Giáo án Toán 6 - Tuần 3 - Tiết 7: Luyện tập

I. Mục tiêu :

– Củng cố cho HS các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên

– Rèn luyện kỹ năng vận dụng các tính chất trên vào các bài toán tính nhẩm, tính nhanh.

– Biết vận dụng một cách hợp lí các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán.

– Biết sử dụng thành thạo máy tính bỏ búi.

II. Chuẩn bị :

_ GV tranh vẽ máy tính bỏ túi phóng to, máy tính bỏ túi, bảng phụ.

–HS :Máy tính bỏ túi; xem lại các tính chất của phép cộng và phép nhân, bài tập luện tập 1 (sgk: tr 17;18).

III. Hoạt động dạy và học :

1. Ổn định tổ chức :

2. Kiểm tra bài cũ :(7 phút)

– Phát biểu và viết tính chất giao hoán của phép cộng và phép nhân dạng tổng quát .

– Ap dụng vào BT 28 (sgk: tr16).

– Tương tự câu hỏi trên với tính kết hợp.

– Ap dụng vào BT 31 (sgk: tr 17).

3. Dạy bài mới : ( 33 phút)

 

doc6 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1611 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 - Tuần 3 - Tiết 7: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 3 Tiết : 7 Ngày soạn:........./....../2008 Ngày dạy :........./....../2008 LUYỆN TẬP Mục tiêu : – Củng cố cho HS các tính chất của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên ‘ – Rèn luyện kỹ năng vận dụng các tính chất trên vào các bài toán tính nhẩm, tính nhanh. – Biết vận dụng một cách hợp lí các tính chất của phép cộng và phép nhân vào giải toán. – Biết sử dụng thành thạo máy tính bỏ búi. Chuẩn bị : _ GV tranh vẽ máy tính bỏ túi phóng to, máy tính bỏ túi, bảng phụ. –HS :Máy tính bỏ túi; xem lại các tính chất của phép cộng và phép nhân, bài tập luện tập 1 (sgk: tr 17;18). Hoạt động dạy và học : Ổn định tổ chức : Kiểm tra bài cũ :(7 phút) – Phát biểu và viết tính chất giao hoán của phép cộng và phép nhân dạng tổng quát . – Aùp dụng vào BT 28 (sgk: tr16). – Tương tự câu hỏi trên với tính kết hợp. – Aùp dụng vào BT 31 (sgk: tr 17). Dạy bài mới : ( 33 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng HĐ 1: Tính nhanh GV gợi ý : dựa vào tính chất kết hợp, giao hoán của phép nhân và phép cộng kết hợp các số hạng sao cho đượ số tròn chục hoặc tròn trăm. BT 32 (sgk: tr 17). GV yêu cầu HS tự đọc phần hướng dẫn trong sách sau đó vận dụng cách tính. Hướng dẫn HS biến đổi các số của tổng ( tách số nhỏ ‘nhập ‘ vào số lớn) để tròn chục, trăm nghìn . – HS trình bày nguyên tắc tính nhanh trong phép cộng, nhân và vận dụng vào bài tập . – HS :đọc phần hướng dẫn cách làm ở sgk và áp dụng giải tương tự cho các bài còn lại . BT 31 (sgk :tr17) a. 135 + 360 + 65 + 40 = (135 + 65 ) + (360 + 40) = 600. b. 463 + 318 + 137 + 22 = 940. c. 20 + 21 + …+ 29 + 30 = (20 + 30)+ (21 + 29) +…+(24 + 26) +25 = 50 .5 + 25 = 275. BT 32 (sgk: tr 17). a. 996 + 45 = 996 + (4 + 41) = (996 + 4) + 41 = 100+41 = 1041. b. 37 + 198 = (35 + 2)+ 198 = 35 + (2 + 198) =35 + 200 = 235. HĐ 2 : Tìm quy luật dãy số. BT 33 (sgk:tr 17). GV kiểm tra khả năng nhận biết của HS về quy luật của dãy số – HS : Đọc kỹ phần hướng dẫn cách hình thành dãy số ở sgk, suy ra bốn số tiếp theo của dãy phải viết thế nào. BT 33 (sgk:tr 17). – Bốn số tiếp theo của đã cho là : 13;21;34;55. HĐ3: Sử dụng máy tính bỏ túi. GV đưa tranh vẽ máy tính bỏ túi giới thiệu các nút trên máy tính. Hướng dẫn HS sử dụng như trang 18 SGK. GV tổ chức trò chơi: dùng máy tính bỏ túi tính nhanh các tổng bài 34c SGK Gv gọi HS đọc mục “có thể em chưa biết” SGK. HS từng nhóm tiếp sức dùng máy tính thực hiện các phép tính. Củng cố: (3 phút) GV gọi HS nhắc lại các tính chất của phép cộng số tự nhiên. Các tính chất này có ứng dụng gì trong tính toán. Hướng dẫn học ở nhà :(2 phút) – Giới thiệu phần sử dụng máy tính bỏ túi tương tự sgk, kiểm tra khả năng tính nhanh với máy phần bài tập có trong sgk . – Chuẩn bị các bài tập luyện tập 2 (sgk :tr 19;20). – Xem mục có thể em chưa biết (sgk: tr 18;19). Tuần : 3 Tiết : 8 Ngày soạn:........./....../2008 Ngày dạy :........./....../2008 LUỆN TẬP Mục tiêu : – HS biết vận dụng tính chất giao hoán, kết hợp của phép cộng, phép nhân các số tự nhiên; tính phân phối của phép nhân đối với phép cộng vào các bài tính nhẩm và tính nhanh . – HS biết vận dụng hợp lí các tính chất trên vào giải toán . – Rèn luyện kỹ năng tính toán chính xác, hợp lý, nhanh . Chuẩn bị : _ GV: Bảng phụ, tranh vẽ phóng to các nút máy tính bỏ túi. – HS chuẩn bị bài tập luyện tập 2 (sgk : 19;20), máy tính bỏ túi. Hoạt động dạy và học : Ổn định tổ chức : Kiểm tra bài cũ: (8 phút) – Nêu các tính chất của phép nhân các số tự nhiên .Aùp dụng tính : 5.25.2.16.4 – Bài tập 35 (sgk : tr 19). Dạy bài mới : (32 phút) Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng HĐ 1 : Tính nhẩm Gv yêu cầu HS tự đọc SGK bài 36 tr 19 GV gọi 3 HS làm câu a trang 36 GV hướng dẫn phân tích cách giải mẫu, suy ra điều cần chú ý trong việc tách số ở câu a, tổng, hiệu ở câu b ). GV chú ý chuyển từ tính chất phép cộng sang phép trừ tương ứng, suy ra áp dụng tiện ích này vào bài tập . HS : Dựa vào sự lập lại của các thừa số, suy ra nhận biết ( có thể đưa về tích của 2 số ). HS : Đọc phần hướng dẫn sgk, suy ra áp dụng tương tự với nhiều cách giải hợp lý cho 2 câu với 2 tính chất – HS : Vận dụng tính chất : a.(b – c) = ab – ac . Tìm hiểu bài mẫu trong sgk và áp dụng giải tương tự . BT 36 (sgk: tr 19). a. 15.4 = 3(5.4) = 3.20 = 60. b. 25.12 = 25.(10 + 2) = 250 +50 = 300. Tương tự với các bài còn lại . BT 37 : (sgk : tr 20). 19.16 = (20 – 1).16 = 320 – 16 = 304. Tương tự cho các bài còn lại. HĐ 2: Sử dụng máy tính bỏ túi. Để nhân hai thừa số ta cũng sử dụng máy tính tương tự như với phép cộng. _ Gọi HS làm phép nhân bài 38 trang 20 SGK. Gv yêu cầu HS hoạt động nhóm làm bài 39,40 trang 20(SGK) HS điền kết quả khi dùng máy tính. HS các nhóm giải. Đại diện nhóm trình bày, HS cả lớp nhận xét. BT 38 : (sgk : tr 20). 375.376 = 141000 624.625 = 390000 13.81.215 = 226395 BT40 : (sgk : tr 20). là tổng số ngày trong 2 tuần lễ: là 14 gấp đôi là 28 Năm = 1428 HĐ 3: Bài toán thực tế. Bài 55 trang 9 SBT GV treo bảng phụ : yêu cầu HS dùng máy tính tính nhanh kết qủa. Điền vào chổ trống trong bảng thanh toán điện thoại tự động năm 1999. HS làm dưới lớp, sau đó cho kết quả. Củng cố: (3 phút) GV gọi HS nhắc lại các tính chất của phép nhân phép cộng số tự nhiên Hướng dẫn học ở nhà : (2 phút) – Máy tính bỏ túi sử dụng tương tự tính ‘+’ ở tiết trước . _ Bài tập về nhà BT 9, 10 (SBT) – Chuẩn bị bài “ Phép trừ và phép chia “. Tuần : 3 Tiết : 9 Ngày soạn:........./....../2008 Ngày dạy :........./....../2008 Bài 6 : PHÉP TRỪ VÀ PHÉP CHIA Mục tiêu : – HS hiểu được khi nào kết quả của một phép trừ là một số tự nhiên, kết qủa của phép chia là một số tự nhiên . – HS nắm được quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia hết, phép chia có dư. – Rèn luyện cho HS vận dụng kiến thức về phép trừ và phép chia để giải một vài bài toán thực tế. Chuẩn bị : GV sử dụng phấn màu khi dùng tia số để tìm hiệu của 2 số . HS: bảng phụ. Hoạt động dạy và học : Ổn định tổ chức : Kiểm tra bài cũ: (5 phút) –Tên gọi và cách tìm các vị trí trong phép toán trừ, phép chia. Dạy bài mới : Hoạt động của GV Hoạt động của HS Ghi bảng HĐ 1 : (12 phút) Hãy xét xem có số tự nhiên x nào mà: a) 2 + x = 5 hay không ? b) 6 + x = 5 hay không ? GV giới thiệu phép trừ và củng cố các ký hiệu trong phép trừ . Thông qua tìm x, giới thiệu điều kiện để thực hiện phép trừ và minh họa bằng tia số .(GV minh hoạ bằng tia số như SGK) * Củng cố bằng ?1 HS : Tìm x theo yêu cầu của GV a) x= 3. a)không tìm được x suy ra điều kiện để thực hiện phép trừ . – Làm bài tập ?1.(trả lời miệng) I. Phép trừ hai số tự nhiên: a – b = c . (số bị trừ ) – (số trừ) = hiệu . Điều kiện để thực hiện phép trừ là số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ . HĐ 2 : Hãy xét xem có số tự nhiên x nào mà: a) 3. x = 12 hay không ? b) 5. x = 12 hay không ? Nhận xét: ở câu a ta có phép chia 12:3 = 4 .Tìm x, thừa số chưa biết , suy ra định nghĩa phép chia hết với 2 số a,b. * Củng cố ?2 GV Giới thiệu 2 trường hợp của phép chia thực tế, suy ra phép chia có dư dạng tổng quát. Bốn số: số bị chia, số chia, thương, số dư có quan hệ như thế nào ? * Củng cố ?3 HS : Tìm x theo yêu cầu của GV a) x= 4 vì 3.4 = 12 a)không tìm được x HS : làm bài tập ?2. HS : Thực hiện phép chia, suy ra điều kiện chia hết, chia có dư . HS: Số bị chia = số chia x thương + số dư. –Làm ?3. II. Phép chia hết và phép chia có dư : 1. Phép chia hết : –Số tự nhiên a chia hết cho số tự nhiên b khác 0 nếu có số tự nhiên q sao cho : a = b.q. 2. Phép chia có dư : – Trong phép chia có dư : Số bị chia = số chia x thương + số dư. a = b.q + r ( 0 < r < b). – Số dư bao giờ cũng nhỏ hơn số chia . – Số chia bao giờ cũng khác 0. Củng cố: (5 phút) – Củng cố mối quan hệ giữa các số trong phép trừ, phép chia với BT 44. a/ x : 13 = 41 ; b/ 7x – 8 = 713. _Nêu cách tìm số bị chia, số bị trừ. _Nêu điều kiện để thực hiện được phép trừ trong N. _Nêu đk để a chia hết cho b. _Nêu đk của số chia, số dư của phép chia trong N. Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) – Bài tập 41 : áp dụng phép trừ vào bài toán thực tế tìm quãng đường . – Giải bài 42 tương tự với bài 41. – BT 43 áp dụng điều kiện cân bằng của đòn cân, suy ra kết quả. – Aùp dụng phép chia vào BT 45. – Chuẩn bị các bài tập luyện tập (sgk : tr 24;25).

File đính kèm:

  • doctoan 6 tuan 3.doc
Giáo án liên quan