- Hiểu được phép trừ trong Z, biết tính đúng hiệu 2 số nguyên. Phát huy trí tưởng tượng trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một hiện tượng toán học liên tiếp và tương tự.
- Rèn luyện kỹ năng tính chính xác, nhanh.
- Giáo dục tính kiên trì, cẩn thận trong quá trình tính toán.
8 trang |
Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 831 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 Tuần 19 - Vũ Trọng Triều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần :19
Tiết : 49
§7. PHÉP TRỪ HAI SỐ NGUYÊN
I. MỤC TIÊU
- Hiểu được phép trừ trong Z, biết tính đúng hiệu 2 số nguyên. Phát huy trí tưởng tượng trên cơ sở nhìn thấy quy luật thay đổi của một hiện tượng toán học liên tiếp và tương tự.
- Rèn luyện kỹ năng tính chính xác, nhanh.
- Giáo dục tính kiên trì, cẩn thận trong quá trình tính toán.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, Giáo án, bảng phụ bài 49 (SGK - 82).
- HS : SGK, Xem trước bài mới ở nhà.
- Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra. (04 phút)
- H: hãy quan sát ba dòng đầu và dự đoán kết quả tương tự ở hai dòng cuối.
a. 3 - 1 = 3 + (-1) b. 2 - 2 = 2 + (-2)
3 - 2 = 3 + (-2) 2 - 1 = 2 + (-1)
3 - 3 = 3 + (-3) 2 - 0 = 2 + 0
3 - 4 = ? 2 - (-2) = ?
3 - 5 = ? 2 - (+2) = ?
- 2HS lên bảng, HS dưới lớp làm vào nháp.
- GV nhận xét và ghi điểm.
a. 3 - 1 = 3 + (-1) = 2 b. 2 - 2 = 2 + (-2) = 0
3 - 2 = 3 + (-2) = 1 2 - 1 = 2 + (-1) = 1
3 - 3 = 3 + (-3) = 0 2 - 0 = 2 + 0 = 2
3 - 4 = - 1 2 - (-2) = 4
3 - 5 = - 2 2 - (+2) = 0
Hoạt động 2 : 1. Hiệu của hai số nguyên (25 phút)
- Từ phần KT bài cũ , giáo viên vào bài.
- GV : Khi trừ 2 số tự nhiên a và b thì điều kiện a ≤ b. Vậy khi trừ 2 số nguyên a và b ta cần điều kiện gì không?
- Từ phần KTbài cũ trên HS trả lời.
- H: Vậy qua ví dụ trên em hiểu phép trừ 2 số nguyên được tính như thế nào?
- GV rút ra qui tắc, HS nhắc lại.
- GV cho HS vận dụng làm ví dụ.
- HS đứng tại chỗ đọc đề bài.
- H: Nhiệt độ giảm đi 3oC có nghĩa là gì?
(Giảm 3 độ có nghĩa - 3oC hay + với -3oC)
- H: Hôm qua nhiệt độ ở SaPa là 3oC hôm nay nhiệt độ giảm xuống 4oC. Hỏi nhiệt độ hôm nay?
- H: Phép trừ trong N không phải bao giờ cũng thực hiện được, vậy còn trong Z thì sao?
- HS đứng tại chỗ trả lời.
- GV rút ra nhận xét.
* Quy tắc:
Muốn trừ số nguyên a cho số nguyên b ta cộng a với số đối của b.
a - b = a + ( - b)
* Ví dụ 1: Tính:
3 - 8 = 3 + (-8) = -5
(-3) - (-8) = (-3) + 8 = 5
* Ví dụ 2:
Giải:
Do hôm nay nhiệt độ giảm đi 4oC, nên nhiệt độ hôm nay là:
3oC - 4oC = 3oC + (-4oC) = -1oC.
=> Nhận xét: Trong Z phép trừ luôn luôn thực hiện được.
Hoạt động 3 : Củng cố. (15 phút)
- GV cho HS làm bài 47.
- GV cho 4 HS lên bảng vận dụng làm 4 ý.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
- GV cho HS làm bài 48.
- H:Có nhận xét gì về hiệu của một số với 0?
Hiệu của 0 và một số ?
- HS lên bảng thực hiện nhanh.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
- H: Nếu nói hiệu 2 số nguyên luôn nhỏ hơn số bị trừ đúng hay sai? Vì sao?
- HS đứng tại chỗ trả lời .
- GV chốt lại.
- GV treo bảng phụ cho HS làm bài 49.
-HS thảo luận nhóm nhỏ để điền vào ô trống.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
- GV tổng kết bài học.
Bài 47(SGK/82) Tính:
a. 2 - 7 = 2 + (-7) = -5
b. 1 - (-2) = 1 + 2 = 3
c. (-3) - 4 = (-3) + (-4) = -7
d. (-3) - (-4) = (-3) + 4 = 1
Bài 48(SGK/82) Tính:
a. 0 - 7 = 0 + (-7) = -7
b. 7 - 0 = 7 + 0 = 7
c. a - 0 = a
d. 0 - a = -a
Bài 49(SGK/82) Điền số thích hợp vào ô trống:
a
- 15
2
0
- 3
- a
15
- 2
0
- (-3)
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- Về học bài làm bài 51 => 54 SGK. Chuẩn bị máy tính.
- Hướng dẫn bài 52(SGK/82) : Để tính tuổi thọ của nhà Bác học Acsimet các em chỉ cần thực hiện phép tính: - 212 - (-287) = -212 + 287 = 75
Tuần :19
Tiết :56
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Học sinh vận dụng thành thạo quy tắc trừ số nguyên vào việc giải bài tập.
- Rèn luyện kỹ năng tính số đối, tính toán chính xác.
- Giúp học sinh thêm yêu thích bộ môn toán thông qua các bài toán cụ thể.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, Giáo án, bảng phụ bài 53 (SGK/82), máy tính bỏ túi.
- HS : Xem trước các bài tập phần luyện tập, máy tính bỏ túi.
- Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra. (05 phút)
- H: Phát biểu quy tắc trừ 2 số nguyên? Phép trừ 2 số nguyên khi nào thì thực hiện được?
(Quy tắc, chú ý SGK) (81)
- GV nhận xét và ghi điểm.
Hoạt động 2 : Bài tập. (38 phút)
- GV cho HS làm bài 51.
- H: Ta thực hiện ntn?
- HS . . . ta tính trong ngoặc trước.
- 2 HS lên bảng thực hiện.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
- GV cho HS làm bài 54.
- H: Tìm x Î Z biết 2 + x = 3?
x + 6 = 0 -> x =?
x + 7 = 1 -> x =?
- 3HS lên bảng thực hiện 3 ý.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
- GV treo bảng phụ bài 53.
- HS thảo luận nhóm bài 53.
- GV đi uốn nắn các nhóm.
- Tiếp đó đại diện nhóm lên bảng điền vào bảng, các nhóm ở dưới nhận xét.
- GV nhận xét chung và chốt lại.
- GV cho HS làm bài 55.
- HS đứng tại chỗ đọc đề bài.
- H: Hồng nói đúng hay Hoa nói đúng. Vì sao? Cho VD.
- HS thảo luận để tìm ra đáp số.
- Tiếp đó đại diện đứng tại chỗ trả lời và cho ví dụ.
-GV nhận xét chung và rút ra kết quả.
- GV: hướng dẫn dùng máy tính f(x) 500 ?
- HS thực hành để tìm ra kết quả các ý a,b, c.
- GV tổng kết bài học.
Bài 51 (SGK/82)Tính:
a. 5 - (7- 9) = 5 - (-2) = 5 + 2 = 7
b. (-3) - (4-6) = (-3) - (-2) = (-3) + 2 = -1
Bài 54 (SGK/82)
Tìm x Z biết:
a. 2 + x = 3 => x = 3 - 2 = 1
b. x + 6 = 0 => x = 0 - 6 = - 6
c. x + 7 = 1 => x = 1 - 7 = - 6
Bài 53 (SGK/82)
Điền số thích hợp vào ô trống:
x
- 2
- 9
3
0
y
7
- 1
8
15
x - y
- 9
- 8
- 5
- 15
Bài 55 (SGK/82)
Có thể tìm được 2 số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn số bị trừ.
VD: 5 - (-2) = 5 + 2 = 7 > 5
Có thể tìm được 2 số nguyên mà hiệu của chúng lớn hơn cả 2 số bị trừ và số trừ.
VD: -3 - (-4) = (-3) + 4 = 1
1 > (-3) và 1 > (-4)
Bài 56 (SGK/82)
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
Về học bài, làm bài SBT 75 đến bài 78 ( trang 63).
Đọc trước bài “Quy tắc dấu ngoặc”.
Tuần :19
Tiết : 57
§8. QUI TẮC DẤU NGOẶC
I. MỤC TIÊU
- Học sinh hiểu được quy tắc dấu ngoặc. Biết vận dụng quy tắc vào giải bài tập.
- Học sinh biết thế nào là 1 tổng đại số. Biết vận dụng chú ý vào tính toán.
- Giáo dục tính cẩn thận trong khi tính toán.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, Giáo án.
- HS : Xem trước bài mới ở nhà.
- Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề.
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra. (05 phút)
- H: Tìm số đối của 2; (-5) và 2 + (-5). So sánh số đối của tổng 2 + (-5) và tổng các số đối của 2 và -5?
- GV cho HS nhận xét: Số đối của 1 tổng cũng bằng tổng các số đối.
2 và -5 có số đối lần lượt là -2; 5
=> - 2 + 5 = 3
2 + (-5) = -3 có số đối là 3
Vậy số đối của tổng 2 + (-5) và tổng các số đối của 2 và -5 bằng nhau.
Hoạt động 2 : 1.Qui tắc dấu ngoặc (19 phút)
-Từ phần KTBC giáo viên nhấn mạnh “số đối 1 tổng = tổng 2 số đối".
- 2HS lên bảng tính nhanh ?2 .
- HS ở dưới nhận xét kết quả và so sánh.
- H: Bỏ dấu ngoặc đằng trước có dấu “+” thì dấu của các số hạng trong ngoặc như thế nào? Tương tự với dấu “-“ ?
- HS . . . đằng trước có dấu “+” thì dấu của các số hạng trong ngoặc không thay đổi, đằng trước có dấu “-“ thì dấu các số hạng trong ngoặc đổi dấu.
- H: Phát biểu thành qui tắc ?
- HS lần lượt đứng tại chỗ phát biểu.
- GV chốt lại cho HS học thuộc ở SGK.
- GV cho HS thảo luận ví dụ (SGK - 84).
- Vận dụng cho HS làm ?3.
- H: để tính nhanh ta thực hiện ntn?
- HS . . . trước tiên ta bỏ ngoặc, áp dụng vào tính chất nhóm các số hạng để tính.
- 2HS lên bảng làm 2 ý.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
?1.
Số đối của 2, (-5) là -2, 5
Số đối của 2 + (-5) = -3 là +3
Vậy số đối 1 tổng bằng tổng 2 số đối.
?2 . Tính và so sánh kết quả.
a) 7 + (5 - 13) = 7 + (-8) = -1
7 + 5 + (-13) = 12 + (-13) = -1
=> 7 + (5-13) = 7 + 5 + (-13)
b) 12 - (4 - 6) = 12 - (-2) = 12 + 2 = 14
12 - 4 + 6 = 14
=> 12 - (4 - 6) = 12 - 4 + 6
* Quy tắc: (SGK/84)
?3 .Tính nhanh:
a. (768 - 39) - 768 = (768 - 768) - 39
= - 39
b. (-1579) - (12 - 1579)
= - 1579 - 12 + 1579
= (- 1579 + 1579) - 12 = -12
Hoạt động 3 : Tổng đại số (5 phút)
- GV giới thiệu thế nào là một tổng đại số.
- GV cho ví dụ và chú ý .
2. Tổng đại số.
- Một dãy phép tính cộng, trừ các số nguyên gọi là 1 tổng đại số.
VD: - 284 + 75 - 25 là 1 tổng đại số.
- Chú ý: (SGK/84)
Hoạt động 4 : Củng cố (15 phút)
- GV cho 1HS lên bảng thực hiện nhanh ý c.
- HS ở dưới cùng thực hiện vào vở.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
- GV cho HS làm bài 58 ý a.
- H: Đơn giản biểu thức trên ta làm ntn?
- HS . . . ta đi thực hiện các số hạng là số.
- HS lên bảng thực hiện, HS ở dưới cùng làm và nhận xét.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
- GV cho HS làm bài 60 ý a.
- H: Để thực hiện được ta làm ntn?
- HS . . . ta bỏ ngoặc rồi nhóm các số hạng để tính.
- H : Phát biểu qui tắc bỏ dấu ngoặc.
- HS đứng tại chỗ phát biểu.
- HS lên bảng thực hiện nhanh.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
- GV tổng kết bài học.
Bài 57 (SGK/ 85). Tính tổng:
c. (-4) + (-440) + (-6) + 440
= [(-4) + (-6) ] + [ (-440) + 440]
= - 10 + 0 = -10
Bài 58 (SGK /85). Đơn giản biểu thức:
a. x + 22 + (-14) + 52
= x + (22 + 52) - 14
= x + 74 - 14
= x + 60
Bài 60 (SGK/85) Bỏ dấu ngoặc rồi tính:
a. (27 + 65) + (346 - 27 - 65)
= 27 + 65 + 346 - 27 - 65
= (27 - 27) + (65 - 65) + 346 = 346
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
Về học bài, làm bài tập 57 đến bài 60 (SGK/85)
Thực hiện tương tự như các ý đã sữa trên lớp.
Chuẩn bị trước các bài tập từ 89 đến 93 (SBT/65), tiết sau luyện tập.
Tuần: 19
Tiết: 58
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Củng cố lại kiến thức về qui tắc dấu ngoặc.
- Rèn kĩ năng tính toán với dấu ngoặc ở một số bài tập cụ thể.
- Giáo dục tính cần cù cẩn thận trong tính toán.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, Giáo án.
- HS : SBT, Xem trước các bài tập.
- Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra. (05 phút)
- H: Phát biểu qui tắc dấu ngoặc? Bỏ ngoặc rồi tính 130 - (14 - 130) + 4 ?
- HS phát biểu và làm bài tập vận dụng.
- GV nhận xét chung và cho điểm.
130 - (14 - 130) + 4 = 130 – 14 + 130 + 4
= 130 – 130 -14 + 4 = -10
Hoạt động 2 : Bài tập (37 phút)
- GV cho HS hoạt động nhóm làm bài 89.
- GV đi uốn nắn các nhóm.
- Đại diện 4 nhóm lên bảng trình bày.
- Các nhóm ở dưới nhận xét, bổ sung.
- GV nhận xét chung và chốt lại.
- GV cho HS làm bài 91.
- H: Để tính nhanh kết quả ta thực hiện như thế nào?
- HS . . . nhóm các số hạng sao cho tròn chục tròn trăm, rồi tính.
- 2HS lên bảng làm 2 ý.
- HS ở dưới cùng làm vào vở.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
- GV cho HS làm bài 92.
- H: Phát biểu lại qui tắc dấu ngoặc?
- HS đứng tại chỗ phát biểu.
- GV : Vận dụng làm 2 ý trên.
- 2HS lên bảng thực hiện.
- HS ở dưới cùng làm vào vở.
- Tiếp đó nhận xét bài trên bảng.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
- GV cho HS làm bài 93.
- H: Để tính giá trị của biểu thức x + b + c ta làm như thế nào?
- HS . . . ta thay các giá trị x, b, c vào biểu thức rồi tính.
- 2HS lên bảng thực hiện 2 ý.
- HS ở dưới cùng làm và nhận xét kết quả.
- GV uốn nắn và chốt lại kết quả.
- GV tổng kết bài học.
Bài 89 (SBT/65). Tính tổng.
a) (-24) + 6 + 10 + 24
= (-24 + 24) + (6 + 10)
= 16
b) 15 + 23 +(-25) + (-23)
= [15 + (-25)] + [23 + (-23)]
= - 10
c) (-3) + (-350) + (-7) + 350
= [(-3) + (-7)] + [(-350) + 350]
= - 10
d) (-9) + (-11) + 21 + (-1)
= [(-9) + (-1)] + [(-11) + 21]
= -10 + 10 = 0
Bài 91 (SBT/65). Tính nhanh .
a) (5674 - 97) - 5674
= (5674 - 5674) - 97
= - 97
b) (-1075) - (29 - 1075)
= -1075 - 29 + 1075
= (-1075 + 1075) - 29
= - 29
Bài 92 (SBT/65). Bỏ dấu ngoặc rồi tính.
a) (18 + 29) + (158 - 18 - 29)
= 18 + 29 + 158 - 18 - 29
= (18 - 18) + (29 - 29) + 158
= 158
b) (13 - 135 + 49) - (13 + 49)
= 13 - 135 + 49 - 13 - 49
= (13 - 13) + (49 - 49) - 135
= - 135
Bài 93 (SBT/65).
Tính giá trị của biểu thức x + b + c, biết :
a) x = - 3, b = - 4, c = 2
=> x + b + c = -3 + (-4) + 2 = - 5
b) x = 0, b = 7, c = -8
=> x + b + c = 0 + 7 + (-2) = 5
Hoạt động 3 : Hướng dẫn học ở nhà (3 phút)
Xem lại các bài tập đã làm, tham khảo thêm các bài tập từ sách bài tập.
Xem trước bài quy tắc chuyển vế.
Năm Căn, ngày 26 tháng 12 năm 2009
TỔ TRƯỞNG
Mai Thị Đài
File đính kèm:
- TUAN 19.DOC