Giáo án Toán 6 - Tiết 40 đến tiết 68

A. Mục tiêu:

* Về kiến thức:

- HS biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N thành tập Z.

- HS nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ.

- HS biết cách biểu diễn các số tự nhiuên và các số nguyên âm trên trục số.

* Về kỹ năng: Rèn khả năng liên hệ giữa thực tế và toán học cho HS.

B. Chuẩn bị:

- Bảng phụ hình 31, 35, thước có chia đơn vị.

C. Các hoạt động lên lớp:

I. Ổn định tổ chức:

Sĩ số:

II. Kiểm tra bài cũ: Không

III. Dạy học bài mới:

 

doc48 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1102 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán 6 - Tiết 40 đến tiết 68, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: Ngày giảng: Chương II: Số nguyên Tiết 40: Làm quen với số nguyên A. Mục tiêu: * Về kiến thức: - HS biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N thành tập Z. - HS nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ. - HS biết cách biểu diễn các số tự nhiuên và các số nguyên âm trên trục số. * Về kỹ năng: Rèn khả năng liên hệ giữa thực tế và toán học cho HS. B. Chuẩn bị: - Bảng phụ hình 31, 35, thước có chia đơn vị. C. Các hoạt động lên lớp: I. ổn định tổ chức: Sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: Không III. Dạy học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV: Đưa bảng phụ H.31 lên bảng và giới thiệu về các nhiệt độ: 00C, trên 00C và dưới 00C ghi trên nhiệt kế HS: Quan sát và ghi nhớ. GV: Giới thiệu về số nguyên âm và cách đọc. HS: Đọc và viết GV: Yêu cầu HS giải thích ý nghĩa số đo nhiệt độ. Cho HS đọc và trả lời miệng ?1 HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV GV: Cho HS làm BT 1/SGK/68 GV đưa ra bảng phụ H.53/SGK HS: Quan sát và trả lời. GV: Theo dõi và sửa sai nếu có. GV: Yêu cầu HS thực hiện ?2 HS: Đọc độ cao của đáy vịnh Cam Ranh, độ cao của núi Phan - Xi - Păng. GV: Cho HS làm tiếp bài tập số 2 HS: Giải thích ý nghĩa các con số. GV: Yêu cầu HS đọc hiểu ví dụ 3 HS: Lấy VD thực tế tương tự VD3. GV: Cho HS thực hiện ?3 và giải thích. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. GV: Chốt lại nội dung kiến thức qua các ví dụ về số nguyên âm. GV: Cho HS vẽ tia số (lưu ý chí rõ gốc, có chiều, có đơn vị) HS: Vẽ tia số. GV: Vẽ tiếp tia đối của tia số và ghi các đơn vị là các số -1; -2; -3; … rồi giới thiệu trục số. HS: Theo dõi, ghi nhớ. GV: Cho HS thực hiện ?4 HS: Thực hiện ?4 GV: Giới thiệu trục số thẳng đứng => chú ý 1. Các ví dụ: 00C: Đọc là không độ C 1000C: Đọc là một trăm độ C -100C: Đọc là âm 10độ C hoặc trừ 100C Các số nguyên âm: -1; -2; -3; … ?1 Nóng nhất: TP. Hồ Chí Minh Lạnh nhất: TP. Matxcơva. Bài tập số 1/SGK/68: a) Nhiệt kế a: -30C d: 20C b: -20C e: 30C c: 00C b) Nhiệt kế b có nhiệt độ cao hơn. Bài tập số 1/SGK/68: a) Độ cao của đỉnh Êvơret là 8 848 m nghĩa là đỉnh Êvơret cao hơn mực nước biển là 8 848 m. b) Độ cao của đáy vực Marvan là âm 11 524 m nghĩa là đáy vực đó thấp hơn mực nước biển 11 524 m. 2. Trục số: | | | | | | | -3 -2 -1 0 1 2 3 - Điểm 0 là điểm gốc của trục số. - Chiều từ trái phải là chiều dương. - Chiều từ phải trái là chiều âm. ?4 Đáp án: Điểm A: -6; C: 1 B: -2; D: 5 *Chú ý: SGK/67 IV. Luyện tập củng cố: GV: Trong thực tế người ta dùng số nguyên âm để làm gì? HS: Trả lời GV: Chốt lại và cho HS làm bài tập số 5/SGK - Số nguyên âm dùng để chỉ nhiệt độ dưới 0, số nợ, thời gian trước công nguyên, … Bài tập 5/SGK/68: | | | | | | | -3 -2 -1 0 1 2 3 a) Điểm cách đều diểm 0 3 đơn vị là 3 và -3. b) Ba cặp điểm cách đều điểm 0 là: -3 và 3; -2 và 2; -1 và 1. V. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học bài: đọc lại các ví dụ SGK để hiểu rõ về số nguyên âm, tập vẽ thành thạo trục số . - Xem lại các bài tập đã làm tại lớp. - Bài tập về nhà: 3/SGK/68, 1 - 8/ SBT. - Đọc trước: Đ2. Tập hợp các số nguyên. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 41: Tập hợp các số nguyên A. Mục tiêu: * Về kiến thức: HS biết tập hợp các số nguyên bao gồm số nguyên âm, số 0, số nguyên dương. Biết biểu diễn số nguyên a trên trục số, tìm được số đối của 1 số nguyên. HS bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên để nói về các đại lượng có hai hướng ngược nhau. * Về kỹ năng: HS bước đầu có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn. B. Chuẩn bị: - Bảng phụ, thước kẻ, phấn màu. C. Các hoạt động lên lớp: I. ổn định tổ chức: Sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV: Nêu yêu cầu kiểm tra: HS1: Lấy 2 ví dụ trong thực tế có số nguyên âm, giải thích ý nghĩa của các số nguyên âm đó. HS2: Làm bài tập số 8/SBT GV: Gọi HS nhận xét bài của bạn GV đánh giá cho điểm Đáp án: 1. - Độ cao là -30m nghĩa là độ cao đó thấp hơn so với mực nước biển là 30m - Có -10 000 đồng nghĩa là nợ 10 000 đồng. Bài 8/SBT: a) 5 và (-1) b) -2; -1; 0; 1; 2; 3. III. Dạy học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV: Giới thiệu số nguyên dương, số nguyên âm, số 0, tập Z trên trục số. Hãy cho VD về số nguyên dương, nguyên âm? HS: Thực hiện GV: Cho HS làm bài tập 6/SGK Gọi HS đứng tại chỗ trả lời HS: Mỗi em trả lời 1 ý của bài tập. GV: Tập N và tập Z có quan hệ với nhau như thế nào? HS: Trả lời GV: Mô tả bằng sơ đồ, đưa ra các chú ý. GV: Cho HS đọc nhận xét và ví dụ SGK GV: Đưa bảng phụ H.38 yêu cầu HS thực hiện ?1, ?2 HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV GV: Chốt lại và chuyển mục GV: Yêu cầu HS biểu diễn các cặp số -1 và 1; -2 và 2; -3 và 3 trên trục số. HS: Thực hiện và nêu nhận xét. GV: 1 và -1 gọi là 2 số đối nhau. Hày tìm số đối của các số: 2; -4; 0; 5; -8; .. HS: Thực hiện GV: Chốt lại cách xác định số đối của một số. 1. Số nguyên: - Số nguyên dương: 1; 2; 3; … (hoặc: +1; +2; +3; …) - Số nguyên âm: -1; -2; -3; … Z = { … ; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; …} Bài só 6/SGK/70: -4 ẻ N: sai 0 ẻ Z: đúng 4 ẻ N: đúng 5 ẻ Z: đúng -1 ẻ N: sai *Chú ý: a) N Z. (N là tập con của Z) N Z b) c) SGK *Nhận xét: SGK *Ví dụ: SGK ?1 Đáp án: Điểm C: +4 km; D: -1 km; E: -4 km ?2 Đáp án: a) Chú Sên cách A 1 m về phía trên(+1) b) Chú Sên cách A 1 m về phía dưới(-1) 2. Số đối: | | | | | | | -3 -2 -1 0 1 2 3 Điểm 1 và -1 cách đều điểm 0 và nằm về hai phía của điểm 0 Tương tự các cặp số -2 và 2; -3 và 3 1 là số đối của -1 và ngược lại. Số đối của 2 là -2 Số đối của -4 là 4 Số đối của 0 là 0 IV. Luyện tập củng cố: GV: Người ta dùng số nguyên để biểu thị các đại lượng như thế nào? HS: Trả lời GV: Tập Z bao gồm những phần tử nào? HS: Trả lời GV: Cho HS làm bài tập số 8/SGK HS: Đứng tại chỗ trả lời GV: Cho các ví dụ về 2 số đối nhau. Trên trục số 2 số đối nhau có đặc điểm gì? HS: Trả lời … các đại lượng ngược hướng. Z = { … ; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; …} Bài số 8/SGK: a) … 5 độ trên 00C b) … 3143 m trên mực nước bioển. c) … số tiền có là 20 000 đồng. ..cách đều và nằm về 2 phía của điểm 0 V. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học bài, xem lại các bài tập đã làm tại lớp. - Bài tập về nhà: 9, 10/SGK/71, 9-16/ SBT. - Đọc trước: Đ3. Thứ tự trong tập hợp các số nguyên. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 42: THứ tự trong Tập hợp các số nguyên A. Mục tiêu: * Về kiến thức: HS biết so sánh 2 số nguyên và tìm được giá trị tuyệt đối của số nguyên. * Về kỹ năng: Rèn tính chính xác của HS khi áp dụng quy tắc trên. B. Chuẩn bị: - Bảng phụ ?1, thước thẳng phấn màu. C. Các hoạt động lên lớp: I. ổn định tổ chức: Sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV: Nêu yêu cầu kiểm tra: HS1: Tập Z các số nguyên gồm những số nào? Làm bài tập 12/SBT HS2: làm bài tập số 10/SGK/71 HS: 2 em lên bảngblàm bài tập Cả lớp cùng làm và theo dõi bài làm của bạn. GV: Cho HS nhận xét, gv đánh giá cho điểm, chốt lại nội dung kiến thức qua 2 bài tập trên. Đáp án: 1. Z = { … ; -3; -2; -1; 0; 1; 2; 3; …} Bài tập 12/SBT: Số đối của các số +7; +3; -5; -2; -20 lần lượt là: -7; -3; 5; 2; 20. -3 -1 0 B 2. Tây | | | | | | | | | | | | | Đông A C M 1 2 3 4 5 Điểm B: +2 km; Điểm C: -1 km Vị trí điểm 2 và điểm 4 trên trục số: 2 < 4. Trên trục số điểm 2 nằm ở bên trái điểm 4. III. Dạy học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV: Cho HS so sánh 3 và 5, nhận xét vị trí 2 số trên trục số HS: Thực hiện, nhận xét so sánh 2 số tự nhiên GV: Giới thiệu so sánh 2 số nguyên GV: Cho HS đọc phần kết luận Giáo bảng phụ nhóm cho các nhóm hoạt động ?1 HS: Hoạt động nhóm thực hiện ?1 GV: Cho các nhóm báo cáo kết quả và nhận xét chéo giữa các nhóm. GV: Em có nhận xét gì về số 0 với các số nguyên âm, nguyên dương? HS: Trả lời GV: Giới thiệu số liền trước, liền sau Nêu chú ý, cho HS thực hiện ?2 HS: Thực hiện ?2 GV: Chốt lại qua ?2 Cho HS thực hiện tiếp ?3 GV: Giới thiệu giá trị tuyệt đối của một số nguyên HS: Theo dõi, ghi nhớ. GV: Cho HS thực hiện ?4 HS: Thực hiện ?4 GV: Qua các ví dụ trên em có nhận xét gì về GTTĐ của số nguyên âm, số 0 và số nguyên dương? HS: Suy nghĩ trả lời GV: Chốt lại và đưa ra nhận xét. 1. So sánh 2 số nguyên: Trong 2 số nguyên khác nhau có 1 số nhỏ hơn số kia. a nhỏ hơm b: a < b a lớn hơn b: a > b *Kết luận: SGK/71 ?1 Đáp án: a) … trái … nhỏ hơn … -5 < -3 b) … phải … lớn hơn … 2 > -3 c) … trái … nhở hơn … -2 < 0 *Nhận xét: SGK/71 *Chú ý: SGK/71 ?2 Đáp án: a) 2 < 7 b) -2 > -7 c) -4 < 2 d) -6 < 0 e) 4 > 2 g) 0 < 3 2. Giá trị tuyệt đối của một số nguyên: 3 đv 3 đv | | | | | | | -3 -2 -1 0 1 2 3 -3 và 3 cách 0 một khoảng là 3 đơn vị *Tổng quát: SGK/72 Ví dụ: | 13 | = 13 | -20 | = 20; | 0 | = 0 *Nhận xét: SGK/72 IV. Luyện tập củng cố: GV: Trên trục số nằm ngang số nguyên a nhỏ hơn số nguyên b khi nào? Cho ví dụ. So sánh -1000 và 2 HS: Đứng tại chỗ trả lời GV: Thế nào là GTTĐ của 1 số a? Cho ví dụ. HS: Trả lời GV: Cho HS làm bài 15/SGK/73 Đáp án: a < b khi a nằm bên trái b -1000 < 2 Bài 15/SGK/73: => | 3 | < | 5 | | 3 | = 3 | 5 | = 5 => | -3 | < | -5 | | -3 | = 3 | -5 | = 5 V. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học kỹ lý thuyết, đặc biệt là so sánh 2 số nguyên và hiểu về GTTĐ của số nguyên . - Bài tập về nhà: 14, 16, 17/SGK, 17 - 22/ SBT. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 43: Luyện tập A. Mục tiêu: * Về kiến thức: Củng cố các khái niệm về tập Z, tập N. Củng cố cách so sánh 2 số nguyên, cách tìm GTTĐ của 1 số nguyên, tìm số đối, số liền trước liền sau, tìm giá trị b\của biểu thức ở dạng đơn giản có chứa GTTĐ . * Về kỹ năng: Rèn tính chính xác của HS qua áp dụng các quy tắc trong thực hành tính toán. B. Chuẩn bị: - Bảng phụ. C. Các hoạt động lên lớp: I. ổn định tổ chức: Sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV: Nêu yêu cầu kiểm tra: HS1: Làm bài 18/SBT/57 HS2: Làm bài 16 và 17/SGK/57 GV:Vậy sửa thế nào cho đung? HS: Z = {Số nguyên âm; N} Đáp án: Bài 18: a) Sắp xếp theo thứ tự tăng dần: -15 < -1 < 0 < 3 < 5 < 8 b) Sắp xếp theo thứ tự giảm dần: 2000 > 10 > 4 > 0 > -9 > -97 Bài 17: Không, vì ngoài số nguyên dương và số nguyên âm, tập Z còn cả số 0. III. Dạy học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV: Yêu cầu HS làm bài tập số 18 HS: Hoạt động nhóm làm bài tập. Đại diện nhóm trả lời GV: Yêu cầu HS giải thích rõ (Vẽ trục số để giải thích các ý b, c, d) GV: Cho HS đứng tại chỗ trả lời miệng bài 19. HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV GV: Thế nào là 2 số đối nhau? HS: Trả lời và làm bài tập 21 GV: Nhận xét và chốt lại cáh tìm số đối của số dưới dấu GTTĐ GV: Dựa vào cáh tìm GTTĐ ta tính giá trị của các biểu thức sau: - Gọi 1 HS nêu cách giải bài tập - Cho 2 HS lên bảng thực hiện, mỗi em 2 ý. HS: 2 em lên bảng thực hiện Cả lớp cùng làm vào vở GV: Gọi 3 HS lên bảng thực hiện 3 ý của bài tập HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV. GV: Khi nào số nguyên a gọi là số liền trước của số nguyên b? HS: Trả lời GV: Chốt lại bằng các số trên trục số. GV: Cho HS hoạt động nhóm làm bài 32 (lưu ý mỗi phần tử chỉ liệt kê 1 lần) HS: Hoạt động nhóm làm bài, nhận xét kết quả chéo giữa các nhóm. GV: Đưa ra bảng phụ nội dung bài đúng sai, lần lượt gọi từng HS thực hiện HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV 1. So sánh 2 số nguyên: Bài 18/SGK/73: a) Số a chắc chắn là số nguyên dương. b) Số b có thể là số nguyên âm, có thể là số nguyên dương. c) Số c có thể là sô 0 d) Số d chắc chắn là số nguyên âm. Bài 19/SGK/73: a) 0 < +2; b) - 15 < 0; c) -10 < -6 d) +3 < +9; e) -3 < +9; f) -10 < +6 2. Tìm số đối của 1 số nguyên: Bài 21/SGK: -4 có số đối là 4 6 có số đối là -6 | 5 | có số đối là -5 | 3| có số đối là -3 4 có số đối là -4 0 có số đối là 0 3. Tính giá trị biểu thức: Bài 20/SGK/73: a) | -8 | - | -4 | = 8 - 4 = 4 b) | -7 | . | -3 | = 7 . 3 = 21 c) | 18 | : | -6 | = 18 : 6 = 3 d) | 153 | + | -53 | = 153 + 53 = 206 4. Tìm số liền trước, liền sau: Bài 22/SGK/74: a) Số liền trước của các số 2; -8; 0; -1 lần lượt là: 1; -9; -1; -2. b) Số liền trước của các số -4; 0; 1; -25 lần lượt là: -5; -1; 0; -26. c) a = 0. 5. Bài tập về tập hợp: Bài 32/SBT/58 a) B = {5; -3; 7; -5; 3; -7} b) C = {5; -3; 7; -5; 3} Bài tập đúng - sai: -99 > -100 -502 > | -500 | | -101 | < | -12 | | 5 | > | -5 | | -12 | < 0 -2 < 1 V. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Tiếp tục học, hiểu định nghĩa và các nhận xét về so sánh 2 số nguyên, cách tính GTTĐ của 1 số nguyên. . - Xem lại các bài tập đã làm tại lớp. - Bài tập về nhà: 25 - 31/57 - 58/ SBT. - Đọc trước: Đ4. Cộng hai số nguyên cùng dấu. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 44: cộng hai số nguyên cùng dấu A. Mục tiêu: * Về kiến thức: HS biết cộng hai số nguyên cùng dấu, trọng tâm là cộng 2 số nguyên âm. Bước đầu hiểu được có thể dùng số nguyên biểu thị sự thay đổi theo 2 hướng ngược nhau của 1 đại lượng. * Về kỹ năng: Rèn kỹ năng thực hiện phép cộng 2 số nguyên âm. B. Chuẩn bị: C. Các hoạt động lên lớp: I. ổn định tổ chức: Sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV: Nêu yêu cầu kiểm tra: Tính GTTĐ của các số sau: | -13 | = ? | 13 | = ? | 0 | = ? | a | = ? HS: 1 em lên bảng thực hiện GV: Cho HS nhận xét và chốt lại cách tìm GTTĐ của 1 số nguyên. Đáp án: | -13 | = 13; | 13 | = 13; | 0 | = 0 | a | = a nếu a ³ 0 -a nếu a < 0 III. Dạy học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV: Đưa ra ví dụ: (+4) + (+2) = Số (+4) và (+2) chính là các số tự nhiên 4 và 2. Vậy tính tổng này như thế nào? HS: Trả lời GV: Minh hoạ trên trục số và chốt lại: Cộng 2 số nguyên dương chính là cộng 2 số tự nhiên. Cho HS thực hiện VD: (+425) + ( +150) GV: Cho HS đọc ví dụ và tóm tắt: HS: Nhiệt độ buổi trưa: -30C Buổi chiều giảm -20C. Tính nhiệt độ buổi chiều. GV: Nhiệt độ buổi chiều giảm -20C, ta coi nhiệt độ tăng như thế nào? HS: -20C GV: Muốn tìm nhiệt độ ở Matxcơva ta làm như thế nào? HS: Thực hiện phép cộng. GV: Hướng dẫn HS cộng trên trục số. GV: Cho HS thực hiện ?1 Dãy1: Thực hiện (-4) + (-5) trên trục số Dãy2: Thực hiện | -4 | + | -5 | GV: Em có nhận xét gì về 2 kết quả trên? HS: Trả lời => kết luận GV: Để cộng 2 số nguyên âm ta làm thế nào? => quy tắc Cho HS đọc VD và thực hiện ?2 HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV GV: Chốt lại quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu. 1. Cộng hai số nguyên dương: Ví dụ: a) (+4) + (+2) = 4 + 2 = 6 +4 +2 | | | | | | | | 0 1 2 3 4 5 6 7 b) = 245 + 150 = 575 2. Cộng hai số nguyên âm: -20C -30C | | | | | | | -5 -4 -3 -2 -1 0 -50C Nhiệt độ buổi chiều ở Matxcơva là: (-3) + (-2) = (-5) (0C) Đáp số: -50C ?1 Đáp án: (-4) + (-5) = -9 | -4 | + | -5 | = 4 + 5 = 9 * Tổng của 2 số nguyên âm bằng số đối của tổng hai GTTĐ của chúng. *Quy tắc: SGK/75 Ví dụ: (-17) + (-54) = -( 17 + 54) = -71 ?2 Đáp án: a) (+37) + (+81) = 119 b) (-23) + (-17) = -(23 + 17) = -40 IV. Luyện tập củng cố: GV: Cho HS làm bài tập 23, 24/SGK HS: Lần lượt lên bảng thực hiện. GV: Yêu cầu HS giải thích. HS: Lần lượt lên bảng thực hiện GV: Chốt lại cách làm và lưu ý học sinh vận dụng đúng quy tắc. Bài 23/SGK/75: a) 2763 + 152 = 2915 b) (-17) + (-14) = -(17 + 14) = -131 c) (-35) + (-9) = -(35 + 9) = - 44 Bài 24/SGK/75: a) (-5) + (-248) = -(5 + 248) = -253 b) 17 + | -33 | = 17 + 33 = 50 c) | -37 | + | +15 | = 37 + 15 = 52 V. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học thuộc quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu . - Xem lại các bài tập đã làm tại lớp. - Bài tập về nhà: 26/SGK/75, 35 - 41/ SBT. - Đọc trước: Đ5. Cộng hai số nguyên khác dấu. So sánh hai quy tắc. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 45: cộng hai số nguyên khác dấu A. Mục tiêu: * Về kiến thức: HS nắm vững cách cộng 2 số nguyên khác dấu (phân biệt với cộng 2 số nguyên cùng dấu). HS hiểu được việc dùng số nguyên để biểu thị việc tăng hoặc giảm của 1 đại lượng. * Về kỹ năng: Có ý thức liên hệ những điều đã học với thực tiễn và bước đầu biết diễn đạt 1 tình huống thực tiễn bằng ngôn ngữ toán học. B. Chuẩn bị: - Bảng phụ. C. Các hoạt động lên lớp: I. ổn định tổ chức: Sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV: Nêu yêu cầu kiểm tra: Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập 26/SGK HS: 1 em lên bảng làm bài tập Cả lớp cùng làm vào vở, theo dõi và nhận xét bài làm của bạn. GV: Đánh giá bài của HS. Từ bài toán trên, ngưới ta không cho là giảm 70C mà cho tăng 70C thì ta làm như thế nào? HS: (-5) + (+7) = GV: Đặt vấn đề vào bài mới. Bài 26/SGK/75: Nhiệt độ giảm thêm 70C tức là tăng thêm -70C. Nhiệt độ của phòng ướp lạnh sau khi giảm 70C là: (-5) + (-7) = -12(0C) III. Dạy học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV: Cho HS đọc nghiên cứu ví dụ1 HS: Đọc và nghiên cứu cách giải. GV: Muốn tìm nhiệt độ buổi chiều ta làm như thế nào? HS: Thực hiện phép cộng 3 + (-5) GV: Hướng dẫn HS thực hiện phép cộng trên trục số. Tương tự hãy thực hiện: (-5) + 7 HS: Thực hiện GV: Cho HS thực hiện ?1 và ?2 GV hướng dẫn thực hiện trên trục số GV: Qua các ví dụ trên ta có kết luận gì về cộng 2 số nguyên khác dấu? HS: Trả lời GV: Cho vài HS đọc quy tắc SGK Cho HS đọc nghiên cứu ví dụ Cho cả lớp thực hiện ?3 HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV GV: Chốt lại quy tắc và vận dụng quy tắc thực hiện phép cộng. 1. Ví dụ 1: Nhiệt độ giảm 50C tức là tăng -50C, nên ta có: 3 + (-5) = -2 Vậy nhiệt độ trong phòng ướp lạnh buổi chiều hôm đó là -20C. ?1 Đáp án: (-3) + (+3) = 0 (+3) + (-3) = 0 => (-3) + (+3) = (+3) + (-3) ?2 Đáp án: a) 3 + (-6) = -3 | -6 | - | 3 | = 6 - 3 = 3 Vậy: 3 + (-6) = -(6 - 3) b) (-2) + (+4) = +(4 - 2) 2. Quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu: Quy tắc (SGK) Ví dụ: SGK ?3 Đáp án: a) (-38) + 27 = -( | -38 | - | 27 | ) = - 11 b) 273 + (-123) = ( |273| - |-123|) = 150 IV. Luyện tập củng cố: GV: Yêu cầu HS so sánh 2 quy tắc cộng số nguyên. Cho HS làm bài 27/SGK/76 HS: 2 em lên bảng thực hiện, cả lớp cùng làm vào vở. GV: Cho HS khác nhận xét, GV đánh giá, sửa sai nếu có. GV: Đưa ra bảng phụ: Điền Đ (đúng) , S (sai) vào ô trống, nếu sai sửa lại cho đúng: (+7) + (-3) = (+4 ) (-2) + (-2) = 0 (-4) + (+7) = (-3 ) (-5) + (+5) = 10 Bài 27/SGK/76: a) 26 + (-26) = 0 b) (-75) + 50 = -(75 - 50) = -25 c) 80 + (-220) = -(220 - 80) = -140 d) (-73) + 0 = -73 Bài tập: Đáp án: Đ Đ S: (-4) + (+7) = 3 S: (-5) + (+5) = 0 V. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Học thuộc quy tắc SGK/76 và quy tắc SGK/75. So sánh 2 quy tắc đó . - Xem lại các bài tập đã làm tại lớp. - Bài tập về nhà: 30 - 33/SGK/76 -77. Hướng dẫn bài 30: Rút ra nhận xét: Một số nguyên âm cộng với 1 số => kết quả như thế nào. Một số cộng với 1 số nguyên dương kết quả thay đổi như thế nào? Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 46: luyện tập A. Mục tiêu: * Về kiến thức: Củng cố các quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu, cộng 2 số nguyên khác dấu. * Về kỹ năng: Rèn kỹ năng áp dụng 2 quy tắc cộng 2 số nguyên. Biết dùng số nguyên để biểu thị sự tăng giảm của một đại lượng thực tế. B. Chuẩn bị: - Bảng phụ. C. Các hoạt động lên lớp: I. ổn định tổ chức: Sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV: Nêu yêu cầu kiểm tra: Phát biểu quy tắc cộng 2 số nguyên cùng dấu, khác dấu. áp dụng: Tính: (-2) + 3 = ? 18 + (-18) = ? 10 + (-12) = ? (-5) + (-5) = ? GV: Cho HS khác nhận xét bài của bạn Hãy so sánh 2 quy tắc trên HS: So sánh GV: Chốt lại và chỉ rõ sự khác nhau khi thực hiện 2 quy tắc. Đáp án: - Quy tắc: SGK (-2) + 3 = 1 18 + (-18) = 0 10 + (-12) = -2 (-5) + (-5) = -10 III. Dạy học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV: Gọi 3 HS lên bảng làm bài 30 HS: 3 em lên bảng làm bài tập GV: Chốt lại 1 quy tắc đã học GV: Cho HS làm tiếp bài 34 Muốn tính được giá trị của biểu thức ta làm như thế nào? HS: Thay x, y vào biểu thức, thực hiện phép tính. GV: Gọi 2 HS lên bảng làm bài tập. GV: Đưa ra bảng phụ có nội dung bài toán: Dự đoán giá trị của x và kiểm tra lại: a) x + (-3) = -11 b) -5 + x = 15 c) x + (-12) = 2 d) | -3 | + x = -10 GV: Tìm x trong bài toán trên như thế nào? HS: Trả lời. GV: Đưa nội dung bài 35/SGK/75 Gọi x là số tiền của ông Nam năm nay so với năm ngoái. Biểu diễn x như thế nào? HS: Trả lời GV: Cho Hs hoạt động nhóm làm bài 55/SBT HS: Thảo luận nhóm, đại diện nhóm trình bày GV: Chốt lại: ý a) có tổng là -100, có 1 số hạng là -24 => số hạng kia là -76 => * là 7 1. Tính giá trị biểu thức va so sánh: Bài 30/SGK/76: a) 1763 + (-2) = 1761 < 1763 b) (-105) + 5 = -100 > -105 c) (-29) + (-11) = -30 < -29 Bài 34/SGK/76: a) Vì x = -4 (-4) + ( -16) = -20 b) Vì y = 2 nên ta có: (-102) + 2 = -100 2. Tìm số nguyên x: Bài bổ xung: a) x = -8 vì: (-8) + (-3) = -11 b) x = 20 vì: (-5) + 20 = 15 c) x = 14 vì: 14 + (-12) = 2 d) x = -13 vì: | -3 | + (-13) = -10 Bài 35/SGK/75: a) Số tiền năm nay tăng 5 triệu so với năm ngoái là: x = 5 b) Số tiền năm nay giảm 2 triệu so với năm ngoái là: x = -2 Bài 55/SBT/60: a) (-76) + (-24) = -100 b) 39 + (-15) = 24 c) 296 + (-502) = -206 IV.Củng cố: GV: Đưa ra bảng phụ nội dung bài toán: Xét xem kết quả và phát biểu sau đúng hau sai? a) (-125) + (-55) = -70 b) 80 + (-42) = 38 c) | -15 | + (-25) = -40 d) (-25) + | -30 | + | 10 | = 15 e) Tổng của 2 số nguyên âm là số nguyên âm. f) Tổng của 1 số nguyên âm và 1 số nguyên dương là 1 số nguyên dương. Đáp án: a) Sai về tính giá trị tuyệt đối b) Đúng. c) Sai vì: = 15 + (-25) = -10 d) Đúng e) Đúng f) Sai vì còn phụ thuộc vào giá trị tuyệt đối của các số. V. Hướng dẫn học bài ở nhà: - Ôn lại các quy tắc cộng 2 số nguyên, quy tắc tìm GTTĐ, các tính chất của phép cộng các số tự nhiên. - Xem lại các bài tập đã làm tại lớp. - Bài tập về nhà:51 - 54/ SBT. - Đọc trước: Đ6. Tính chất của phép cộng các số nguyên. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 47: Tính chất của phép cộng các số nguyên A. Mục tiêu: * Về kiến thức: HS nắm được các tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên. Bước đầu hiểu và có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản của phép cộng để tính nhanh và tính toán hợp lý. * Về kỹ năng: Biết và tính đúng tổng của nhiều số nguyên. B. Chuẩn bị: C. Các hoạt động lên lớp: I. ổn định tổ chức: Sĩ số: II. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV: Nêu yêu cầu kiểm tra: - Thực hiện các phép tính và rút ra nhận xét: a) (-2) + (-3) và (-3) + (-2) b) (-8) + (+4) và (+4) + (-8) - Phép cộng các số tự nhiên có những tính chất gì? HS: 1 em lên bảng trả lời, các HS khác theo dõi và nhận xét. GV: Nhận xét đánh giá và đặt vấn đề vào bài mới. Đáp án: a) (-2) + (-3) = -5; (-3) + (-2) = -5 Vậy: (-2) + (-3) = (-3) + (-2) b) (-8) + (+4) = -4; (+4) + (-8) = -4 Vậy: (-8) + (+4) = (+4) + (-8) III. Dạy học bài mới: Hoạt động của thầy và trò Ghi bảng GV: Đưa phần kiểm tra bài cũa vào: Ta thấy phép cộng các số nguyên cũng có tính chất giao hoán HS: Lấy thêm VD GV: Đưa ra công thức tổng quát. GV: Yêu cầu HS thực hiện ?2, gọi từng HS đứng tại chỗ đọc HS: Làm bài và đọc kết quả, GV ghi bảng. GV: Yêu cầu HS nêu thứ tự thực hiện các phép tính. Rút ra nhận xét HS: Rút ra nhận xét GV: Kết luận và viết trường hợp TQ Giới thiệu phần chú ý SGK Cho HS làm bài 36 ý a HS: áp dụng tính chất kết hợp thực hiện phép tính GV: Chốt lại: Cần lưu ý vận dụng tính chất trong thực hành tính toán. GV: 1 số nguyên a cộng với 0 kết quả bằng bao nhiêu? HS: Trả lời và cho VD GV: 12 và -12 có quan hệ gì? HS: Trả lời GV: Tổng của 2 số đối nhau bằng bao nhiêu? HS: Trả lời GV: Cho HS đọc nghiên cứu kỹ về số đối trong SGK GV: Cho HS thực hiện ?3: Bài yêu cầu ta phải làm gì? HS: Trả lời GV: Chốt lại: - Tìm số nguyên a sao cho: -3 < a < 3 - Tính tổng 1. Tính chất giao hoán: Ví dụ: SGK a + b = b + a ( với a, b ẻ Z) 2. Tính chất kết hợp: ?2 Đáp án: a) [ (-3) + 4] + 2 = 1 + 2 = 3 b) (-3) + ( 4 + 2) = (-3) + 6 = 3 c) ) [ (-3) + 2] + 4 = (-1) + 4 = 3 Từ a, b, c, ta có: [ (-3) + 4] + 2 = (-3) + ( 4 + 2) =[ (-3) + 2] + 4 (vì cùng bằng 3) (a + b) + c = a +(b + c) Bài 36/SGK/78: a) 126 + (-20) + 2004 + (-106) =126 + [ (-20) + (-106)] + 2004 = 126 + (-126) + 2004 = 2004 3. Cộng với số 0: Ví dụ: 10 + 0 = 10 -17 + 0 = -17 Tổng quát: a + 0 = 0 + a = a 4. Cộng với số đối: 12 + (-12) = 0 *Số đối của (-a) là a; -(-a) = a *a ẻ Z+ => -a ẻ Z-; a ẻ Z- => -a ẻ Z+ *Số đối của 0 là 0, nên: -0 = 0 *Tổng của 2 số đối nhau luôn bằng 0 a + (-a) = 0 * Nếu a + b = 0 thì a = -b và b = -a ?3 Đáp án: a ẻ{-2; -1; 0; 1; 2} Tổng: (-2) + (-1) + 0 + 1 + 2 = [ (-2) + 2] + [ (-1) + 1] + 0 = 0 IV. Luyện tập củng cố: GV: Yêu cầu HS nhắc lại

File đính kèm:

  • docSo hoc T40-T68.doc
Giáo án liên quan