Giáo án Toán 6 Tuần 8 - Vũ Trọng Triều

I. MỤC TIÊU

- HS củng cố lại hai tính chất chia hết của một tổng. Các dấu hiệu chia hết cho 2 và 5.

- Rèn kĩ năng vận dụng 2 tính chất, các dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 vào bài tập cụ thể.

- Học sinh nhanh chóng nhận ra được một tổng, hiệu có chia hết cho 2 và 5 không.

- Rèn luyện cho học sinh tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5.

II. CHUẨN BỊ

- GV: SGK, Giáo án, phấn màu.

- HS : Xem trước các bài tập phần luyện tập.

 - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm.

 

doc8 trang | Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 899 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 Tuần 8 - Vũ Trọng Triều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 07 Tiết : 21 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - HS củng cố lại hai tính chất chia hết của một tổng. Các dấu hiệu chia hết cho 2 và 5. - Rèn kĩ năng vận dụng 2 tính chất, các dấu hiệu chia hết cho 2 và 5 vào bài tập cụ thể. - Học sinh nhanh chóng nhận ra được một tổng, hiệu có chia hết cho 2 và 5 không. - Rèn luyện cho học sinh tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, phấn màu. - HS : Xem trước các bài tập phần luyện tập. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra. (4 phút) Nhắc lại hai tính chất và viết tổng quát 2 tính chất ? Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5. - HS ở dưới quan sát, nhận xét. - GV nhận xét chung và cho điểm HS. Nếu a m b m => ( a + b + c ) m c m a m b m => ( a + b + c ) m c m Hoạt động 2 : Làm bài tập (36 phút) - GV cho HS hoạt động nhóm giải bài 84. (54–36) có chia hết cho 6 không ? vì sao ? (60–14) có chia hết cho 6 không ? Vì sao ? - 2 nhóm lên bảng thực hiện, ở dưới các nhóm khác nhận xét, bổ sung. - GV nhận xét chung. - GV cho HS làm bài 87. - H : Vận dụng tính chất, thì x phải là số nào để A chia hết cho 2 và A không chia hết cho 2 ? - HS đứng tại chỗ trả lời. - GV cho 2 HS lên bảng thực hiện. - HS ở dưới nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại. - GV cho HS làm bài 89. - H: Nếu mỗi số hạng của tổng chia hết cho 6 thì tổng chia hết cho 6 ? Nếu mỗi số hạng của tổng không chia hết cho 6 thì tổng không chia hết cho 6? Nếu tổng của hai số chia hết cho 5 và một trong hai số đó chia hết cho 5 thì số còn lại chia hết cho 5? Nếu hiệu của hai số chia hết cho 7 và một trong hai số đó chia hết cho 7 thì số còn lại chia hết cho 7 ? - GV cho HS nhận xét từng câu và trả lời. - GV cho HS hoạt động nhóm bài 90. - H : a và b => a + b ? (6; 9 ; 3) và b (4; 2; 6) và b (6; 3; 9) - Các nhóm lựa chọn số phù hợp để gạch chân. - GV nhận xét chung và chốt lại. - GV cho HS làm bài 96. - H: Khi nào *85 2? *=? - H: Khi nào *85 5? *? - HS đứng tại chỗ trả lời. - 1HS lên bảng thực hiện. - GV nhận xét chung . - GV cho HS hoạt động nhóm làm bài 97. - GV đi uốn nắn các nhóm. - Đại diện nhóm lên bảng trình bày. - Các nhóm ở dưới nhận xét, bổ sung. - GV chốt lại. - GV cho HS làm bài 98. - GV đưa bảng phụ yêu cầu học sinh điền đúng sai thích hợp vào để được kết quả đúng. Có ai còn kết quả khác nữa không? - HS thảo luận và điền vào ô trống. - GV chốt lại. - GV cho HS làm bài 99. - H: Tìm các số tự nhiên có 2 chữ số, các chữ số giống nhau, biết rằng số đó chia hết cho 2 và chia cho 5 dư 3 ? - H: Số cần tìm có dạng tổng quát như thế nào? - HS đứng tại chỗ trả lời, 1HS lên bảng thực hiện. - GV uốn nắn để đi đến kết luận. Bài 84 ( SGK/36 ) Áp dụng tính chất chia hết xét xem hiệu nào chia hết cho 6. a. ( 54 – 36 ) 6 (vì 54 6 và 36 6 ) b. ( 60 – 14 ) 6 (vì 60 6 ; 14 6 ) Bài 87 (SGK /36) Tìm x, biết : A = 12 + 14 + 16 + x a) A chia hết cho 2 thì : x = 0; 2; 4; 6; . . . b) A Không chia hết cho 2 thì : x = 1; 3; 5; . . . Bài 89 (SGK/36) Điền dấu (X) vào ô trống . a - Đ ; b – S ; c - Đ ; d - Đ Bài 90 (SGK/36) Gạch dưới số mà em chọn. + Lần lượt điền là : 3; 2; 3 Bài 96 (SGK/39) Điền số vào dấu * để được số *85 thoả mãn điều kiện . a. Chia hết cho 2; b. Chia hết cho 5. Giải: a. *85 2 * không có b. *85 5 * = {1;2;3;4..9} Bài 97 (SGK/39) Dùng 3 chữ số 4, 0, 5 để ghép thành số có ba chữ số khác nhau 2. Số có 3 chữ số khác nhau chia hết cho 5 là: 540, 404, 450. Bài 98 (SGK/39) Điền dấu * vào ô thích hợp. a - Đ ; b – S ; c - Đ ; d - Đ Bài 99 (SGK/40) Tìm các số tự nhiên có 2 chữ số, các chữ số giống nhau, biết rằng số đó chia hết cho 2 và chia cho 5 dư 3. Giải: Vì 2 và : 5 dư 3 -> a = 8 Số cần tìm là 88 Vì a là số chẵn Hoạt động 4 : Củng cố (3 phút) - GV tổng quát lại công thức. - Cho HS nhắc lại nội dung chính. - GV chốt lại nội dung bài bọc. Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (2 phút) - Về nhà xem lại các bài tập đã sữa. - Về học bài, làm bài tập SBT. - Đọc trước bài dấu hiệu chia hết cho 3, 9. - Về ôn tập cách phân tích một số tự nhiên dưới dạng luỹ thừa của 10. Tuần : 08 Tiết : 22 §12. DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 3, CHO 9 I. MỤC TIÊU - Học sinh nắm vững dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9. - Học sinh biết vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 vào để nhanh chóng nhận ra 1 tổng, 1 hiệu, 1 số có chia hết cho 3, cho 9 hay không ? - Rèn học sinh tính chính xác khi phát biểu và vận dụng các dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, bảng phụ. - HS : Xem trước bài ở nhà, dụng cụ học tập. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, thảo luận nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra. (7 phút) Gọi HS làm bài tập 128 (SBT) - 1HS lên bảng sửa bt 128 SBT. - HS trình bày. GV nhận xét, đánh giá. Gọi số tự nhiên có 2 chữ số giống nhau là . Vì chia cho 5 dư 4 nên a = 4; 9 Mà 2 Þ a = 4. Vậy số phải tìm là 44. Hoạt động 2 : 1. Nhận xét mở đầu. (10 phút) - H: Tách số 378 ra thành tổng các luỹ thừa của 10? - H: Tách 100, 10 thành tổng một số là bội của 9 ? - GV: Số 378 tách thành 2 tổng 1 tổng 9 và 1 tổng các chữ số của nó. - H: Phân tích số 253 theo nhận xét trên ? - Các nhóm cùng tách rồi so sánh kết quả. - H: Một số khi nào thì chia hết cho 9 ? 1. Nhận xét mở đầu: Ta có: 378 = 300 + 70 + 8= 3.100 + 7.10 + 8 = 3. (99 + 1) + 7.( 9 + 1) + 8 = 3.99 + 3 + 7.9 + 7 + 8 = (3.99 + 7.9) + ( 3 + 7 + 8) Nhận xét: Mọi số đều được viết dưới dạng tổng các chữ số của nó cộng với một số 9 Ví dụ: 253 = 2.100 + 5.10 + 3 = (2.99 + 5.5) + (2+ 5 + 3) = Tổng các chữ số + 1 số 9 Hoạt động 3: 2.Dấu hiệu chia hết cho 9. (10 phút) - H: Xét xem số 378 9 không? - Bằng cách xét như trên, HS tìm ra kết quả. - H: Một số khi nào thì 9? - HS trả lời dựa trên cách xét trên. - H: Vận dụng dấu hiệu xét xem trong các số sau: 621; 1205; 1327; 6354 số nào chia hết cho 9 ? a. Ví dụ: Xét xem số 378 9 không? 378 = (3.99 + 7.9) + (3+ 7+ 8) = bội của 9 + 18 9 -> 378 9 b. Dấu hiệu chia hết cho 9 Số có tổng các chữ số 9 thì chia hết cho 9 và chỉ những số đó mới 9. Ví dụ: Số chia hết cho 9 là: 621; 6354 Số không chia hết cho 9 là: 1205; 1327 Hoạt động 4: 3. Dấu hiệu chia hết cho 3. (10 phút) - H: Xét số 2031 có chia hết cho 3 không ? - GV: Dựa vào nhận xét trên? - H: Số 3415 có chia hết cho 3 không? - HS tìm đáp số, từ đó rút ra tổng quát. - 2 học sinh nhắc lại dấu hiệu 3 ? a. Ví dụ 1: Xét số 2031 ta có: 2031 = (2 + 0 + 3 + 1) + Số chia hết cho 9 = 6 + Số chia hết cho 9 -> 2031 3 VD2: 3415 = (3 + 4 + 1 + 5) + số 9 = 13 + số 9 Vì 13 3 -> 3415 3 b. Dấu hiệu chia hết cho 3 (SGK/41) Ví dụ: Điền chữ vào dấu * để được 157* 3 -> (1 + 5 + 7 + *) 3 -> (13 + *) 3 -> * = 2; 5; 8 Hoạt động 4 : Củng cố . (7 phút) - H: Trong các số 187; 1347; 2515; 6534 và 93258 số nào 3, cho 9 ? - HS dựa vào dấu hiệu để nhận xét. - GV chốt lại. - GV cho HS làm bài 102. - H: Trong các số 3564; 4352; 6531; 6570; 1248. viết tập hợp A các số 3 ? - H: Viết tập hợp B các số 9 ? A và B tập nào là tập con ? - HS thảo luận, dựa vào dấu hiệu để giải. - GV uốn nắn để rút ra kết luận. - GV tổng kết bài học. Bài 101(SGK/41) Trong các số sau, số nào 3, cho 9 ? Giải: Số 3 là : 1347; 6354; 93258 Số 9 là : 6354; 93258 Bài 102(SGK/41) Cho các số: 3564; 4352; 6531; 6570; 1248 a. A 3 -> A = {3564; 6531; 6570; 1248} b. B 9 -> B = {3564; 6570} c. B Ì A Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) - Về học thuộc dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9 - Và làm bài tập 103; 104; 105; 106 (SGK/41) - Hướng dẫn bài 106: a. Số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số chia hết cho 3 là 10002 b. Số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số chia hết cho 9 là 10008 Tuần : 08 Tiết : 23 LUYỆN TẬP I. MỤC TIÊU - Rèn luyện kỹ năng vận dụng dấu hiệu chia hết cho 3 và cho 9 vào giải bài tập. - Rèn luyện kỹ năng đánh giá chính xác một số có chia hết cho 3 hoặc cho 9 hay không. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, Giáo án, bảng phụ bài 107 (SGK/42). - HS : Xem trước các bài tập phần luyện tập. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra. (7 phút) - HS1: Phát biểu dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9. - HS2: Vận dụng giải 104 (42) SGK. - GV nhận xét và ghi điểm cho HS. Điền chữ số vào dấu * để được số: a. 5*8 3 -> ( 5 + * + 8 ) = (13 + 8) 3 -> * {2; 5; 8 } b. 6*3 9 -> (6 + * + 3 ) = (9 + * ) 9 -> * {0; 9} c. 43* cả 3 và 5 -> (4 + 3 + * ) 3 và * {0; 5} -> * = 5 Hoạt động 2: Bài tập. (33 phút) - GV cho HS làm bài 106. - H: Viết số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số sao cho : chia hết cho 3 ? cho 9? - HS thảo luận nhóm nhỏ để tìm ra đáp số. - GV chốt lại. - GV cho HS làm bài 107. - GV đưa bảng phụ yêu cầu học sinh điền dấu x thích hợp để được kết quả đúng? - HS thảo luận tiếp và đưa ra kết quả. - GV nhận xét và chốt lại. - GV cho HS làm bài 108. - H: Tính xem thương và số dư của phép chia sau: 1543 : 9 ? 1546 : 3 ? 1527 : 9 ? 1527 : 3 ? - GV nhận xét và chốt lại kết quả. - GV cho HS làm bài 110. - H: Điền kết quả vào ô trống ? Có mấy cách tính để điền được kết quả đúng? - GV đưa bảng phụ yêu cầu các nhóm cùng làm. - Đại diện HS các nhóm lên bảng trình bày. - Các nhóm ở dưới nhận xét, bổ sung. - GV Nhận xét kết quả ? Bài 106(SGK/42) a. Số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số chia hết cho 3 là 10002 b. Số tự nhiên nhỏ nhất có 5 chữ số chia hết cho 9 là 10008 Bài 107(SGK/42) Điền dấu thích hợp. a - Đ ; b – S ; c - Đ ; d - Đ Bài 108(SGK/42) Một số có tổng các chữ số chia hết cho 9 (hoặc 3) dư m thì số đó chia cho 9 (hoặc 3) dư m. Ví dụ: 1543 : 9 dư 4 1543 : 3 dư 1 áp dụng tìm số dư của phép chia sau: 1546 : 9 dư 7 1546 : 3 dư 1 1527 : 9 dư 6 1527 : 9 dư 0 Bài 110(SGK/42) Trong phép nhân a .b = c Gọi m là số dư của 1 khi chia cho 9, n là số dư của b cho 9. r là tích số dư của m.n khi chia cho 9 d là số dư của c khi chia cho 9 Điền vào ô trống rồi so sánh kết quả của r và d trong mỗi trường hợp. * Nhận xét: r và d luôn luôn nhận các giá trị bằng nhau trong mọi trường hợp. Hoạt động 3 : Củng cố . (4 phút) - GV cho nhắc lại các dấu hiệu chia hết cho 2, 5, 3 và 9 ? - GV tổng hợp lại. - GV tổng kết bài học. Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) - Về học bài, làm bài tập 133; 134; 135; 136 (SBT/19) - Đọc bài đọc thêm (SGK/43) - Phép thử với số 9. Tuần : 08 Tiết : 08 §6. ĐỘ DÀI ĐOẠN THẲNG I. MỤC TIÊU Kiến thức: Giúp HS nắm vững độ dài đoạn thẳng là gì? Kỹ năng: HS biết dùng thước để đo độ dài đọan thẳng và biết so sánh hai đoạn thẳng. Thái độ: Rèn luyện kỹ năng đo độ dài đoạn thẳng và tính cẩn thận khi đo. II. CHUẨN BỊ - GV: SGK, giáo án, thước thẳng, phấn màu, bảng phụ hình vẽ ở phần 1. - HS : Xem trước bài ở nhà, thước chia độ. - Phương pháp : Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề. III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC Hoạt động của giáo viên và học sinh Ghi bảng Hoạt động 1 : Kiểm tra. (7 phút) - Đoạn thẳng AB là gì ? Vẽ 1 đoạn thẳng , đặt tên cho đoạn thẳng đó . - GV yêu cầu h/s đo xem đoạn thẳng đó dài bao nhiêu cm ? - Cho 1 HS nhận xét bài làm của bạn. - GV ghi điểm. M N Hoạt động 2 : 1. Đo đoạn thẳng. (15 phút) - Từ phần kiểm tra bài cũ GV cho HS nhắc lại. - H : Độ dài đoạn thẳng AB vừa vẽ = ? - GV yêu cầu HS trình bày cách đo độ dài ? - GV thông báo : - Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương . - Kí hiệu độ dài đoạn thẳng AB. - Độ dài và khoảng cách có sự khác nhau (Khoảng cách có thể bằng 0). - H : Khi nào khoảng cách giữa hai điểm A, B bằng 0 ? (A, B trùng nhau). - H : Đoạn thẳng và độ dài đoạn thẳng khác nhau như thế nào ? - HS đứng tại chỗ trả lời, GV chốt lại. A B 0 1 2 3 4 * Nhận xét: – Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương. VD : Độ dài đoạn thẳng AB bằng 15 mm . K/h : AB = 15 mm. * Khi 2 điểm A và B trùng nhau ta nói khoảng cách giữa 2 điểm A và B bằng 0. Hoạt động 3 : 2. So sánh hai đoạn thẳng. ( 17 phút ) - GV cho HS đọc SGK về hai đoạn thẳng bằng nhau, đoạn thẳng này dài hơn (ngắn hơn) đoạn thẳng kia. - GV : Ghi nhớ các ký hiệu tương ứng. - GV cho HS làm ?1. - HS quan sát và đứng tại chỗ trả lời. - GV uốn nắn từng câu và chốt lại. - GV cho HS quan sát các dụng cụ đo độ dài. - GV : Giới thiệu thước đo độ dài trong thực tế. - HS : Làm ?2: Liên hệ hình ảnh SGK và các tên gọi đã cho phân biệt các thước đo độ dài . - GV : Giới thiệu đơn vị đo độ dài của nước ngoài “ inch”. - HS : Làm ?3: Kiểm tra xem 1 inch = ? mm ? – Hai đoạn thẳng AB và CD bằng nhau hay có cùng độ dài . K/h : AB = CD . – Đoạn thẳng EG dài hơn (lớn hơn) đoạn thẳng CD . K/h : EG > CD . – Đoạn thẳng AB ngắn hơn (nhỏ hơn) đoạn thẳng EG . K/h : AB < EG . Hoạt động 4 : Củng cố . (5 phút) - GV tổng kết bài học. - GV cho HS làm bài 42. - HS làm bài lên bảng ghi kết quả: Bài 42 (SGK/119) AB = 5 cm ; CA = 5cm BC = 3 cm Vậy : AB = CD , AB > BC Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút) – Học lý thuyết theo phần ghi tập . – Hoàn thành các bài tập còn lại ở sgk. SBT: 41;43(tr 101). – Chuẩn bị bài 8 : “ Khi nào thì AM + MB = AB ?” Năm Căn, ngày 10 tháng 10. năm 2009 TỔ TRƯỞNG Mai Thị Đài

File đính kèm:

  • docTUAN 8.DOC
Giáo án liên quan