I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu được thế nào là BCNN của nhiều số.
- HS biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố. Từ đó biết cách tìm bội chung của hai hay nhiều số.
-HS biết phân biệt được qui tắc tìm ước chung lớn nhất với qui tắc tìm bội chung nhỏ nhất. Biết tìm BCNN bằng cách hợp lý trong từng trường hợp cụ thể, biết vận dụng tìm bội chung và BCNN trong các bài toán đơn giản trong thực tế.
II.CHUẨN BỊ:
GV: Phấn màu, SGK, SBT,
HS : SGK,SBT
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Làm 182/24 SBT
HS2: Làm 183/24 SBT
HS3: a/ Tìm B(4) ; B(6) ; BC(4, 6)
b/ Em hãy cho biết số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của 4 và 6 là số nào?
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tuần 12, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 28/10/2012
Ngày dạy:
Tuần 12
Tiết 34: BỘI CHUNG NHỎ NHẤT
I. MỤC TIÊU:
- HS hiểu được thế nào là BCNN của nhiều số.
- HS biết tìm BCNN của hai hay nhiều số bằng cách phân tích các số đó ra thừa số nguyên tố. Từ đó biết cách tìm bội chung của hai hay nhiều số.
-HS biết phân biệt được qui tắc tìm ước chung lớn nhất với qui tắc tìm bội chung nhỏ nhất. Biết tìm BCNN bằng cách hợp lý trong từng trường hợp cụ thể, biết vận dụng tìm bội chung và BCNN trong các bài toán đơn giản trong thực tế.
II.CHUẨN BỊ:
GV: Phấn màu, SGK, SBT,
HS : SGK,SBT
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Làm 182/24 SBT
HS2: Làm 183/24 SBT
HS3: a/ Tìm B(4) ; B(6) ; BC(4, 6)
b/ Em hãy cho biết số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của 4 và 6 là số nào?
3. Bài mới:
Đặt vấn đề: Để tìm bội chung của 4 và 6, ta phải tìm tập hợp các bội của 4, của 6 rồi chọn ra các phần tử chung của hai tập hợp đó, ta được tập hợp các bội chung của 4 và 6. Vậy có cách nào tìm bội chung của hai hay nhiều số mà không cần liệt kê các bội của mỗi số hay không? Ta học qua bài “Bội chung nhỏ nhất”.
Hoạt động của Thầy và trò
Néi dung
* Hoạt động 1: Bội chung nhỏ nhất18’
GV: Từ câu b của HS3, giới thiệu: 12 là số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp các bội chung của 4 và 6. Ta nói 12 là bội chung nhỏ nhất.
Ký hiệu: BCNN(4,6) = 12
GV: Viết các tập hợp B(2), BC(2; 4; 6)
HS: B(2) = {0; 2; 4; 6; 8; 10; 12; 14; 16; 18...}
BC(2; 4; 6) = {0; 12; 24; 36...}
? Tìm số nhỏ nhất khác 0 trong tập hợp bội chung của 2; 4; 6?
GV: BCNN(2; 4; 6) = 12
Hỏi: Thế nào là bội chung nhỏ nhất của 2 hay nhiều số?
HS: Đọc phần in đậm / 57 SGK
GV: Các bội chung (0; 12; 24; 36...) và BCNN(là 12) của 4 và 6 có quan hệ gì với 12?
HS : nªu NX
GV: Dẫn đến nhận xét SGK
Em hãy tìm BCNN(8; 1); BCNN(4; 6; 1)?
GV: Dẫn đến chú ý và tổng quát như SGK
? Hãy nêu các bước tìm BCNN của 4 và 6 ở ví dụ 1?
HS: Trả lời
* Hoạt động 2: Tìm BCNN b»ng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố.
GV: Ngoài cách tìm BCNN của 4 và 6 như trên, ta còn cách tìm khác.
- Giới thiệu mục 2 SGK
GV: Nêu ví dụ 2 SGK. Yêu cầu HS thảo luận nhóm
Hãy phân tích 8; 18; 30; ra thừa số nguyên tố?
HS: Thảo luận nhóm và trả lời.
? Để chia hết cho 8 thì BCNN của 8; 18; 30 phải chứa TSNT nào? Với số mũ là bao nhiêu?
HS: TSNT là 2 và số mũ là 3 (tức 23)
GV: Để chia hết cho 8; 18; 30 thì BCNN của 8; 18; 30 phải chứa thừa số nguyên tố nào? Với số mũ bao nhiêu?
HS: 2; 3; 5 với số mũ 3; 2; 1. Tức 23 ; 32 ; 5
GV: Giới thiệu thừa số nguyên tố chung (là 2)
Thừa số nguyên tố riêng (là 3; 5) => Bước 2 SGK
? Em hãy nêu quy tắc tìm BCNN?
HS: Phát biểu qui tắc SGK,
♦ Củng cố:
- Tìm BCNN(4; 6)
HS : Làm ?
GV : Tõ phÇn ? nªu chó ý
1. Bội chung nhỏ nhất
Ví dụ 1: SGK
B(4) = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28; 32; 36... }
B(6) = {0; 6; 12; 18; 24; 30; 36...}
BC(4,6) = {0; 12; 24; 36...}
Ký hiệu BCNN(4,6) = 12
Học phần in đậm đóng khung /
57 SGK
+ Nhận xét: SGK
+ Chú ý: SGK
BCNN(a, 1) = a
BCNN(a, b, 1) = BCNN()a, b
2. Tìm BCNN bằng cách phân tích các số ra thừa số nguyên tố.
Ví dụ 2: SGK
+ Bước 1: Phân tích các số 8; 18; 30 ra TSNT
8 = 23
18 = 2. 32
30 = 2. 3. 5
+ Bước 2: Chọn ra các TSNT chung và riêng là 2; 3; 5
+ Bước 3: BCNN(8; 18; 30)
= 23 . 32 . 5 = 360
Quy tắc: SGK
- Làm ?
BCNN (8;12 )= 24
BCNN (5;7.8 ) = 280
BCNN( 12,16,48 0 =48
+ Chú ý: SGk
4. Củng cố:
GV: Cho HS làm bài tập:
- Điền vào chỗ trống thích hợp và so sánh hai quy tắc sau:
Muốn tìm BCNN của hai hay nhiều số ..... ta làm như sau:
+ Phân tích mỗi số ....
+ Chọn ra các thừa số ....
+ Lập .... mỗi thừa số lấy với số mũ ....
Muốn tìm ƯCLN của hai hay nhiều số..... ta làm như sau:
+ Phân tích mỗi số ....
+ Chọn ra các thừa số .....
+ Lập ..... mỗi thừa số lấy với số mũ ....
- Làm bài 149/59 SGK
5. Hướng dẫn về nhà:
- Học thuộc qui tắc tìm BCNN
- Làm bài 150; 151; 152; 153; 154; 155/59, 60 SGK
- Xem trước mục 3 cách tìm bội chung thông qua tìm BCBN.
Ngày soạn: 28/10/2012
Ngày dạy:
Tuần 12
Tiết 35 LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- HS làm thành thạo về tìm BCNN, tìm BC thông qua tìm BCNN. Tìm BC của nhiều số trong khoảng cho trước.
- Nắm vững cách tìm BCNN để vận dụng tốt vào bài tập.
- Rèn tính chính xác, cẩn thận áp dụng vào các bài toán thực tế.
II. CHUẨN BỊ
GV: Phấn màu, SGK, SBT,
HS: SGK,SBT
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
HS1: Thế nào là BCNN của hai hay nhiều số?
- Làm bài 150/59 SGK
HS2: Nêu qui tắc tìm BCNN của hai hay nhiều số lớn hơn 1.
- Làm bài 188/25 SBT
3. Bài mới
Hoạt động của Thầy và trò
Phần ghi bảng
* Hoạt động 1: Cách tìm bội chung thông qua tìm BCNN.
GV: Nhắc lại: từ ví dụ 1 của bài trước dẫn đến nhận xét mục 1:
“Tất cả các bội chung của 4 và 6 (là 0; 12; 24; 36....) đều là bội của BCNN (4; 6) (là 12)
Hỏi: Có cách nào tìm bội chung của 4 và 6 mà không cần liệt kê các bội của mỗi số không?
Em hãy trình bày cách tìm đó?
HS: Có thể tìm BC của hai hay nhiều số bằng cách:
- Tìm BCNN của 4 và 6
- Sau đó tìm bội của BCNN(4, 6)
HS: Lên bảng thực hiện cách tìm.
GV: Cho HS đọc đề và lên bảng trình bày ví dụ 3 SGK
HS: Thực hiện yêu cầu của GV
GV: Gợi ý:
Tìm BCNN(8; 18; 30) = 360 đã làm ở ví dụ 2.
* Hoạt động 2: Giải bài tập
Bài 152/59 SGK:
GV: Yêu cầu HS đọc đề trên bảng phụ và phân tích đề.
Hỏi: a15 và a18 và a nhỏ nhất khác 0. Vậy a có quan hệ gì với15 và 18 ?.
HS: a là BCNN của 15 và 18.
GV: Cho học sinh hoạt động nhóm.
HS: Thảo luận theo nhóm.
GV: Gọi đại diện nhóm lên trình bày, nhận xét và ghi điểm.
Bài 153/59 SGK:
GV: Nêu cách tìm BC thông qua tìm BCNN?
- Cho học sinh thảo luận nhóm.
- Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.
HS: Thực hiện theo yêu cầu của GV.
Bài 154/59 SGK:
GV: Yêu cầu học sinh đọc đề trên bảng phụ và phân tích đề.
- Cho học sinh thảo luận nhóm.
Hỏi: Đề cho và yêu cầu gì?
HS: - Cho số học sinh khi xếp hàng 2; hàng 3; hàng 4; hàng 8 đều vừa đủ hàng và số học sinh trong khoảng từ 35 đến 66.
- Yêu cầu: Tính số học sinh của lớp 6C.
GV: Số học sinh khi xếp hàng 2; hàng 3; hàng 4; hàng 8 đều vừa đủ hàng. Vậy số học sinh là gì
của 2; 3; 4; 8?
HS: Số học sinh phải là bội chung của 2; 3; 4; 8.
GV: Gợi ý: Gọi a là số học sinh cần tìm.
HS: Thảo luận theo nhóm.
GV: Gọi đại diện nhóm lên bảng trình bày.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV
GV: Nhận xét, đánh gía, ghi điểm.
Bài 155/60 SGK:
GV: Kẻ bảng sẵn yêu cầu học sinh thảo luận nhóm lên bảng điền vào ô trống và so sánh ƯCLN(a,b).BCNN(a,b) với tích a.b.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
GV: Nhận xét ƯCLN(a,b).BCNN(a,b)=a.b.
3. Cách tìm bội chung thông qua tìm BCNN
Ví dụ 3: SGK
Vì: x 8 ; x 18 và x 30
Nên: x BC(8; 18; 30)
8 = 23
18 = 2 . 32
30 = 2 . 3 . 5
BCNN(8; 18; 30) = 360.
BC(8; 18; 30) = {0; 360; 720; 1080...}
Vì: x < 1000
Nên: A = {0; 360; 720}
Bài 152/59 SGK:
Vì: a15; a18 và a nhỏ nhất khác 0. Nên a = BCNN(15,18)
15 = 3.5
18 = 2.32
BCNN(15,18) = 2.32.5 = 90
Bài 153/59 SGK:
30 = 2.3.5
45 = 32.5
BCNN(30,45) = 2.32.5 = 90
BC(30,45) = {0; 90; 180; 270; 360; 450; 540;…}.
Vì: Các bội nhỏ hơn 500. Nên: Các bội cần tìm là: 0; 90; 180; 270; 360; 450.
Bài 154/59 SGK:
- Gọi a là số học sinh lớp 6C
Theo đề bài: 35 a 60
a2; a3; a4; a8.
Nên: aBC(2,3,4,8)
và 35 a 60
BCNN(2,3,4,8) = 24
BC(2,3,4,8) = {0; 24; 48; 72;…}
Vì: 35 a 60. Nên a = 48.
Vậy: Số học sinh của lớp 6C là 48 em.
Bài 155/60 SGK:
(Phần khung bên cạnh)
a
6
150
28
50
b
4
20
15
50
ƯCLN(a,b)
2
10
1
50
BCNN(a,b)
12
300
420
50
ƯCLN(a,b).BCNN(a,b)
24
3000
420
2500
a.b
24
3000
420
2500
4. Củng cố: Từng phần
5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại các bài tập đã giải.
- Làm bài 156, 157, 158/60 SGK.
- Làm bài tập 192; 193; 195; 196/25 SBT.
Ngày soạn: 28/10/2012
Ngày dạy:
Tuần 12
Tiết 36: LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU:
- HS làm thành thạo về tìm BCNN, tìm BC thông qua tìm BCNN.Tìm BC của nhiều số trong khoảng cho trước.
- Nắm vững cách tìm BCNN để vận dụng tốt vào bài tập.
- Rèn tính chính xác, cẩn thận áp dụng vào các bài toán thực tế.
II.CHUẨN BỊ
GV: Phấn màu, SGK, SBT,
HS: SGK,SBT
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định:
2. Kiểm tra bài cũ:
- HS1: Làm 292/51 SBT
- HS2: Làm 293/51 SBT
3. Bài mới:
Hoạt động của Thầy và trò
Phần ghi bảng
Bài 156/60 SGK:
GV: Cho học sinh đọc và phân tích đề đã cho ghi sẵn trên bảng phụ.
- Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm.
Hỏi: x12; x21; x28. Vậy x có quan hệ gì với 12; 21 và 28?
HS: x BC(12,21,28).
GV: Theo đề bài cho 150 x 300. Em hãy tìm x?
HS: Thảo luận nhóm và đại diện nhóm lên trình bày.
GV: Cho lớp nhận đánh giá, ghi điểm.
Bài 157/60 SGK:
GV: - Ghi tóm tắt và hướng dẫn học sinh phân tích đề trên bảng.
?Sau ít nhất bao nhiêu ngày thì hai bạn cùng trực nhật?
GV: Theo đề bài thì sẽ có bao nhiêu lần hai bạn cùng trực nhật?.
HS: Trả lời.
GV: Gọi a là số ngày ít nhất hai bạn lại cùng trực nhật, a phải là gì của 10 và 12?
HS: a là BCNN(10,12).
GV: Cho học sinh thảo luËn
HS: Thảo luận nhóm và cử đại diện nhóm lên trình bày.
Bài 158/60 SGK:
GV: Cho học sinh đọc và phân tích đề.
Hỏi: Gọi a là số cây mỗi đội trồng, theo đề bài a phải là gì của 8 và 9?
HS: a phải là BC(8,9).
GV: Số cây phải trồng khoảng từ 100 đến 200, suy ra a có quan hệ gì với số 100 và 200?
HS: 100 a 200.
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm và lên bảng trình bày.
HS: Thực hiện yêu cầu của GV.
GV: Cho học sinh đọc phần “Có thể em chưa biết” và giới thiệu Lịch can chi như SGK.
Bài 156/60 SGK:12’
Vì: x12; x21 và x28
Nên: x BC(12; 21; 28)
12 = 22.3
21 = 3.7
28 = 22.7
BCNN(12; 21; 28) = 22.3.7 = 84.
BC(12; 21; 28) = {0; 84; 168; 252; 336;…}
Vì: 150 x 300
Nên: x{168; 252}
Bài 157/60 SGK:12’
Gọi a là số ngày ít nhất hai bạn cùng trực nhật.
Theo đề bài: a10; a12
Nên: a = BCNN(10,12)
10 = 2.5
12 = 22.3
BCNN(10; 12) = 22.3.5 = 60
Vậy: Sau ít nhất 60 ngày thì hai
bạn lại cùng trực nhật.
Bài 158/60 SGK:13’
Gọi số cây mỗi đội phải trồng là a
Theo đề bài:
100 a 200; a8; a9
Nên: a BC(8; 9)
Và: 100 a 200
BCNN(8; 9) = 8.9 = 72
BC(8; 9) = {0; 72; 144; 216;…}
Vì: 100 a 200
Nên: a = 144
Vậy: Số cây mỗi đội phải trồng là 144 cây.
4. Củng cố: Từng phần
5. Hướng dẫn về nhà:
- Xem lại bài tập đã giải.
- Chuẩn bị các câu hỏi ôn tập/61 SGK và các bảng 1, 2, 3 /62 SGK.
- Làm các bài tập 159, 160, 161, 162/63 SGK. Tiết sau ôn tập
Kiểm tra, ngày …… tháng …năm……
File đính kèm:
- tuan 12-sh 6.docx