A. Mục tiêu:
- HS biết được khái niệm hàm số
- Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho cụ thể và đơn giản (bằng bảng, bằng công thức)
- Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số.
B. Chuẩn bị:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1651 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Đại số - Tiết 30: Hàm số, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 27/11/2009
Ngày giảng: 2/12/2009
Tiết 30
HÀM SỐ
A. Mục tiêu:
- HS biết được khái niệm hàm số
- Nhận biết được đại lượng này có phải là hàm số của đại lượng kia hay không trong những cách cho cụ thể và đơn giản (bằng bảng, bằng công thức)
- Tìm được giá trị tương ứng của hàm số khi biết giá trị của biến số.
B. Chuẩn bị:
- Bảng phụ bài 24 (tr63 - SGK) , thước thẳng.
C. Tiến trình bài giảng:
1/ Oån định
7A: 7B:
2/ Kiểm tra:
Cho y và x liên hệ với nhau theo công thức y = 3x. Hỏi y và x có mối liên hệ ntn?
Tính y khi biết x = -2; -1; 0; 1; 2; 3
3/ Bài mới: ĐVĐ: Trong thực tiễn và trong toán học ta thường gặp các đại lượng thay đổi phụ thuộc vào sự thay đổi của các đại lượng khác. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ đi nghiên cứu về sự thay đổi phụ thuộc này. Ta vào bài học hôm nay ”Hàm số”
Hoạt động của thày, trò
Nội dung kiến thức
GV nêu ví dụ 1 sgk
- Trong ví dụ 1:
- Cho biết nhiệt độ ở mấy thời điểm?
- Em thấy nhiệt độ thấp nhất, cao nhất vào thời điểm nào trong ngày?
- Tại mỗi thời điểm có tương ứng mấy nhiệt độ?
- Nhiệt độ trong ngày phụ thuộc vào yếu tố nào?
* Cho HS đọc ví dụ 2 sgk.
Y/c học sinh làm ?1
Cho 1 hs sinh lên bảng tính cả lớp làm vào vở.
=> nhận xét đánh giá
- Mối giá trị của V ta tìm được mấy giá trị m tương ứng?
Ta có thể lập bảng để tính giá trị của m như sau:
- Cho HS đọc ví dụ 3 sgk
=> làm ?2 Cho 1 HS lên bảng lập bảng và tính. Cả lớp làm vào vở. => Nhận xét đánh giá
- Hãy nhận xét về điểm giống nhau ở ba ví dụ trên?
- Trong ví dụ 1: Nhiệt độ T phụ thuộc vào yếu tố nào?
+ Nhiệt độ T phụ thuộc vào sự thay đổi của thời gian t
+ Mỗi giá trị của t luôn x/đ được chỉ một giá trị tương ứng của T
=> Ta nói T là hàm số của t
- Trong ví dụ 2 và 3 đại lượng nào là Hàm số của đại lượng còn lại?
Vậy hàm số là gì
GV : Qua các ví dụ trên, hãy cho biết đại lượng y là hàm số của đại lượng x khi nào?
Cho y = 0x + 5. Tính y khi x = -2; -1; 0 ; 3; 8
- Em có nhận xét gì về giá trị của y?
- Qua các ví dụ trên em thấy hàm số được cho ntn?
Xét hàm số y = f(x) = 2x +3. Hãy cho biết khi
x = 5 thì y bằng bao nhiêu?
- Hãy tính f(1); f(2); f(-3)
1. Một số ví dụ về hàm số
* Ví dụ1:
t(giờ)
0
4
8
12
16
20
T(oC)
20
18
22
26
24
21
* Ví dụ 2: m = 7,8V
?1
V = 1 m = 7,8
V = 2 m = 15,6
V = 3 m = 23,4
V = 4 m = 31,2
Bảng giá trị tương ứng
V(g/m3)
1
2
3
4
m(g)
7,8
15,6
23,4
31,2
* Ví dụ 3: ( Sgk) t =
?2
v(km/h)
5
10
25
50
t (giờ)
10
5
2
1
*Nhận xét:
Ví dụ 1: Ta nói T là hàm số của t
Ví dụ 2: m là hàm số của V
Ví dụ 3: t là hàm số của v
2. Khái niệm hàm số
y phụ thuộc x mà mỗi giá trị của x cho ta chỉ một giá trị của y => y là HS của x (x là biến số)
* Chú ý:
- Khi x thay đổi mà y không đổi => y là hàm hằng.
- Hàm số cho bằng công thức (bảng)
- Khi y là HS của x ta có thể viết:
y = f(x)
y = g(x)
............
VD:
- Hàm số y = 2x + 3 hay y = f(x) = 2x + 3
- Ta nói ”khi x bằng 5 thì y bằng 13” hoặc ta viết: f(5) = 13
File đính kèm:
- Bai 5 Tiet 30 HAM SO.doc