I. MỤC TIÊU
- Kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức đã học trong ch¬ương I của HS
- Kiểm tra kĩ năng thực hiện các phép tính, tìm số ch¬ưa biết từ 1 biểu thức hoặc từ những điều kiện cho tr¬ước, kĩ năng áp dụng các kiến thức về ƯC, BC, ƯCLN, BCNN vào giải các bài tập thực tế.
- Rèn luyện cho HS tính cẩn thậnvà chính xác qua việc trình bày bài.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức chương I vào giải bài tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1313 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tiết 40: Kiểm tra chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :15/11/2013
Ngày dạy: 18/11/2013
Tiết 40: KIỂM TRA CHƯƠNG I
I. MỤC TIÊU
- Kiểm tra việc lĩnh hội các kiến thức đã học trong chương I của HS
- Kiểm tra kĩ năng thực hiện các phép tính, tìm số chưa biết từ 1 biểu thức hoặc từ những điều kiện cho trước, kĩ năng áp dụng các kiến thức về ƯC, BC, ƯCLN, BCNN vào giải các bài tập thực tế.
- Rèn luyện cho HS tính cẩn thậnvà chính xác qua việc trình bày bài.
- Kĩ năng vận dụng kiến thức chương I vào giải bài tập.
II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
ĐỀ KIỂM TRA:
Bài 1: (2 điểm)
Cho 6 số tự nhiên: 3507; 1432; 6049; 438; 760; 2385
a) Tìm tất cả các số chia hết cho 2 từ các số trên.
b) Tìm tất cả các số chia hết cho 3 từ các số trên.
Bài 2: (3 điểm) Thực hiện các phép tính sau một cách hợp lý:
a) 123 + 218 + 77 b) 5. 23 + 4. 32 – 52
Bài 3: (3điểm)
Tìm x, biết: a) 5. x – 4 = 11 b) ( 3. x + 4 ). 85 = 87
Bài 4 : (2 điểm) a) Tìm UCLN (24; 60; 126) b) Tìm BCNN (20; 54)
ĐÁP ÁN VÀ BIỂU ĐIỂM
Bài
Đáp án
Điểm
1
( 2đ)
a) Các số chia hết cho 2 là: 1432; 438; 760
1.0
b) Các số chia hết cho 3 là: 3507; 438; 2385
1.0
2
(3đ)
a) 123 + 218 + 77 =(123+77)+218 = 200+218 = 418
1.5
b) 5. 23 + 4. 32 – 52 =5.8+4.9 - 25= 40+36 - 25 = 76 -25 =51
1.5
3
(3đ)
a) 5.x – 22 = 11
5x – 4 = 11
5x = 11 +4
5x = 15
x = 3
0.5
0.5
0.5
b) ( 3. x + 4 ). 85 = 87
3x + 4 = 87 : 85
3x+4 = 82
3x+4 = 64
3x = 60
x = 20
0.5
0.5
0.5
4
(2đ)
a) 24=23.3 60= 22.3.5 126= 2.32.7
UCLN ( 24; 60; 126) =2.3= 6
1.5
b) 20=22.5 54=2.33
BCNN ( 20; 54) = 22.33.5 = 540
1.5
3) Củng cố: - Thu bài kiểm tra và đánh giá ý thức làm bài của HS.
4) Hướng dẫn về nhà:
- Làm lại bài kiểm tra vào vở bài tập
- Xem trước bài mới: “Làm quen với số nguyên âm”
Ngày soạn : 18/11/2013
Ngày dạy : 21/11/2013
Tiết 40: LÀM QUEN VỚI SỐ NGUYÊN ÂM
I. MỤC TIÊU
- HS thấy được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập N.
- HS nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn.
- HS biết cách biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.
- Rèn cho HS khả năng liên hệ giữa thực tế với toán học.
- Nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP
1) Ổn định:
2) Kiểm tra: GV yêu cầu HS thực hiện các phép tính sau:
4 +7 = (= 11)
4 . 7 = (= 28)
4 - 7 = (không tìm được kết quả trong tập hợp N)
3) Bài mới
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ1: Giới thiệu các ví dụ thực tế sử dụng số nguyên âm
GV: Giới thiệu số nguyên âm, cách đọc
GV: Đưa ra các ví dụ cần dùng đến số nguyên âm:
Ví dụ 1: GV treo hình vẽ 31 sgk cho HS quan sát và giới thiệu các nhiệt độ: 00C, trên 00C, dưới 00C ghi trên nhiệt kế.
?: Nếu viết – 30C nghĩa là ntn ?
GV: Vậy số âm biểu diễn nhiệt độ dưới 00C, ví dụ: kí hiệu -30C ta đọc 3 độ dưới 00C.
GV: Tương tự cho HS làm ?1/tr66
?: Trong 8 thành phố trên, thành phố nào nóng nhất ? lạnh nhất ?
* Củng cố:
Cho HS làm bài tập1 sgk /tr68
GV: Ngoài ra số nguyên âm còn dùng để chỉ điều gì ? Ví dụ 2
HS đọc ví dụ 2 (SGK)
Vậy số nguyên âm còn để chỉ điều gì ?
?: Nếu nói Cao nguyên Đắc Lắc có độ cao TB 600m nghĩa là gì ? Nói thềm lục địa VN có độ cao TB – 65m nghĩa là gì ?
GV: Cho HS làm ? 2 sgk
?: Giải thích ý nghĩa của các độ cao ?
HS trả lời, nx
GV: Ngoài ra số nguyên âm còn được dùng để chỉ số nợ, ví dụ 3: nếu ông A có 10000 đ, ta nói “ông A có 10000đ”, nếu ông A nợ 10000đ, ta nói “ông A có – 10000đ”
GV: Cho HS làm ?3 sgk
Yêu cầu HS giải thích ý nghĩa của các con số.
HS: Đọc và giải thích
?: Muốn biểu diễn các số nguyên âm ta làm ntn ? => HĐ2
HĐ2: Trục số
Dùng tia số để biểu diễn các số tự nhiên.
GV gọi 1 HS lên bảng vẽ tia số
HS: 1 HS lên bảng vẽ, HS dưới lớp vẽ vào vở.
GV : vẽ tia đối của tia số và ghi các số:
-1; -2; -3 sau đó giới thiệu trục số; điểm gốc của trục số; chiều dương, chiều âm
GV: Cho HS làm ?4 sgk
HS: Đứng tại chỗ trả lời
GV giới thiệu chú ý sgk /tr67 (Liên hệ hình ảnh nhiệt kế - hình 31)
1. Các ví dụ
* Số nguyên âm: -1, -2, -3, -4, ......
Đọc là: âm 1, âm 2, âm 3, âm 4, …
* Ví dụ 1: (SGK – Tr 66)
Số nguyên âm chỉ: nhiệt độ dưới 00C
Chẳng hạn 3 độ dưới 00C.
Kí hiệu: -30C, ta đọc: âm 3 độ C hoặc trừ 3 độ C
(1 HS lên viết, 1 HS dứng tại chỗ đọc nhiệt độ ở các nhiệt kế)
?1
* Ví dụ 2: (SGK – Tr 67)
Số nguyên âm chỉ: độ cao thấp hơn mực nước biển.
?2
* Ví dụ 3: (SGK – Tr 67)
Số nguyên âm: chỉ số nợ.
?3
2. Trục số
-5 -4 -3 -2 -1 0 1 2
?4
Điểm A biểu diễn số - 6
Điểm B biểu diễn số - 2
Điểm C biểu diễn số 1
Điểm D biểu diễn số - 5
* Chú ý (SGK/tr67)
4) Củng cố:
?: Các số nguyên âm kí hiệu khác các số tự nhiên khác 0 ở điểm nào ?
?: Trong thực tế người ta dùng số nguyên âm để biểu thị cái gì ? Cho ví dụ ?
* Bài tập 3 (Tr68 – SGK): Thế vận hội đầu tiên diễn ra vào năm -776.
* Bài tập 4 (Tr68 – SGK):
a) Hãy ghi điểm gốc 0 vào trục số sau:
b) Hãy ghi các số nguyên âm nằm giữa các số -10 và -5 vào trục số sau:
5) Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, xem lại các ví dụ, nắm được tác dụng của số nguyên âm. Tập vẽ trục số cho thành thạo.
- Xem lại các bài tập đã làm tại lớp.
- BTVN: bài 2, 5 (SGK/ tr68) ; bài 3, 4, 5, 6 (SBT/tr54)
* Hướng dẫn bài 5 (SGK):
a) Hai điểm cách 0 ba đơn vị là 3 và -3
b) Có vô số cặp điểm biểu diễn hai số nguyên cách đều gốc 0.
- Đọc trước bài “Tập hợp các số nguyên”
Ngày soạn :19/11/2013
Ngày dạy: 23/11/2013
Tiết 41: TẬP HỢP CÁC SỐ NGUYÊN
I. MỤC TIÊU
- HS biết được tập các số nguyên, điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số.
- Bước đầu HS hiểu được số nguyên dùng để chỉ các đại lượng có hai hướng ngược nhau.
- Rèn cho HS thành thạo đọc và viết số nguyên, kĩ năng vẽ trục số và tìm số đối của số nguyên.
- Bước đầu HS có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn.
II. CHUẨN BỊ
GV: Thước thẳng, phấn màu, bảng phụ ghi nội dung ?2, ?3, bài tập 10 (SGK).
III. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:
1) Ổn định:
2) Kiểm tra:
HS1: Trong thực tế người ta dùng số nguyên âm khi nào ? cho ví dụ ? Giải thích ý nghĩa của số nguyên âm đó?
HS2: Vẽ một trục số và trả lời câu hỏi:
+) Điểm nào cách điểm 2 ba đơn vị ?
+) Những điểm nào nằm giữa hai điểm -3 và 4 ?
3) Bài mới:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG
HĐ1: Số nguyên
GV: sử dụng trục số trên bảng để giới thiệu số nguyên dương, số nguyên âm, số 0 và tập Z.
?: Số 0 là số nguyên âm hay số nguyên dương ?
GV: (chỉ vào trục số) điểm biểu diễn số 1 gọi là điểm 1, tương tự điểm biểu diễn số 2 gọi là điểm 2.
?: Điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số gọi là điểm gì ?
HS: đọc chú ý
Hãy lấy ví dụ về số nguyên dương ? số nguyên âm ?
GV: Cho HS làm bài 6 sgk/20
? Tập N và tập Z có mối quan hệ gì?
HS: N Ì Z
GV: Vẽ hình minh hoạ bằng sơ đồ Ven
? Hãy lấy ví dụ về các đại lượng có 2 hướng ngược nhau
GV: cho HS đọc phần nhận xét sgk/tr69
Nêu ví dụ (SGK/tr69)
GV: Vậy trong thực tế có một số các đại lượng đã đc quy ước chung về âm dương. Tuy nhiên trong thực tế ta cũng có thể tự quy ước được.
GV: Y/c hs trả lời ?1
HS: Đứng tại chỗ trả lời
GV: Treo bảng phụ ghi nội dung ?2/tr70 cho HS đọc đề bài.
?: Lên xđ vị trí của chú ốc sên khi chú bò cách A 3 km ?
HS lên bảng xác định, nhận xét.
?: Xác định vị trí của chú ốc sên khi chú bị tụt xuống 2m (4m), chú ốc cách A bao nhiêu mét ?
HS lên bảng xác định, nhận xét.
Cho HS làm ?3 sgk
a) Có nx gì về kết quả của ?2 ?
HS: Hai trường hợp đều cách A 1m nhưng về hai hướng khác nhau.
GV: Nêu y/c ?3b
HS: trả lời
GV chốt lại: Để chỉ hai hướng khác nhau người ta phải dùng số nguyên, do vậy cần thiết phải mở rộng tập N.
GV: ở bài toán trên ta nói +1 và -1 là 2 số đối nhau vậy như thế nào là 2 số đối nhau
HĐ2: Số đối
GV: vẽ trục số nằm ngang
HS: Vẽ trục số vào vở
?: Em có nhận xét gì về các cặp điểm 1 và -1; 2 và -2; …
GV :Giới thiệu khái niệm số đối như SGK- tr70.
?: Số đối của số 4 là số nào ? vì sao?
? Cho ví dụ về hai số đối nhau?
?: Tìm số đối của số 7 ? của số -3? của số 0 ?
Đó là y/c ?4 /tr70
HS: Đứng tại chỗ trả lời
1. Số nguyên
* Số nguyên dương: 1, 2, 3, 4, ....
(hoặc ghi: +1; +2; +3 ; +4 ;....)
* Số nguyên âm: -1, -2, -3, -4, ....
* Tập hợp các số nguyên: Kí hiệu : Z
Z = {...;-4;-3;-2;-1;0;1;2;3; ...}
* Tập hợp số nguyên gồm số nguyên âm, số 0, số nguyên dương.
* Chú ý (SGK/tr69)
Bài tập 6 (SGK/tr70)
- 4 Î N sai 1 ÎN đúng
4 ÎN đúng 3 ÎZ đúng
0 ÎZ đúng 5 ÎN đúng
-1Î N sai
N Ì Z
* Nhận xét (SGK/tr69)
* Ví dụ (SGK/tr69)
?1
Điểm C biểu thị +4km
Điểm D biểu thị -1km
Điểm E biểu thị -4km
?2
a) ốc sên cách A 1m
b) ốc sên cách A 1m
?3
a) Vị trí ốc sên đều cách A là 1m
b) Vị trí của ốc sên (ở phần a của ?2) là +1m
Vị trí của ốc sên (ở phần b của ?2) là
-1m
2. Số đối
* Khái niệm: Trên trục số, các điểm cách đều điểm 0 và nằm ở 2 phía của điểm 0 gọi là các số đối nhau.
* Ví dụ: 1 và -1 là hai số đối nhau
-2 và 2 là hai số đối nhau
?4 Số đối của số 7 là -7
Số đối của số -3 là 3
Số đối của số 0 là 0.
4) Củng cố:
? Người ta dùng số nguyên để biểu thị các đại lượng như thế nào ?
? Tập hợp Z gồm những loại số nào ?
? Tập hợp N và Z có quan hệ gì ?
* Bài tập 7 (SGK/tr70): Dấu (+) biểu thị độ cao trên mực nước biển.
Dấu (-) biểu thị độ cao dưới mực nước biển.
* Bài tập 9 (SGK/tr71) Số đối của +2 là -2; Số đối của-1 là 1; Số đối của 5 là -5;
Số đối của -18 là 18 ; Số đối của -6 là 6;
5) Hướng dẫn về nhà:
- Học bài, nắm được khái niệm tập số Z, số đối nhau.
- BTVN: bài 8, 10 (SGK/tr71); bài 7, 8, 9, 10(SBT/tr59)
* Hướng dẫn bài 10 (SGK): (dùng bảng phụ)
- Đọc trước bài mới: “Thứ tự trong tập hợp số nguyên”
Ôn lại cách so sánh các số tự nhiên trên tia số.
File đính kèm:
- giao an so hoc 6 tuan 14.doc