Giáo án Toán 6 - Tuần 14 đến tuần 21

I. MỤC TIÊU: Qua bài này học sinh cần:

- Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập hợp số tự nhiên.

- Có kỹ năng nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ cụ thể và có kỹ năng biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số.

II. CÁC HOẠT ĐỘNG TRÊN LỚP:

Hoạt động 1: Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh.

Hoạt động 2: Giới thiệu sơ lược nội dung của chương Số nguyên.

 

 

doc46 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1066 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán 6 - Tuần 14 đến tuần 21, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :14 Tiết: 40 Ngày soạn: 2.12.2007 Ngày dạy: 4.12.2007 chương iI: Số nguyên Đ 1. làm quen với số nguyên âm I. Mục tiêu: Qua bài này học sinh cần: - Biết được nhu cầu cần thiết phải mở rộng tập hợp số tự nhiên. - Có kỹ năng nhận biết và đọc đúng các số nguyên âm qua các ví dụ cụ thể và có kỹ năng biểu diễn các số tự nhiên và các số nguyên âm trên trục số. II. các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh. Hoạt động 2: Giới thiệu sơ lược nội dung của chương Số nguyên. Hoạt động của GV và HS Ghi nhớ Hoạt động 3: Các ví dụ: HS thử trả lời câu hỏi ở phần hình chữ nhật tròn. GV giới thiệu một vài số nguyên âm, cách nhận dạng số nguyên âm, cách đọc số nguyên âm. Với nhiệt độ, dấu - đằng trước có ý nghĩa gì? HS làm bài tập ?1 GV giới thiệu từng ví dụ và HS làm các bài tập ?2, ?3 . Qua các ví dụ, ta dùng số nguyên âm để biểu thị những gì? có lợi ích gì? Một số tự nhiên khác 0 mà đằng trước nó có thêm dấu trừ thì được gọi là một số nguyên âm. Người ta dùng số nguyên âm và số tự nhiên để biểu thị các đại lượng có hướng ngược nhau. Hoạt động 4: Trục số HS hãy vẽ một tia số. Cho biết tia số dùng để làm gì? Biểu thị vài số tự nhiên trên tia số. Làm thế nào để sbiễu diễn được các số nguyên âm( biểu thị đại lượng có hướng ngược với hướng số tự nhiên) => vẽ tia đối của tia số => Trục số. GV vẽ trên bảng một trục số nằm ngang và giới thiệu các khái niệm điểm gốc, chiều dương, chiều âm. HS làm bài tập ?4 SGK. GV giới thiệu thêm dạng trục số thẳng đứng. ã ã ã ã ã ã ã ã ã ã -4 -3 -2 -1 0 1 2 3 4 5 Chú ý: SGK Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò: HS làm các bài tập 1, 3 và 4 trang 68 SBK Toán tập 1 Bài tập về nhà: bài số 2 và 5 SGK Tiết sau : Tập hợp các số nguyên . III. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Tiết: 41 Ngày soạn: 2.12.2007 Ngày dạy: 5.12.2007 Đ 2 . tập hợp các số nguyên I. Mục tiêu: Qua bài này học sinh cần: Biết được tập hợp các số nguyên, điểm biểu diễn số nguyên a trên trục số, số đối của số nguyên. Bước đầu hiểu được rằng có thể dùng số nguyên để biểu thị đại lượng có hai hướng ngược nhau. HS có ý thức liên hệ bài học với thực tiễn. II. các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh . Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: - Hãy vẽ một trục số. Chỉ rõ điểm gốc, điểm biểu thị số -4, -2. - Làm bài tập 4a SGK. Câu hỏi 2: - Làm thế nào để nhận dạng được một số nguyên âm? - Hãy vẽ một trục số. Đọc và ghi các số nguyên âm nằm giữa -8 và -4 vào trục số. Hoạt động của GV và HS Ghi nhớ Hoạt động 3: Số nguyên. Thế nào là số nguyên dương ? cách ghi, cách đọc . Số nguyên âm bao gồm các số nào ? GV giới thiệu tập hợp các số nguyên và ký hiệu HS có thể phát biểu tập Z bằng cách khác . Cho biết mối quan hệ của hai tập N và Z ? Số 0 có phải là số nguyên ? số nguyên âm ? số nguyên dương? GV giới thiệu khái niệm điểm a trên trục số . Tập hợp {... ; -3 ; -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ; ...} gồm các số nguyên âm, số 0 và các số nguyên dương là tập hợp các số nguyên . Ký hiệu là Z Vậy Z = {... ; -3 ; -2 ; -1 ; 0 ; 1 ; 2 ; ...} Chú ý : Số 0 Điểm a Nhận xét : SGK HS làm bài tập ?1 Tập hợp số nguyên thường được sử dụng để làm gì ? => Nhận xét. HS làm bài tập ?2 và ?3 . Từ ?3 HS nêu nhận xét rằng có hai kết quả khác nhau nhưng cách trả lời giống nhau => hoạt động 4 Hoạt động 4: Số đối. GV nêu khái niệm số đối thông qua hình ảnh trên trục số. Trên trục số, khi nào hai số đối nhau? Không có trục số, ta biết được hai số đối nhau bằng cách nào? Cho biết vị trí các điểm 2005 và - 2005 đối với điểm 0 trên trục số. Có số nào không có số đối? HS làm bài tập ?4 Các số 1 và -1, -2 và 2 , 3 và -3 v.v... là các số đối nhau. Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò. HS làm các bài tập 6, 7 và 9 trên lớp. Nói tập hợp các số nguyên là tập hợp các số nguyên âm và nguyên dương. Đúng hay sai? Về nhà: HS học bài theo SGK và làm các bài tập 8, 10. Chuẩn bị bài mới cho tiết sau: Thứ tự trong tập hợp các số nguyên. III. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Tiết: 42 Ngày soạn: 2.12.2007 Ngày dạy: 6.12.2007 Đ 3 . thứ tự trong tập hợp các số nguyên I. Mục tiêu: Qua bài này học sinh cần: Biết cách so sánh hai số nguyên. Có kỹ năng tìm được giá trị tuyệt đối của một số nguyên. II. các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Tập hợp các số nguyên bao gồm những số nào? Có thể nói tập hợp các số nguyên gồm tất cả các số nguyên dương và tất cả các số nguyên âm được hay không? Vì sao? Đọc và cho biết những điều ghi sau đây có đúng không ? - 2 ẻ N ; 6 ẻ N ; 0 ẻ N ; 0 ẻ Z ; -1 ẻ N Câu hỏi 2: Trên trục số, điểm a điểm -a và điểm 0 có quan hệ với nhau như thế nào? Tìm các số đối của các số 7 ; 3 ; -5 ; -20 ; - 2 ; 5. Nói mọi số tự nhiên đều là số nguyên. Đúng hay sai . Điều ngược lại có đúng không? Hoạt động ủa GV và HS Ghi nhớ Hoạt động 3: So sánh hai số nguyên HS vẽ trục số và biểu diễn các điểm 2; 5 ; -3 ; 0 ;-1 trên trục số. So sánh hai số tự nhiên trên trục số => so sánh hai số nguyên. Trên trục số vừa smới vẽ, hãy cho biết số 2 lứon hơn (bé hơn) những số nào? Làm bài tập ?1 và ?2 SGK. Có thể nói số nguyên dương (âm) đều lớn hơn (nhỏ hơn) số 0 không? Có thể nói số nguyên dương (âm) đều lớn hơn (nhỏ hơn) bất kỳ một số nguyên âm (dương) không? Thế nào là hai số nguyên liền nhau, liền trước, liền sau (tương tự như trong tập số tự nhiên)? HS làm bài tập 11 SGK. Khi biểu diễn trên trục số nằm ngang, điểm a nằm bên trái điểm b thì ta nói số nguyên a bé hơn số nguyên b . Ký hiệu a < b Chú ý: SGK. Hoạt động 4: Giá trị tuyệt đối của một số nguyên. Thế nào là một giá trị tuyệt đối của một số nguyên? Cách viết. HS đọc các ví dụ trong SGK. HS làm bài tập ?3 và ghi kết quả bằng ký hiệu giá trị tuyệt đối. Nói giá trị tuyệt đối của một số nguyên là một số tự nhiên. Đúng hay sai? Tương tự, GV đặt các câu hỏi để HS lần lượt rút ra các nhận xét như SGK. Làm thế nào để có thể tìm nhanh một giá trị tuyệt đối của một số nguyên? HS làm bài tập 14 SGK. Khoảng cách từ điểm a đến điểm 0 trên trục số là giá trị tuyệt đối của số nguyên a. Ký hiêu | a | Nhận xét: SGK Hoạt động 5: Củng cố HS làm các bài tập 12a, 13a, 15 trong SGK tại lớp. Sắp xếp tăng dần các số sau : |5| ; -4 ; 2 ; -1 ; 0 ; |-2005| Hoạt động 6: Dặn dò HS học thuộc các định nghĩa và ghi nhớ các nhận xét. Làm các bài tập 16 đến 21 SGK. Tiết sau: Luyện tập. III. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Tuần 15: Ngày soạn: 8.12.2007 Ngày dạy: 10.12.2007 Tiết 43: luyện tập I. Mục tiêu: Qua bài này học sinh cần: Rèn kỹ năng nhận biết số tự nhiên, số nguyên, củng cố khái niệm tập hợp số nguyên. Rèn kỹ năng so sánh hai số nguyên, tìm số đối và giá trị tuyệt đối của một số nguyên. II. các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Tập hợp các số nguyên bao gồm những số nào? Giải bài tập 18 SGK. Câu hỏi 2: Giá trị tuyệt đối của một số nguyên a là gì? làm thế nào để tìm nhanh giá trị tuyệt đối của một số nguyên . Làm bài tập 20 SGK . Câu hỏi 3: Không có trục số, làm thế nào để so sánh hai số nguyên âm? Sắp xếp các số sau đây theo thứ tự giảm dần : -7 ; -25 ; | 368| ; | -2005| ; 0 ; 7. Hoạt động của GV và HS Ghi nhớ Hoạt động 3: Tập hợp các số nguyên Bài tập 16: Đọc và nhận xét các ký hiệu. Bài tập 17: Số nguyên âm là gì? Số nguyên dương là gì? Số 0 có phải là số nguyên dương, nguyên âm không? Số nguyên gồm những bộ phận nào? Bài tập 16: a) Đ b) Đ c) Đ d) Đ e) Đ f) S g) S Bài tập 17: Không thể, vì còn thiếu số 0. Hoạt động 4: So sánh hai số nguyên Bài tập 18: Muốn biết một số nguyên là âm hay dương ta phải làm gì? (so sánh với 0) Bài tập 19: Dấu +, dấu - trước một số nguyên là hình thức để nhận biết số nguyên dương, nguyên âm. Bài tập 18: a) Chắc ; b) Chưa chắc c) Chưa chắc ; d) Chắc Bài tập 19: a) 0 < +2 ; b) -15 < 0 c) -10 < +6 hoặc -10 < -6 d) +3 < +9 hoặc -3 < +9 Hoạt động 5: Số đối - Giá trị tuyệt đối của một số nguyên Bài tập 20: Có thể xem giá trị tuyệt đối của một số nguyên là một số tự nhiên? HS: Được. Có thể coi đây là các phép toán trên N? HS: Được. Bài tập 21: Muốn tìm nhanh một số đối của một số nguyên cho trước ta làm như thế nào? HS: Ta đổi dấu số đó. Muốn tìm nhanh một giá trị tuyệt đối của một số nguyên cho trước ta làm như thế nào? HS: Ta viết phần số với dấu cộng. Bài tập 20: A = |-8| - |-4| = 8 - 4 = 4 B = |-7|.|-3| = 7.3 = 21 C = |18| : |-6| = 18 : 6 = 3 D = |153| +|-53| = 153 + 53 = 206 Bài tập 21: Số đối của số -4 là 4; của 6 là -6; của |-5| là -5; của |3| là -3 ; của 4 là -4 Hoạt động 6: Hai số nguyên liền nhau Bài tập 22: Thế nào là hai số nguyên liền nhau? Thế nào là số nguyên liền trước (liền sau)? Giữa hai số nguyên liền nhau có số nguyên nào khác không? Trên trục số, hai số nguyên liền nhau có vị trí như thế nào? Có nhận xét gì về số liền trước, liền sau của một số nguyên? So sánh nhận xét này với số tự nhiên. HS: Nêu NX. Trong tập hợp N số 0 không có số liền trước. Bài tập 22: a) Số nguyên liền sau của 2 là 3; của -8 là -7 ; của 0 là 1 , của -1 là 0. b) Số nguyên liền trước của -4 là -5; của 0 là -1; của 1 là 0; của -25 là -26. c) Số nguyên cần tìm là số 0. Nhận xét: Một số nguyên đều có một số liền trước và một số liền sau Hoạt động 7: Dặn dò. Hoàn chỉnh các bài tập đã hướng dẫn. Chuẩn bị bài học cho tiết sau: Cộng hai số nguyên cùng dấu. III. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Tiết 44 . Ngày soạn: 8.12.2007 Ngày dạy: 11.12.2007 Đ 4 . cộng hai số nguyên cùng dấu I. Mục tiêu: Qua bài này học sinh cần: Có kỹ năng cộng hai số nguyên cùng dấu. Bước đầu hiểu được quan hệ thực tế từ các ví dụ cụ thể. II. các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh . Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Thế nào là số nguyên dương? Cho biết mối quan hệ giữa tập hợp N, tập N* và tập hợp các số nguyên dương. Câu hỏi 2: Số nguyên âm là gì? Hôm qua ông A nợ 3 đồng. Hôm nay ông A lại nợ tiếp 5 đồng. Hỏi hai ngày qua, ông A nợ bao nhiêu đồng? Dùng các phép tính và ký hiệu số nguyên âm để trình bày bài giải. Hoạt động của GV và HS ghi nhớ Hoạt động 3: Cộng hai số nguyên dương. Những số nguyên nào được gọi là cùng dấu với nhau? Có thể xem số nguyên dương là số tự nhiên khác 0? HS: Những số nguyên dương thì cùng dấu với nhau, những só nguyên âm thì cùng dấu với nhau. Được. Việc cộng hai số nguyên dương được tiến hành như thế nào? GV giới thiệu qua hình ảnh trục số để minh họa. Thử cộng hai giá trị tuyệt đối của hai số hạng, so sánh kết quả. Cộng hai số nguyên dương là cộng hai số tự nhiên khác 0. Ví dụ: (+425) + (+120) = 545 Hoạt động 4: Cộng hai số nguyên âm Thế nào là hướng dương, hướng âm trên trục số? HS đọc ví dụ trong SGK, GV phân tích và dùng trục số để minh hoạ cách giải. Kết quả của phép cộng hai số nguyên âm là một số có giá trị như thế nào? Thử cộng hai giá trị tuyệt đối của hai số hạng và so sánh với kết quả để rút ra quy tắc. HS làm bài tập ?2 SGK. Quy tắc: Muốn cộng hai số nguyên âm, ta cộng hai giá trị tuyệt đối của chúng rồi đặt dấu "-" trước kết quả Ví dụ: (-302) + (-258) = -560 Hoạt động 5: Củng cố và dặn dò HS làm bài tập 23, 24 tại lớp theo nhóm. Học bài theo SGK, làm bài tập 25, 26 ở nhà. Chuẩn bị bài mới: Cộng hai số nguyên khác dấu. III. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Tiết 45: Ngày soạn: 8.12.2007 Ngày dạy: 12.12.2007 Đ 5 . cộng hai số nguyên khác dấu I. Mục tiêu: Qua bài này học sinh cần: Biết cộng hai số nguyên khác dấu. Biết được việc dùng số nguyên để biểu thị sự tăng giảm của một đại lượng. Bước đầu biết cách diễn đạt một tình huống thực tiễn bằng ngôn ngữ toán học. II. các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Nêu quy tắc cộng hai số nguyên âm. Quy tắc này có thể vận dụng như thế nào cho trường hợp cộng hai số nguyên dương? Thử phát biểu. Tính (+15) + (25) ; (-15) + (-20) Câu hỏi phụ: Ông A có 15 đồng. Ông A phải trả nợ 8 đồng. Hỏi ông A còn bao nhiêu đồng? Dùng các phép tính và dấu của số nguyên để trình bày bài giải. Hoạt động vủa GV và HS Ghi nhớ Hoạt động 3: Cộng hai số nguyên đối nhau Hai số đối nhau có gì giống và khác nhau? Nếu bạn có 15 đồng và bạn trả nợ 15 đồng thì bạn còn bao nhiêu đồng? GV giới thiệu bằng hình ảnh thông qua trục số để minh hoạ. Tổng hai số đối nhau bằng mấy? Cách nhận biết hai số đối nhau. HS làm bài tập ?1 SGK. Hai số đối nhau có tổng bằng 0 Ví dụ : (+152)+(-152) = 0 (-27) + (+27) = 0 Hoạt động 4: Cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau. HS đọc ví dụ trong SGK. GV minh hoạ phép cộng đó trên trục số. HS nêu kết quả. HS làm bài tập ?2 . HS phát biểu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau. Làm bài tập ?3 SGK. Muốn cộng hai số nguyên khác dấu không đối nhau ta tìm hiệu của hai giá trị tuyệt đối của chúng (số lớn trừ số nhỏ) rồi đặt trước kết quả tìm được dấu của số có giá trị tuyệt dối lớn hơn. Ví dụ: (+27) + (-37) = -(37-29) = - 8 (-253) + (+148) = -(253 -148) = 105 Hoạt động 5: Củng cố - Dặn dò HS làm bài tập số 17, 28 và 29 SGK. Học thuộc các quy tắc cộng hai số nguyên, phân biệt rõ các trường hợp cộng hai số nguyên cùng dấu, cộng hai số nguyên khác dấu, cộng với 0. Chuấn bị các bài tập 31 đến 35 để tiết sau Luyện tập. III. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Tiết 46: Ngày soạn: 8.12.2007 Ngày dạy: 14.12.2007 luyện tập I. Mục tiêu: Qua bài này học sinh cần: Rèn kỹ năng cộng hai số nguyên. Rèn kỹ năng diễn đạt, hiểu ngôn ngữ "đời thường" và ngôn ngữ toán học. II. các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Nêu quy tắc cộng hai số nguyên cùng dấu. Trong các bài tập 31 - 35, có bài tập nào áp dụng quy tắc này. Câu hỏi 2: Nêu quy tắc cộng hai số nguyên khác dấu. Trong các bài tập 31 - 35, có bài tập nào áp dụng quy tắc này. Hoạt động của GV và HS Ghi nhớ Hoạt động 3: Luyện tính cộng hai số nguyên GV giới thiệu sơ đồ thực hiện phép cộng hai số nguyên. Cộng hai số nguyên Có số 0 Âm Dương Trừ phần số, Ghi dấu của số có phần số lớn hơn Cộng phần số, Ghi dấu - Cộng phần số, Ghi dấu + Bằng số còn lại Bài tập 31: A = (-30) + (-5) = -35 B = (-7) + (-13) = -20 C = (-15) + (-235) = -250 Bài tập 32: A = 16 + (-6) = 10 B = 14 + (-6) = 8 C = (-8) + 12 = 4 Bài tập 33: a -2 18 12 -2 -5 b 3 -18 -12 6 -5 a+b 1 0 0 4 -10 Bài tập 34: Khi x = -4 thì x+(-16) = - 4+(-16) = -20 Khi y = 2 thì (-102) + y = (-102) + 2 = -100 Hoạt động 4: Quan hệ giữa ngôn ngữ "đời thường" và ngôn ngữ toán học Bài tập 35: Tăng thêm 5 triệu có nghĩa là gì? HS: Cộng thêm với +5 triệu. Giảm đi 2 triệu có nghĩa là gì? HS: Cộng thêm với (– 2) triệu Bài tập 35: x = 5 triệu ; x = - 2triệu Hoạt động 5: Dặn dò Hoàn chỉnh các bài tập đã sửa và hướng dẫn . Chuẩn bị bài mới cho tiết sau: Tính chất của phép cộng các số nguyên. III. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Tuần 16: Tiết 47: Ngày soạn: 14.12.2007 Ngày dạy: 17.12.2007 Đ 6 . tính chất của phép cộng các số nguyên I. Mục tiêu : Qua bài này học sinh cần: Biết được bốn tính chất cơ bản của phép cộng các số nguyên: giao hoán, kết hợp, cộng với 0, cộng với số đối. Có ý thức vận dụng các tính chất cơ bản này để tính nhanh và tính toán hợp lý. Biết tính và tính đúng tổng của nhiều số nguyên. II. các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh . Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Làm bài tập ?1 của bài học này. Nhận xét về vị trí các số hạng của các tổng và kết quả của các tổng trong ba trường hợp a, b, và c. Hoạt động của GV và HS Ghi nhớ Hoạt động 3: Tính chất giao hoán, kết hợp. Qua bài tập ?1, HS hãy phát biểu tính chất giao hoán của phép cộng các số nguyên. HS làm bài tập ?2. và phát biểu tính chất kết hợp của phép cộng các số nguyên. GV nêu chú ý trong SGK. a + b = b + a (a + b) + c = a + (b + c) Hoạt động 4: Cộng với số 0, cộng với số đối GV giới thiệu tính chất cộng với số 0. GV giới thiệu ký hiệu số đối của a là -a. Tổng hai số đối nhau bằng bao nhiêu? Làm thế nào để chứng minh hai số là đối nhau? HS: Chứng minh tổng của chúng bằng 0 HS làm bài tập ?3 SGK a + 0 = 0 + a = a -(- a) = a và a + (- a) = 0 Số đối của số a được ký hiệu là -a . Hoạt động 5: Củng cố HS làm các bài tập 37, 39, 40 SGK theo nhóm Kết quả Bài tập 37: a ) -4 ; b) 0 ; Bài tập 39 : a) - 6 ; b) 6 Bài tập 40: a 3 -15 -2 0 -a -3 15 2 0 |a| 3 15 2 0 Hoạt động 6: Dặn dò HS học bài theo SGK và làm các bài tập 38, 41 đến 46. Tiết sau: Luyện tập. III. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Tiết 48: Ngày soạn:14.12.2007 Ngày dạy: 18.12.2007 luyện tập I. Mục tiêu: Qua bài này học sinh cần: Củng cố và rèn luyện kỹ năng vận dụng các tính chất của phép cộng các số nguyên. Biết sử dụng hợp lý các tính chất để giải toán. Rèn kỹ năng sử dụng máy tính điện tử để thực hiện phép cộng số nguyên. II. Chuẩn bị: HS: SGK, VBT, học thuộc quy tắc cộng hai số nguyên, làm bài tập SGK GV: soạn hệ thống bài tập III. các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Nêu các tính chất của phép cộng hai số nguyên. Làm bài tập 41. Câu hỏi 2: Làm thế nào để chứng minh được hai số là đối nhau? Chứng minh 3 và -|-3| là hai số đối nhau. Hoạt động của GV và HS Ghi nhớ Hoạt động 3: ứng dụng các tính chất của phép cộng để tính giá trị của biểu thức Bài tập 41: Ta thường sử dụng các tính chất gì và lợi dụng các đặc điểm nào để tính hợp lý giá trị một biểu thức? (giao hoán, kết hợp, các số đối nhau, tròn trăm, chục ...) Bài tập 42: Liệt kê tất cả các số nguyên có giá trị tuyệt đối bé hơn 10 rồi tính tổng. Tổng quát hoá bài toán này: Tổng của tất cả các số nguyên có giả trị tuyệt đối bé hơn m bằng 0 Bài tập 41: A = (-38) + 28 = -10 ; B = 273 +(-123) = 150 C = 99 +(-100)+101 = (99 +101)+(-100) = 200+(-100) = 100 Bài tập 42 : A = 217 +[43 + (-217) + (-23)] = (217 + 43) +[(-217) + (-23)] = 260 + (-240) = 20 Tổng các số có giá trị tuyết đối bé hơn 10 là: B = (-9)+(-8)+ ... (-1)+0+1+ ... +8+9 =[(-9)+9]+[(-8)+8]+...+[(-1)+1]+0 = 0 Hoạt động 4: Dùng số nguyên để biểu diễn một đại lượng có hai hướng ngược nhau. Bài tập 43: Muốn tìm khoảng cách của hai ca nô ta làm như thế nào sau khi đã biểu diễn đại lượng quãng đường theo hướng quy định? Bài tập 44: HS giải bài này theo nhóm. Nhóm này ra đề cho nhóm kia trả lời. Bài tập 43 : 10 + 7 = 17 (km) 10 + (-7) = 3 (km) Bài tập 44 : Một người đi từ C về hướng tây 3km và tiếp tục quay lai đi về hướng đông 5km Hỏi người ấy cách C bao nhiêu km? Hoạt động 5: Hướng dẫn sử dụng máy tính GV hướng dẫn cho HS tác dụng và cách sử dụng của phím +/- trên bàn phím MTĐT hệ fx500A và fx 500MS hoặc fx 570MS để nhập số nguyên. Cho HS thực hành phép cộng số nguyên trên máy tính bài tập 46 và các bài tập đã giải. Hoạt động 6: Dặn dò HS hoàn chỉnh các bài tập đã hướng dẫn và sửa chữa. Chuẩn bị bài mới: Phép trừ hai số nguyên. III. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Tiết 49: Ngày soạn:17.12.2007 Ngày dạy: 19.12.2007 Đ 7 . phép trừ hai số nguyên I.Mục tiêu: Qua bài này học sinh cần: Hiểu được phép trừ hai số nguyên. Biết tính đúng hiệu hai số nguyên. Có ý thức dự đoán và phát hiện quy luật của dãy tính ... II. Chuẩn bị: HS: Làm bài tập trong SBT, đọc trước bài mới. GV: Soạn bài đầy đủ, bảng phụ ghi bài tập 50 SGK. II. các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh . Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ Câu hỏi: Thực hiện 3 - 1 và 3 + (-1). So sánh hai kết quả. Thực hiện 3 - 2 và 3 + (-2). So sánh hai kết quả. Thực hiện 3 - 3 và 3 + (-2). So sánh hai kết quả. Phép trừ hai số tự nhiên thực hiện được khi nào? Hoạt động GV và HS Ghi nhớ Hoạt động 3: Hiệu của hai số nguyên HS qua bài kiểm, hãy làm bài tập sau: Tính: 3 – 4 = ? 3 – 5 = ? 2 – (-1) = ? 2 – (-2) = ? Phép trừ hai số nguyên có thể thực hiện được bằng cách nào? HS: Cộng với số đối của số đó. HS phát biểu quy tắc trừ hai số nguyên. Phép trừ hai số nguyên có ràng buộc bởi điều kiện gì không? HS: Không. HS làm bài tập 47, 48 SGK? Quy tắc: Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta công a với số đối của b a - b = a + (-b) Hoạt động 4: Các ví dụ Gv cho HS thực hiện các ví dụ trong SGK nhằm mục đích thấy được rằng việc biểu diễn đại lượng có hai hướng ngược nhau bằng số nguyên vẫn phù hợp với phép trừ và phép trừ trong số nguyên luôn thực hiện được. Ví dụ: SGK Nhận xét: Phép trừ trong Z luôn thực hiện được. Hoạt động 5 : Củng cố - Dặn dò HS làm bài tập 49 và 50 theo nhóm. Bài tập 49: Bài tập 49 : a -15 2 0 -3 -a 15 -2 0 -(-3) Bài tập 50: GV: treo bảng phụ ghi đề bài, yêu cầu HS thực hiện. HS làm các bài tập 51 - 56 Chuẩn bị cho tiết sau: Luyện tập Bài 50: 3 x 2 - 9 = -3 x + - 9 + 3 x 2 = 15 - x + 2 - 9 + 3 = -4 = = = 25 29 10 III. Rút kinh nghiệm: ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………….. Tiết 50: Ngày soạn: 18.12.2007 Ngày dạy: 20.12.2007 luyện tập I. Mục tiêu: Qua bài này học sinh cần: Rèn kỹ năng thực hiện phép trừ hai số nguyên. Có kỹ năng sử dụng MTĐT để thực hiện phép trừ. II. Chuẩn bị: HS: SGK, VBT, học thuộc quy tắc trừ hai số nguyên, làm bài tập SGK GV: soạn hệ thống bài tập. Một MTBT. III. các hoạt động trên lớp: Hoạt động 1: Kiểm tra nề nếp tổ chức lớp và sự chuẩn bị học tập của học sinh. Hoạt động 2: Kiểm tra bài cũ Câu hỏi 1: Nêu quy tắc trừ hai số nguyên. Tại sao nói phép trừ trong Z luôn thực hiện được Câu hỏi 2: Thực hiện phép tính: A = 5 + (7-9) ; B = (8 - 10) + 6; C = 9 -(10 +5) Hoạt động của GV và HS Ghi nhớ Hoạt động

File đính kèm:

  • docGA So hoc 6 chuong II.doc
Giáo án liên quan