I. MỤC TIÊU
- Học sinh nắm được định nghĩa ước và bội của một số. Ký hiệu tập hợp của các ước, các bội của một số.
- Học sinh biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc bội của một số cho trước. Biết tìm ước và bội của một số cho trước.
- Học sinh biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản. Rèn luyện tính chính xác.
- Giáo dục tính cẩn thận trong khi tìm ước và bội.
II. CHUẨN BỊ
- GV : SGK, Giáo án, bảng phụ bài 113 (SGK/44).
- HS : Xem trước bài ở nhà.
- Phương pháp : Thuyết trình, Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
8 trang |
Chia sẻ: quoctuanphan | Lượt xem: 888 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 6 Tuần 9 - Vũ Trọng Triều, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần : 09
Tiết : 24
§13. ƯỚC VÀ BỘI
I. MỤC TIÊU
- Học sinh nắm được định nghĩa ước và bội của một số. Ký hiệu tập hợp của các ước, các bội của một số.
- Học sinh biết kiểm tra một số có hay không là ước hoặc bội của một số cho trước. Biết tìm ước và bội của một số cho trước.
- Học sinh biết xác định ước và bội trong các bài toán thực tế đơn giản. Rèn luyện tính chính xác.
- Giáo dục tính cẩn thận trong khi tìm ước và bội.
II. CHUẨN BỊ
- GV : SGK, Giáo án, bảng phụ bài 113 (SGK/44).
- HS : Xem trước bài ở nhà.
- Phương pháp : Thuyết trình, Đàm thoại gợi mở, Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra. (5 phút)
- H: Phát biểu định nghĩa phép chia hết?
- HS đứng tại chỗ phát biểu.
- GV nhận xét, chốt lại.
- GV: Khi a b ta nói a là bội của b hay b là ước của a. Vậy a b còn cách diễn đạt nào khác không ?
Hoạt động 2 : 1. Ước và bội. (10 phút)
- H: Số 18 có là bội của 3 không ? Có là bội của 4 hay không ?
- H: Số 4 có là ước của 12 không ? Có là ước của 15 không ?
- HS suy nghĩ và đứng tại chỗ trả lời.
- GV chốt lại.
Nếu a b thì a là bội của b hay b là ước của a.
Ví dụ: 18 3 => 18 là bội của 3
18 4 => 18 không là bội của 4
12 4 => 4 là ước của 12
15 4 => 4 không là ước của 15
Hoạt động 3 : 2. Cách tìm ước và bội (08 phút)
- GV: Muốn ký hiệu tập hợp ước của a hoặc tập hợp bội của a ta làm ntn ?
- GV trình bày.
- H: Tìm Ư(18) = ?; B(2) = ?
- GV chốt lại.
Ký hiệu tập hợp các ước của d là Ư(a)
Tập hợp các bội của a là B(a)
Ví dụ: Ư(18) = {1; 2; 3; 6; 9; 18}
B(2) = {0; 2; 4; 6; 8;…}
* Nhận xét: (SGK/44)
Hoạt động 4 : 3. Ví dụ ( 10 phút )
- H: Tìm các số tự nhiên x và x B(8)
và x < 40 ?
- H: Viết các phần tử của tập hợp Ư(12) ?
- H: Tìm tập hợp Ư (1) = ?; B(1) = ?
- HS thảo luận nhóm . Đại diện nhóm lên trình bày.
- GV uốn nắn và chốt lại.
VD1: Tìm các số tự nhiên x mà xB(8),
x x {0; 8; 16; 24; 32}
VD2: Viết các phần tử của tập hợp Ư(12)
Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12}
VD3: Tìm các ước của 1 và B(1)
Ư (1) = {1}; B(1) = {0; 1; 2; 3; 4;…} = N
Hoạt động 5 : Củng cố . (10 phút)
- 3 HS lên bảng làm 111 a, b, c ở dưới cùng làm rồi so sánh kết quả ?
- H: Tìm các số là bội của 4 trong các số sau : 8; 14; 20; 25 ?
- H: Viết tập hợp các bội của 4 và <30 ?
- H: Viết dạng tổng quát của bội 4?
- GV đánh giá và chốt lại.
- 1 HS lên bảng làm bài 112. HS dưới lớp làm bài rồi so sánh kết quả ?
Tìm các ước của 4, của 6, của 9 của 13 và của 1 ?
- GV nhận xét, đánh giá
- GV tổng kết bài học.
Bài 111 (SGK /44):
a. Tìm các bội của 4 trong các số: 8; 14; 20; 25.
Các số là bội của 4 là: 8; 20.
b. Viết tập hợp các bội của 4 nhỏ hơn 30.
A = {0; 4; 8; 12; 16; 20; 24; 28}
c. Dạng tổng quát của 1 số là bội của 4 là: 4k
B(4) = {x / x = 4k; k N}
Bài 112 (SGK /44):
Ư(4) = {1; 2; 4}; Ư (6)= {1; 2; 3; 6};
Ư(9) = {1; 3; 9}; Ư(13) = {1; 13};
Ư(1) = {1}
Hoạt động 6 : Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
- Về học bài, làm bài 113; 114 + Chơi trò chơi.
- Gợi ý chơi trò chơi "Đưa ngựa về đích". Tiết sau luyện tập.
Tuần : 09
Tiết : *
LUYỆN TẬP
I. MỤC TIÊU
- Củng cố định nghĩa bội và ước của một số.
- Biết tìm ước và bội của một số cho trước.
- Rèn luyện tính chính xác.Giáo dục tính cẩn thận trong khi tìm ước và bội.
II. CHUẨN BỊ
- GV : SGK, Giáo án.
- HS : Xem và làm bài tập trước bài ở nhà.
- Phương pháp : Nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra. (5 phút)
- GV : Với a,b Î n; Khi nào a là bội của b, còn b là ước của a ?
- Viết tập hợp các bội của 3 nhỏ hơn 20 ?
- Tìm Ư(12) ?
- HS trả lời và làm bài. HS dưới lớp làm bài và nhận xét.
- GV nhận xét, đánh giá.
Viết tập hợp các bội của 3 nhỏ hơn 20.
B(3) = {0; 3; 6; 9; 12; 15; 18 }
Ư(12) = {1; 2; 3; 4; 6; 12 }
Hoạt động 2 : Luyện tập. ( 35 phút )
- 1HS lên bảng giải 113a,b (44/SGK)
- H: Tìm số tự nhiên x thỏa mãn đồng thời mấy điều kiện đó là những điều kiện nào?
- H : Nêu cách tìm bội ?
- H : x 15 thì x được gọi là gì của 15 ?
- HS đứng tại chỗ trả lời.
- 1HS lên bảng giải 113c, d (44/SGK)
Có ai ra kết quả khác không ?
- GV nhận xét chung, đánh giá và chốt lại kết quả.
- Gọi HS đọc đề bài 114 SGK/45 rồi cho HS hoạt động nhóm.
- GV hướng dẫn, kiểm tra.
- Gọi đại diện nhóm trả lời.
- HS nhận xét. GV chốt lại.
GV cho HS tiếp tục hoạt động nhóm làm bài 144a và 145a SBT/20.
Tìm tất cả các số có hai chữ số là B(32); Ư(50) ?
- GV : Gọi đại diện nhóm lên bảng ghi kết quả. HS nhận xét.
- GV : Nhận xét, chốt lại.
* Cách tìm bội, ước ?
- GV ghi đề bài bài 146 SBT/20.
- H: 6 ( x-1) nên ( x-1) được gọi là gì của 6 ? ( tương tự với 14 ( 2.x +3 ) ? ).
- H: Nêu cách tìm x ?
- GV gọi HS trình bày bài, HS dưới lớp làm bài.
- HS nhận xét, sữa bài.
- GV nhận xét đánh giá.
- GV ghi đề bài 147 SBT/20.
- H: trong 4 số tự nhiên liên tiếp thì có bao nhiêu số là bội của 4 ? Vậy từ 12 đến 200 có bao nhiêu số là bội của 4 ? Nêu cách tính.
- GV gọi HS trình bày, HS đưới lớp làm bài
- HS nhận xét, sữa bài.
- GV nhận xét, chốt lại bài.
Bài 113 (SGK/44)
Tìm các số tự nhiên x sao cho:
a. x B(12) và 20 < x < 50
=> x {24; 36; 48}
b. x 15 và 0 < x < 40
=> x {15; 30}
c. x Î Ư(20) và x > 8
=> x Î {1; 2; 4; 5 }
d. 16 x
=> x Î Ư(16) = {1; 2; 4; 8; 16 }
Bài 114 ( SGK/45) Có 36 HS muốn chia đều vào các nhóm. Trong các cách chia sau, cách nào thực hiện được ?
Cách chia
Số nhóm
Số người/nhóm
Thứ 1
4
09
Thứ 2
06
6
Thứ 3
8
Không được
Thứ 4
12
03
Bài 144 (SBT/20)
a) Các số là B(32) có hai chũ số gồm :
32; 64; 96.
Bài 145 (SBT/20)
a) Các số là Ư(50) có hai chữ số gồm :
50; 25; 10.
Bài 146 (SBT/20)
Tìm các số tự nhiên x sao cho :
a) 6 ( x-1) => x-1 là Ư(6) nên ta có :
x-1= 1 => x = 2; x-1 = 2 => x = 3
x-1= 3 => x = 4; x-1 = 6 => x = 7
b) 14 ( 2.x +3 ) => 2.x + 3 là Ư(14) nên ta có : 2.x + 3 = 7 => x = 2
Bài 147 ( SBT/20)
có bao nhiêu bội của 4 từ 12 đến 200 ?
Trả lời :
(200 – 12 ) : 4 + 1 = 48
Vậy có 48 số là bội của 4 từ 12 đến 200.
Hoạt động 4 : Củng cố (3 phút)
- GV tổng quát lại cách tìm bội và ước. Áp dụng cách tìm bội, ước vào các bài toán thực tế.
- Cho HS nhắc lại nội dung chính.
- GV chốt lại nội dung bài bọc.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (2 phút)
- Về nhà xem lại các bài tập đã sữa.
- Đọc trước bài : Số nguyên tố. Hợp số. Bảng số nguyên tố.
- Về ôn tập cách chia một số tự nhiên.
Tuần : 09
Tiết : 25
§14. SỐ NGUYÊN TỐ – HỢP SỐ. BẢNG SỐ NGUYÊN TỐ
I. MỤC TIÊU
- Học sinh nắm được định nghĩa số nguyên tố, hợp số.
- Học sinh nhận ra một số là số nguyên tố hay hợp số trong các trường hợp đơn giản thuộc 10 số nguyên tố đầu tiên, hiểu cách lập bảng số nguyên tố.
- Học sinh biết vận dụng hợp lý các kiến thức về chia hết đã học để nhận biết một hợp số.
II. CHUẨN BỊ
- GV: SGK, Giáo án, bảng phụ các số nguyên tố không vượt quá 100.
- HS : Xem trước bài mới ở nhà.
- Phương pháp : Thuyết trình, đàm thoại gợi mở, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra. ( 5 phút)
- HS1: Định nghĩa ước và bội ?
Làm bài tập 112 (SGK/44)
- GV nhận xét chung.
- GV ghi điểm .
Bài 112.
Ư(4) = {1; 2; 4}; Ư (6)= {1; 2; 3; 6};
Ư(9) = {1; 3; 9}; Ư(13) = {1; 3};
Ư(1) = {1}; Ư(7) = {1; 7}; Ư(29) = {1; 29}
Hoạt động 2 : 1. Số nguyên tố – Hợp số. (19 phút)
- Từ phần KT bài cũ GV đi vào bài mới.
- H: Em có nhận xét gì về số các ước của 2; 3; 5 ?
- GV: Số nguyên tố là gì? Hợp số là gì ?
- GV giới thiệu.
- HS nhắc lại nội dung định nghĩa SGK/46
- GV: Áp dụng tính xem các số sau số nào là nguyên tố, số nào là hợp số?
- HS đứng tại chỗ trình bày.
- GV : Số 0, số 1 có là số nguyên tố hay hợp số không ?
- GV giới thiệu chú ý.
Ư (2) = {1; 2}; Ư (3) = {1; 3};
Ư(5) = {1; 5}; Ư(4) = {1; 2; 4};
Ư(6) = {1; 2; 3; 6}
Số 2; 3; 5 chỉ có 2 ước là 1 và chính nó gọi là số nguyên tố.
Số 4; 6; 9 có nhiều ước hơn 2 ước gọi là hợp số.
* Định nghĩa: SGK/46
*Ví dụ: Trong các số 7,8,9 số nào là số nguyên tố, số nào là hợp số?
7 là nguyên tố; 8,9 là hợp số.
* Chú ý:
- Số 0, số 1 không là số nguyên tố, không phải là hợp số.
- Các số nguyên tố nhỏ hơn 10 là 2; 3; 5; 7.
Hoạt động 3: Bảng các số nguyên tố. (10 phút)
- GV treo bảng phụ.
- GV: Muốn lập bảng số nguyên tố không vượt quá 100 ta làm ntn?
- GV giới thiệu :
Gạch bỏ các số chia hết cho 2; 3; 5 cho 7?
Các số còn lại không chia hết cho 2 cho 3 cho 5 cho 7 đều là số nguyên tố.
Dùng bút đỏ khoanh tròn các số nguyên tố?
Có bao nhiêu số nguyên tố nhỏ hơn 100? Đó là những số nào?
- GV chốt lại, HS tóm tắt và tìm hiểu lại.
* Các số nguyên tố nhỏ hơn 100 là:
2; 3; 5; 7; 11; 13; 17; 19; 23; 29; 31; 37; 41; 43; 47; 53; 59; 61; 67; 71; 73; 79; 83; 89; 91; 97.
Hoạt động 4 : Củng cố . (10 phút)
- GV cho HS làm bài 115.
- H: Các số đó số nào là số nguyên tố ? Hợp số ?
- HS dựa vào định nghĩa để nhận biết.
- GV uốn nắn và chốt lại.
- GV cho HS làm bài 116. Điền ký hiệu thích hợp vào ô trống ?
- HS suy nghĩ và cá nhân làm vào vở, 1HS lên bảng thực hiện.
- GV uốn nắn kết quả.
- GV cho HS làm bài 118.
- H: Xét xem tổng hay hiệu sau có chia hết cho số nào không ? -> nó là số nguyên tố hay hợp số?
- 1HS lên bảng thực hiện.
- GV đi uốn nắn kết quả và chốt lại.
- GV tổng kết bài học.
Bài 115 (SGK /47)
Các số nguyên tố là: 417; 67.
Các số hợp số là: 312; 213; 435; 3311.
Bài 116 (SGK/47) Gọi P là tập hợp số nguyên tố. Điền ký hiệu hoặc vào ô vuông cho đúng:
83 P; 91 P; 15 N
P N
Bài 118 (SGK/47) Tổng hay hiệu sau có là số nguyên tố, hay hợp số:
a. (3. 4. 5 + 6. 7) 3 -> là hợp số.
b. (7. 9. 11. 13 - 2. 3. 4. 7) 3 -> lµ hîp sè.
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
- Về học bài, làm bài tập 117; 119; 120; 121; 122 (SGK/47)
Tuần : 09
Tiết : 09
§8. KHI NÀO THÌ AM + MB = AB ?
I. MỤC TIÊU
Kiến thức:
HS hiểu được điểm M nằm giữa hai điểm A và B khi AM + MB = AB.
Kỹ năng:
HS có kỹ năng nhận biết một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai đểm khác.
Thái độ:
Giáo dục HS tính cẩn thận khi vẽ hình, khi đo độ dài đoạn thẳng.
II. CHUẨN BỊ
- GV: Phần màu, thước thẳng, thước cuộn.
- HS : Xem trước bài mới, thước thẳng, thước cuộn.
- Phương pháp : Giải quyết vấn đề, đàm thoại, hoạt động nhóm.
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kiểm tra. (7 phút)
a) Hãy vẽ 3 điểm A , M, B với M nằm giữa A và B. Trên hình có những đoạn thẳng nào ? kể tên.
b) Đo các đoạn thẳng trên hình vẽ.
HS Vẽ hình, kể tên, đo rồi trả lời: Đoạn thẳng AM, MB, AB.
HS dưới lớp thực hiện vào sổ.
GV nhận xét và ghi điểm.
A M B
Đoạn thẳng AM, MB, AB.
AM = ……… ; MB = …… ; AB = ………
HOẠT ĐỘNG 2: ( 13 phút )
1. Khi nào thì tổng độ dài 2 đoạn thẳng AM và BM bằng độ dài đoạn thẳng AB ?
- Cho HS làm ?1 trên SGK/120.
- Sau khi HS làm ?1
- Vậy khi nào AM + MB = AB ?
- GV nêu nhận xét SGK, HS ghi bài.
- GV hỏi : Cho điểm K nằm giữa hai điểm A và B thì ta có đẳng thức nào ?
- HS : AK + KB = AB
GV ghi ví dụ trên bảng.
* Cho M là điểm nằm giữa A và B. Biết AM = 3cm ; AB = 8cm. Tính MB.
HS Nêu cách tính, GV hướng dẫn trình bày.
Gọi HS chốt lại nội dung 1
- GV : Biết N là điểm nằm giữa I và K.
H: Làm thế nào để chỉ đo 2 lần mà biết độ dài 3 đoạn thẳng ?
- GV cho HS đọc đề BT 46 rồi trình bày lời giải .
* Nhận xét: (SGK/120)
* Ví dụ: (SGK/120)
Giải :
Vì M nằm giữa A và B nên :
AM +MB =AB
Thay : AM = 3cm , AB = 8cm
Ta có : 3 + MB = 8
Vậy : MB = 8 –3 = 5 ( cm )
Bài 46 (SGK/121).
Vì N nằm giữa I và K
Nên : IN + NK = IK
Hay : 3 + 6 = IK
Vậy : IK = 9
HOẠT ĐỘNG 3: (08 phút)
2. Một vài dụng cụ đo khoảng cách giữa 2 điểm trên mặt đất .
- H: Muốn đo chiều dài của 1 miếng đất (mảnh vườn , chiều dài nhà . . . ) ta dùng dụng cụ gì ?
- HS trả lời : …..
- H: Cách đo ?
- GV đưa ra dụng cụ và giới thiệu.
Dụng cụ : Thước cuộn bằng kim loại , thước cuộn bằng vải , thước chữ A .
HOẠT ĐỘNG 4: Luyện tập củng cố (16 phút)
- GV cho HS làm bài tập.
Bài 47 sgk/121
- GV cho 1HS lên bảng thực hiện, GV uốn nắn và chốt lại.
Bài 50 sgk/121
HS đọc đề thảo luận nhóm rồi trả lời .
- GV tổng kết bài học.
Bài 47 ( sgk/121)
M nằm giữa E và F
Nên : EM + MF = EF
Hay : 4 + MF = 8
MF = 8 – 4 = 4 (cm)
Vậy : EM = EF = 4 (cm )
Bài 50 (sgk/121)
Điểm V nằm giữa 2 điểm T và A
Hoạt động 5 : Hướng dẫn học ở nhà (1 phút)
+ Học thuộc nhận xét trong bài .
+ Làm BT 48; 49; 51; 52 (sgk tr 121; 122)
Năm Căn, ngày 17 tháng 10 năm 2009
TỔ TRƯỞNG
Mai Thị Đài
File đính kèm:
- TUAN 9.DOC