyên tố. -Chốt lại. - Nhắc lại. - 4 HS trình bày – nêu nhận xét. -Lắng nghe và ghi vào tập. -Nhắc lại. -4 HS đọc kết quả - nhận xét. -4HS trình bày – nhận xét. -Lắng nghe và ghi vào tập. -HS phát biểu – nhận xét. -HS trả lời và giải thích – nhận xét. -Trình bày – nhận xét. -Lắng nghe và ghi vào tập. -2 HS lên bảng phân tích – nhận xét. -Lắng nghe và ghi vào tập. Dạng 1: Áp dụng tính chất chia hết: (5 phút) Bài 1: Áp dụng tính chất chia hết, xem các tổng (hiệu) sau có chia hết cho 6 không? a) 42 + 54; b) 600 – 14 c) 120 + 48 + 20 d) 60 + 15 + 3 Giải: a)42 + 54. Ta thấy: Theo tính chất chia hết của một tổng, ta được: b) 600 – 14 Ta thấy: Theo tính chất chia hết của một tổng, ta được: c) 120 + 48 + 20 Ta thấy: Theo tính chất chia hết của một tổng, ta được: d) 60 + 15 + 3 = 60 + 18 Ta thấy: , Theo tính chất chia hết của một tổng, ta được: Dạng 2: Dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. (10 phút) Bài 2:Trong các số: 213, 405, 680, 156: a) Số nào chia hết cho 2. b) Số nào chia hết cho 3. c) Số nào chia hết cho 5. d) Số nào chia hết cho 9. Giải: a) Các số chia hết cho 2: 680; 156. b) Các số chia hết cho 3: 213; 405; 156. c) Các số chia hết cho 5: 405; 680. d) Các số chia hết cho 9: 405. Bài 3: Điền chữ số vào dấu * để được số . a) Chia hết cho 2. b) Chia hết cho 3. c) Chia hết cho 5. d) Chia hết cho 9. e) Chia hết cho 2 và 9. Giải: a) Chia hết cho 2. b) Chia hết cho 3. c) Chia hết cho 5. d) Chia hết cho 9. e) Chia hết cho 2 và 9. Dạng 3: Số nguyên tố và hợp số. (15 phút) Bài 4: Các số sau là nguyên tố hay hợp số? 635; 73. Giải: Số 635 là hợp số vì , nên ngoài hai ước 1 và chính nó, còn có thêm một ước là 5. Số 73 là nguyên tố. Bài 5: Phân tích các số sau ra thừa số nguyên tố: a) 120; b) 900 Giải: a) 120; b) 900 120 60 30 15 5 1 2 2 2 3 5 900 450 225 75 25 5 1 2 2 3 3 5 5 Vây: 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà: (2ph) - Chuẩn bị các câu hỏi từ 8 đến 10 - Làm bài tập 166. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT 38: Ngày dạy: / 11/ 2011(6A ) Ngày dạy: / 11/ 2011(6A ) ÔN TẬP CHƯƠNG I (Tiếp theo) I – MỤC TIÊU: - Học sinh được ôn tập các kiến thức đã học về ước chung và bội chung, ƯCLN, BCNN - Vận dụng các kiến thức đã học vào giải bài tập. - Cẩn thận chính xác trong khi tính toán. II – CHUẨN BỊ: 1. Chuẩn bị cña GV: thước thẳng, bảng phụ. 2. Chuẩn bị cña HS: dụng cụ học tập. III – TIẾN TRÌNH LÊN LỚP: æn ®inh líp: Kiểm tra bài cũ: (8ph) Trả lời các câu hỏi 8, 9, 10 phần ôn tập. à Gọi HS nhận xét, cho điểm. Bài mới: HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH GHI BẢNG Hoạt động 1: Dạng 4: Tìm ƯC và BC thông qua ƯCLN và BCNN. -Làm vào nháp theo cá nhân - Một HS lên trình bày - Nhận xét - Hoàn thiện vào vở b)-Làm vào nháp theo cá nhân - Một HS lên trình bày - Nhận xét - Hoàn thiện vào vở - Làm vào nháp theo cá nhân - Một HS lên trình bày - Nhận xét - Hoàn thiện vào vở - Làm vào nháp theo cá nhân - Một HS lên trình bày - Nhận xét - Hoàn thiện vào vở Bài tập 166. Sgk a. Theo đề bài ta có: x ƯC(84,180) và x > 6 ƯCLN(84,180) = 12 Do đó: ƯC(84,180)={1; 2; 3; 4; 6; 12} Vậy: x b. Theo đề bài ta có: x BC(12,15,18) và 0<x<300 BCNN(12,15,18) = 180 Lần lượt nhân 180 với 0, 1, 2... ta được các bội của 180 là 0, 180, 360 ... Vậy x = 180 Hoạt động 2: Dạng 5: Vận dụng ƯC và BC vào giải bài toán thực tế HD:Lần lược đưa ra các câu hỏi yêu cầu HS trả lời: +Tìm gì? +Số sách đó phải là gì của 10, 12, 15 và nó nằm trong khoảng nào? +Để tìm BC ta phải cần tìm gì? -Làm vào nháp theo cá nhân . - Một HS lên trình bày - Nhận xét +Số sách đã bó. +BC (10, 12, 15) và 100x150 +Tìm BCNN. - Làm vào nháp theo cá nhân - Một HS lên trình bày - Nhận xét - Hoàn thiện vào vở Bài tập 167.SGK Gọi số sách cần tìm là x (quyển) Theo đề ta có: x BC(10,12,15) và 100x150 BCNN(10,12,15)=60 Lần lượt nhân 60 với 0, 1, 2, 3 ta được các bội của 60 là 0, 60, 120, 180. Do đó : x = 120 (quyển) Vậy : Số sách cần bó là 120 quyển. 4. Hướng dẫn HS tự học ở nhà -Xem lại tất cả các BT đã giải. - Chuẩn bị cho tiết sau kiểm tra 1 tiết. RÚT KINH NGHIỆM TIẾT 39: Ngày kiểm tra: / / 2012(6A ) Ngày kiểm tra: / / 2012(6A ) KIỂM TRA 45 PHÚT – SỐ HỌC 6 I. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG I – HÌNH HỌC 6: Cấp độ Tên chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng Cộng Cấp độ thấp Cấp độ cao Tính chất chia hết của một tổng. (1 tiết) Biết vận dụng các tính chất chia hết của một tổng, một hiệu để xác định một tổng, một hiệu có chia hết cho một số đã cho hay không. Số câu: Số điểm Tỉ lệ % 1 0,5 0,5 điểm = 5 % Các dấu hiệu chia hết cho 2, 3, 5, 9. (4 tiết) Nhận biết các dấu hiệu chia hết để xác định một số đã cho có chia hết cho 2, 3, 5, 9 hay không. Vận dụng các dấu hiệu chia hết để xác định một số đã cho có chia hết cho 2, 3, 5, 9 hay không. Số câu: Số điểm Tỉ lệ % 2 1,0 3 1,5 2,5 điểm = 25 % Số nguyên tố. hợp số. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố (4 tiết) Biết khái niệm số nguyên tố và hợp số. Phân tích một hợp số ra thừa số nguyên tố trong những trường hợp đơn giản. Số câu: Số điểm Tỉ lệ % 1 1,0 1 1,0 2,0 điểm = 20 % Ước và bội. Ước chung và ƯCLN, bội chung và BCNN. (9 tiết) Biết các khái niệm: Ước và bội, ước chung và ƯCLN, bội chung và BCNN. Tìm được các ước, bội của một số, các ước chung bội chung đơn giản của hai hoặc ba số. Tìm được BCNN, ƯCLN của hai trong số trong những trường hợp đơn giản. Vận dụng ƯCLN hoặc BCNN giải bài toán thực tế Số câu: Số điểm Tỉ lệ% 4 1,0 2 2,0 1 1,0 1 1,0 5,0 điểm = 50 % Tổng số câu: Tổng số điểm: Tỉ lệ: 7 3,0 30% 4 3,5 35% 4 2,5 25% 1 1,0 10% 16 10,0 100% II. ĐỀ KIỂM TRA CHƯƠNG I – HÌNH HỌC 6: Bài 1: (1,5 điểm) a) Áp dụng tính chất chia hết, xét xem tổng sau có

File đính kèm:

  • docTu_n 11 d_n 14.doc
Giáo án liên quan