A. MỤC TIÊU
· Tiếp tục củng cố định lí Pytago (thuận và đảo).
· Vận dụng định lí Pytago để giải quyết bài tập và một số tình huống thực tế có nội dung phù hợp.
· Giới thiệu một số bộ ba Pytago.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
· GV: - bảng phụ ghi bài tập.
- Một mô hình khớp vít để minh họa bài tập 59 Tr.133 SGK. Một bảng phụ có gắn hai hình vuông bằng bìa như hình 137 Tr.134 SGK (hai hình vuông ABCD và DEFG có hai màu khác nhau).
-Thước kẻ, compa, êke, kéo cắt giấy, đinh mũ.
· HS: - Mỗi nhóm HS chuẩn bị hai hình vuông bằng 2 màu khác nhau, kéo cắt giấy, đinh mũ (hoặc hồ dán) và một tấm bìa cứng để thực hành ghép hai hình vuông thành một hình vuông.
61 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1424 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán 7 - Đại số - Tiết 40 đến tiết 45, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 40
LUYỆN TẬP 2
A. MỤC TIÊU
Tiếp tục củng cố định lí Pytago (thuận và đảo).
Vận dụng định lí Pytago để giải quyết bài tập và một số tình huống thực tế có nội dung phù hợp.
Giới thiệu một số bộ ba Pytago.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: - bảng phụ ghi bài tập.
- Một mô hình khớp vít để minh họa bài tập 59 Tr.133 SGK. Một bảng phụ có gắn hai hình vuông bằng bìa như hình 137 Tr.134 SGK (hai hình vuông ABCD và DEFG có hai màu khác nhau).
-Thước kẻ, compa, êke, kéo cắt giấy, đinh mũ.
HS: - Mỗi nhóm HS chuẩn bị hai hình vuông bằng 2 màu khác nhau, kéo cắt giấy, đinh mũ (hoặc hồ dán) và một tấm bìa cứng để thực hành ghép hai hình vuông thành một hình vuông.
- Thước kẻ, compa, êke, máy tính bỏ túi.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
KIỂM TRA
GV nêu yêu cầu kiển tra.
HS1: - Phát biểu định lí Pytago.
Chữa bài tập 60 Tr.133 SGK
(Đề bài đưa lên màn hình)
Hai HS lên bảng kiểm tra.
HS1: - Phát biểu định lí.
- Chữa bài tập 60 SGK.
A
B
C
H
16
12
13
D AHC có:
AC2 = AH2 + HC2 (đ/l Pytago)
AC2 = 122 + 162
AC2 = 400
Þ AC = 20 (cm)
D vuông ABH có:
BH2 = AB2 – AH2 (đ/l Pytago)
BH2 = 132 - 122
BH2 = 252
Þ BH = 5 (cm)
Þ BC = BH + HC = 5 + 16 = 21 (cm).
HS2:
Chữa bài tập 59 Tr.133 SGK
(Đề bài đưa lên màn hình)
HS 2
D
C
B
A
36cm
48cm
D ACD có:
AC2 = AD2 + CD2 (đ/l Pytago)
AC2 = 482 + 362
AC2 = 3600.
Þ AC = 60 (cm).
GV đưa ra mô hình khớp vít và hỏi:
Nếu không có nẹp chéo AC thì khung ABCD sẽ thế nào:
GV cho khung ABCD thay đổi ( ¹ 900) (để minh họa cho câu trả lời của HS)
HS trả lời: Nế không có nẹp chéo AC thì ABCD khó giữ được là hình chữ nhật, góc D có thể thay đổi không còn 900
Hoạt động 2
LUYỆN TẬP
Bài 89 Tr.108, 109 SBT
(Đề bài đưa lên màn hình)
B
A
C
H
7
2
a)
GT
Cho AH = 7 cm
HC = 2 cm
DABC cân
KL
Tính đáy BC
GV gợi ý: - Theo giả thiết, ta có AC bằng bao nhiêu?
- Vậy tam giác vuông nào đã biết hai cạnh? Có thể tính được cạnh nào?
HS: AC = AH + HC = 9 (cm)
- Tam giác vuông ABH đã biết
AB = AC = 9 cm
AH = 7 cm
Nên tính được BH, từ đó tính được BC.
GV yêu cầu hai HS trình bày cụ thể, mỗi HS làm một phần.
Hai HS lên bảng trình bày.
a) DABC có AB =AC = 7 + 2 = 9 (cm).
D vuông ABH có:
BH2 = AB2 - AH2 (đ/l Pytago)
= 92 - 72
= 32 Þ BH = (cm)
D vuông BHC có:
BC2 = BH2 + HC2 (đ/l Pytago)
= 32 + 22
= 36 Þ BC = = 6 (cm)
B
A
C
H
4
1
b)
GT
Cho AH = 4 cm
HC = 1 cm
D ABC cân
KL
Tính đáy BC
b) Tương tự như câu a
Kết quả: BC = (cm)
Bài 61 Tr.133 SGK
Trên giấy kẻ ô vuông (độ dài của ô vuông bằng 1) cho tam giác ABC như hình 135.
Tính độ dài mỗi cạnh của tam giác ABC.
C
K
A
B
H
I
(Hình vẽ sẵn trên bảng phụ có kẻ ô vuông ).
HS vẽ hình vào vở
GV gợi ý để HS lấy thêm các điểm H, K, I trên hình.
GV hướng dẫn HS tính độ dài đoạn AB.
D vuông ABI có:
AB2 = AI2 + BI2 (đ/l Pytago)
= 22 + 12
AB2 = 5 Þ AB = .
Sau đó gọi hai HS lên tiếp đoạn AC và BC.
Bài 62 Tr.133 SGK – Đố
(Đề bài đưa lên màn hình)
Kết quả AC = 5
BC =
Dây dài 9m
GV hỏi: Để biết con cún có thể tới các vị trí A, B, C, D để canh giữ mảnh vườn hay không, ta phải làm gì?
- HS: Ta cần tính độ dài OA, OB, OC, OD.
Hãy tính OA, OB, OC, OD.
HS tính:
OA2 = 32 + 42 = 52 Þ OA = 5 < 9
OB2 = 42 + 62 = 52 Þ OB = < 9.
OC2 = 82 + 62 = 102 Þ OC = 10 > 9.
OD2 = 32 + 82 = 73 Þ OD = < 9.
Trả lời bài toán.
HS: Vậy con Cún đến được các vị trí A, B, D nhưng không đến được vị trí C
Bài 91 Tr.109 SBT
Cho các số 5,8,9,12,13,15,17.
Hãy chọn ra các bộ ba số có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác vuông.
GV: Ba số phải có điều kiện như thế nào để có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác vuông?
HS: Ba số phải có điều kiện bình phương của số lớn bằng tổng bình phương của hai số nhỏ mới có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác vuông.
GV yêu cầu HS tình bình phương các số đã cho để từ đó tìm ra các bộ ba số thỏa mãn điều kiện.
a
5
8
9
12
13
15
17
A2
25
64
81
144
169
225
289
Có 25 + 144 = 169 Þ 52 + 122 = 132
64 + 225 = 289 Þ 82 + 152 = 172
81 + 144 = 225 Þ 92 + 122 = 152
GV giới thiệu các bộ ba số đó được gọi là “bộ ba số Pytago”.
Ngoài các bộ ba số đó ra. GV giới thiệu thêm các bộ ba số Pytago thường dùng khác là: 3; 4; 5; 6 ; 8 ; 10
Vậy các bộ ba số có thể là độ dài ba cạnh của một tam giác vuông là:
5 ; 12 ; 13 ;
8 ; 15 ; 15 ;
9 ; 12 ; 15 ;
HS ghi các bộ ba số Pytago.
Hoạt động 3
THỰC HÀNH: GHÉP HAI HÌNH VUÔNG THÀNH MỘT HÌNH VUÔNG
GV lấy bảng phụ trên đó có gắn hai hình vuông ABCD cạnh a và DEFG cạnh b có màu khác nhau như hình 137 Tr.134 SGK.
GV hướng dẫn HS đặt đoạn AH = b trên cạnh AD, nối AH = b trên cạnh AD, nối BH, HF rồi cắt hình, ghép hình để được một hình vuông mới như hình 139 SGK.
HS nghe GV hướng dẫn
Yêu cầu HS ghép hình theo nhóm.
GV kiểm tra ghép hình của một số nhóm .
HS thực hành theo nhóm, thời gian khoảng 3 phút rồi đại diện một nhóm lên trình bày cách làm cụ thể.
GV: Kết quả thực hành này minh họa cho kiến thức nào?
HS: Kết quả thực hành này thể hiện nội dung định lí Pytago.
Hoạt động 4
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Ôn lại định lí Pytago (thuận, đảo).
- Bài tập về nhà số 83, 84, 85, 90, 92 Tr.108, 109 SBT.
- Ôn ba tường hợp bằng nhau (c.c.c, c.g.c, g.c.g) của tam giác.
Tiết 41
§8. CÁC TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU
CỦA TAM GIÁC VUÔNG
A. MỤC TIÊU
HS cần nắm được các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông. Biết vận dụng định lí Pytago để chứng minh trường hợp cạnh huyền-cạnh góc vuông của hai tam giác vuông.
Biết vận dụng, các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau.
Tiếp tục rèn luyện khả năng phân tích tìm cách giải và trình bày bài toán chứng minh hình học.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: Thước thẳng, êke vuông, SGK, bảng phụ, bút dạ để ghi sẵn bài tập, câu hỏi.
HS: Thước thẳng, êke vuông, SGK.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
KIỂM TRA
GV: Nêu câu hỏi kiểm tra.
Hãy nêu các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông được suy ra từ các trường hợp bằng nhau của tam giác?
Ba HS lần lượt phát biểu các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông đã học.
HS1: Trên mỗi hình em hãy bổ sung các điều kiện về cạnh hay về góc để được các tam giác vuông bằng nhau theo từng trường hợp đã học.
Một HS lên bảng làm bài (hình đã vẽ sẵn).
A
B
C
A’
B’
C’
Hình 1
A
B
C
A’
B’
C’
Hình 1
Hai cạnh góc vuông bằng nhau (theo trường hợp c.g.c)
A
B
C
A’
B’
C’
Hình 2
A
B
C
A’
B’
C’
Hình 2
Một cạnh góc vuông và góc nhọn kề cạnh ấy bằng nhau (theo trường hợp góc- cạnh- góc)
A
B
C
A’
B’
C’
Hình 3
A
B
C
A’
B’
C’
Hình 3
Một cạnh huyền và một góc nhọn bằng nhau.
GV: Nhận xét đánh giá cho điểm HS được kiểm tra Þ Vào bài học.
HS lớp nhận xét bài làm của bạn
Hoạt động 2
CÁC TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU ĐÃ BIẾT CỦA TAM GIÁC VUÔNG
Hai tam giác vuông bằng nhau khi chúng có những yếu tố nào bằng nhau?
HS: Hai tam giác vuông bằng nhau khi có:
1. Hai cạnh góc vuông bằng nhau
2. Một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy bằng nhau.
3. Cạnh huyền và một góc nhọn bằng nhau.
* HS trả lời ?1 trong SGK
* GV cho HS làm ?1 SGK.
(Đề bài và hình vẽ đưa lên màn hình hoặc bảng phụ)
Hình 143: D AHB = D AHC (c.g.c)
Hình 144: D DKE = D DKF (g.c.g)
Hình 145: D OMI = D ONI (cạnh huyền-góc nhọn)
GV: Ngoài các trường hợp bằng nhau đó của tam giác, hôm nay chúng ta được biết thêm một trường hợp bằng nhau nữa của tam giác vuông.
Hoạt động 3
TRƯỜNG HỢP BẰNG NHAU VỀ CẠNH HUYỀN
VÀ CẠNH GÓC VUÔNG
GV: Yêu cầu hai HS đọc nội dung trong khung ở Tr.135 SGK.
2 HS đọc trường hợp bằng nhau về cạnh huyền và cạnh góc vuông trong Tr.135 SGK
GV: Yêu cầu HS toàn lớp vẽ hình và viết giả thiết, kết luận của định lý đó.
A
B
C
D
E
F
Một HS vẽ hình và viết GT, KL trên bảng, cả lớp làm vào vở.
GT
D ABC: = 900
D DEF: = 900
BC = EF ; AC = DF
KL
D ABC = D DEF
- Phát biểu định lí Pytago?
Định lí Pytago có ứng dụng gì?
Một HS phát biểu định lí Pytago.
Khi biết hai cạnh của tam giác vuông ta có thể tính được cạnh thứ ba của nó nhờ định lí Pytago.
- Vậy nhờ định lí Pytago ta có thể tính cạnh AB theo cạnh BC; AC như thế nào?
- Chứng minh: Đặt BC = EF = a ;
AC = DF = b
Xét DABC ( = 900) theo định lí Pytago ta có:
AB2 + AC2 = BC2
Þ AB2 = BC2 – AC2
AB2 = a2 - b2 (1)
Tính cạnh DE theo cạnh EF và DF như thế nào?
Xét D DEF ( = 900) theo định lí Pytago ta có:
DE2 + DF2 = EF2
Þ DE2 = EF2 - DF2
DE2 = a2 - b2 (2)
Từ (1) , (2) ta có AB2 = DE2
Þ AB = DE
Þ DABC = DDEF (c-c-c)
GV: Như vậy nhờ định lí Pytago ta đã chỉ ra được D ABC và D DEF có ba cặp cạnh bằng nhau.
GV yêu cầu HS phát biểu lại trường hợp bằng nhau cạnh huyền, cạnh góc vuông của tam giác vuông.
- Cho HS làm ?2 SGK.
H
A
B
C
(Đề bài và hình vẽ đưa lên màn hình hoặc bảng phụ)
HS nhắc lại định lí Tr.135 SGK.
Cách 1:
D ABH = D AHC (theo trường hợp cạnh huyền - cạnh góc vuông)
vì: AHB = AHC = 900
cạnh huyền AB = AC (gt)
cạnh góc vuông AH chung.
Cách 2:
D ABC cân Þ = (tính chất D cân)
Þ D AHB = D AHC (trường hợp cạnh huyền, góc nhọn)
vì có AB = AC, =
Hoạt động 4
LUYỆN TẬP
Bài tập 1 (Bài 66 Tr.137 SGK)
Tìm các tam giác bằng nhau trên hình?
C
B
A
E
D
1
2
* Quan sát hình cho biết giả thiết cho trên hình là gì?
HS trả lời:
- D ABC; phân giác AM đồng thời cũng là trung tuyến thuộc cạnh BC
- MD ^ AB tại D; ME ^ AC tại E.
* Trên hình có những tam giác nào bằng nhau?
DADM = DAEM (trường hợp cạnh huyền, góc nhọn)
vì = = 900 ;
cạnh huyền AM chung ;
= (gt)
* Còn cặp tam giác nào bằng nhau nữa không?
* D DMB = D EMC ( = = 900)
(theo trường hợp cạnh huyền, góc vuông)
vì BM = CM (gt); DM = EM (cạnh tương ứng của 2 tam giác bằng nhau DADM = D AEM).
* DAMB = DAMC (theo trường hợp c c c)
vì AM chung ; BM = MC (gt)
AB = AC = AD + DB = AE + EC
Do đó AD = AE ; DB = EC
Bài tập 2 (Bài 63 Tr.136 SGK)
Cả lớp vẽ hình và ghi GT, KL. Suy nghĩ chứng minh trong 3 phút. Sau đó yêu cầu một HS chứng minh miệng.
Một HS đọc to đề.
H
A
B
C
2
1
Một HS vẽ hình và ghi GT, KL trên bảng.
GT
D ABC cân tại A
AH ^ BC (H Ỵ BC)
KL
a) HB = HC
b) BAH = CAH
Xét D AHB và D AHC có:
= = 900
AH chung: AB = AC (gt)
Þ D AHB = D AHC (cạnh huyền, cạnh góc vuông)
Þ HB = HC (cạnh tương ứng)
và BAH = CAH (góc tương ứng)
Hoạt động 5
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Về nhà học thuộc, hiểu, phát biểu chính xác các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.
- Làm tốt các bài tập: 64, 65 Tr.137 SGK.
Tiết 42
LUYỆN TẬP
A. MỤC TIÊU
Rèn kĩ năng chứng minh tam giác vuông bằng nhau, kĩ năng trình bày bài chứng minh hình.
Phát huy trí lực HS.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: Thước thẳng, êke vuông, compa, phấn màu.
HS: Thước thẳng, êke vuông, compa.
C. TIẾN TRÌNH DẠY - HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
KIỂM TRA, CHỮA BÀI TẬP
GV: Nêu câu hỏi kiểm tra
HS1:
- Phát biểu các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông?
- Chữa bài tập 64 Tr.136 SGK.
B
A
C
E
D
F
Bổ sung thêm một điều kiện bằng nhau (về cạnh hay về góc) để
D ABC = D DEF
HS1 lên kiểm tra
- Nêu 4 trường hợp bằng nhau của tam giác vuông.
- Bài tập 64 SGK
D ABC và D AEF có
= = 900 ; AC = DF
bổ sung thêm đk: BC = EF
hoặc đk AB = DE hoặc = thì DABC = D DEF
HS2: chữa bài 65 Tr.137 SGK (Đề bài đưa lên màn hình)
Một HS đọc to đề bài 65 SGK.
HS2 chữa bài 65 SGK.
C
A
B
H
K
I
GT
D ABC cân tại A
( < 900)
BH ^ AC (H Ỵ AC)
CK ^ AB (KỴ AB)
KL
a) AH = AK
b) AI là phân giác
GV hỏi HS2: Để chứng minh AH = AK em làm thế nào?
HS2: Em sẽ chứng minh
D ABH = D ACK
- Em hãy trình bày bài trên bảng.
HS2: làm bài:
a) Xét D ABH và D ACK có
= (= 900)
chung
AB = AC ( vì D ABC cân tại A)
DABH = DACK (cạnh huyền, góc nhọn)
Þ AH = AK (cạnh tương ứng)
- Em hãy nêu hướng chứng minh AI là phân giác góc A?
b) HS trả lời miệng: Nối AI
có: DAKI = DAHI (cạnh huyền-cạnh góc vuông).
vì AK = AH (c/m trên)
cạnh AI chung
Þ KAI = HAI
Þ AI là phân giác góc A
Hoạt động 2
LUYỆN TẬP
Bài 1 (bài 98 Tr.110 SBT)
(Đề bài đưa lên màn hình)
GV hướng dẫn HS vẽ hình
C
B
A
1
2
C
HS lớp vẽ hình vào vở.
Một HS nêu GT, KL của bài toán
- Cho biết GT, KL của bài toán.
GT
D ABC
MB = MC
=
KL
D ABC cân
- Để chứng minh D ABC cân, ta cần chứng minh điều gì?
- Trên hình đã có hai tam giác nào chứa hai cạnh AB, AC (hoặc , ) đủ điều kiện bằng nhau?
HS: Để chứng minh DABC cân ta chứng minh AB = AC hoặc = .
HS phát hiện có DABM và DACM có 2 cạnh và 1 góc bằng nhau, nhưng góc bằng nhau đó không xen giữa hai cạnh bằng nhau.
GV: Hãy vẽ thêm đường phụ để tạo ra hai tam giác vuông trên hình chứa góc
HS: từ M kẻ MK ^ AB tại K
A1; A2 mà chúng đẻ điều kiện bằng nhau
C
B
A
E
D
1
2
MH ^ AC tại H
D AKM và D AHM có = = 900.
Cạnh huyền AM chung, = (gt)
Þ DAKM = DAHM (cạnh huyền, góc nhọn).
Þ KM = HM (cạnh tương ứng)
xét D BKM và D CHM có:
= = 900
KM = HM (chứng minh trên)
MB = MC (gt)
Þ DBKM = DCMH (cạnh huyền-cạnh góc vuông).
Þ = (góc tương ứng)
Þ DABC cân.
Qua bài tập này em hãy cho biết một tam giác có những điều kiện gì thì là một tam giác cân.
HS: Một tam giác có một đường trung tuyến đồng thời là phân giác thì tam giác đó sẽ là tam giác cân.
- GV: Chỉnh sửa và nêu thành chú ý, cho HS ghi lại.
- Chú ý: Một tam giác có đường phân giác đồng thời là đường trung tuyến thì tam giác đó cân tại đỉnh xuất phát đường trung tuyến.
Bài 2 (Bài 101, Tr.110 SBt)
GV: yêu cầu một HS đọc to đề bài, cả lớp vẽ hình vào vở.
Một HS lên bảng vẽ hình.
A
B
H
M
K
C
A
Cho biết GT, KL của bài toán.
GT
D ABC: AB < AC
phân giác cắt trung trực BC tại I
IH ^ AB ; IK ^ AC
KL
BH = CK
Quan sát hình vẽ, em nhận thấy có những cặp tam giác vuông nào bằng nhau?
Để chứng minh BH = CK ta làm thế nào?
HS: Gọi M là trung điểm của BC
* D IMB và D IMC có:
= = 900
IM chung, MB = MC (gt)
Þ D IMB = D IAK (c-g-c)
Þ IB = IC
* D IAH và D IAK có:
= = 900
IA chung, = (gt)
Þ DIAH và DIAK (cạnh huyền-góc nhọn)
Þ IH = IK (cạnh tương ứng)
* D HIB và D KIC có:
= = 900
IH = IK (c/m trên)
IB = IC (c/m trên)
Þ DHIB = DKIC (cạnh huyền-cạnh góc vuông)
Þ HB = KC (cạnh tương ứng)
Bài 3. (Đề bài đưa lên màn hình)
Bài tập 3:Các câu sau đây đúng hay sai.
Nếu sai hãy giải thích hoặc đưa hình vẽ minh hoạ.
HS đọc đề bài và suy nghĩ.
HS trả lời
1. Hai tam giác vuông có một cạnh huyền bằng nhau thì hai tam giác vuông đó bằng nhau.
1. Sai, chưa đủ điều kiện để khẳng định hai tam giác vuông bằng nhau.
2. Hai tam giác vuông có một góc nhọn và một cạnh góc vuông bằng nhau thì chúng bằng nhau.
1
A
B
C
H
2. Sai, ví dụ
D AHB và D CHA có
= ; AHB = AHC = 900
cạnh AH chung nhưng hai tam giác này không bằng nhau.
3. Hai cạnh góc vuông của tam giác vuông này bằng 2 cạnh góc vuông của tam giác vuông kia thì hai tam giác bằng nhau.
3. Đúng.
Hoạt động 3
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ
- Về nhà làm tốt các bài tập 96, 97, 99, 100 Tr.110 SBT.
- Học kĩ lí thuyết trước khi làm bài tập.
- Hai tiết sau thực hành ngoài trời.
- Mỗi tổ HS chuẩn bị: 4 cọc tiêu.
1 giác kế (nhận tại văn phòng thực hành).
1 sợi dây dài khoảng 10 m.
1 thước đo.
- Ôn lại cách sử dụng giác kế (Toán 6 tập 2).
- Cốt cán các tổ tham gia buổi bồi dưỡng của GV.
Tiết 43-44
§9. THỰC HÀNH NGOÀI TRỜI
A. MỤC TIÊU
HS biết cách xác định khoảng cách giữa hai địa điểm A và B trong đó có một địa điểm nhìn thấy nhưng không đến được.
Rèn luyện kĩ năng dựng góc trên mặt đất, giống đường thẳng, rèn luyện ý thức có tổ chức.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: - Địa điểm thực hành cho các tổ HS.
- Các giác kế và cọc tiêu để các tổ thực hành (liên hệ với phòng đồ dùng dạy học).
- Huấn luyện trước một nhóm cốt cán thực hành (mỗi tổ từ 1 đến 2 HS).
- Mẫu báo cáo thực hành của các tổ HS.
HS: - Mỗi tổ HS là một nhóm thực hành, cùng với GV chuẩn bị đủ dụng cụ thực hành của tổ gồm:
+ 4 cọc tiêu, mỗi cọc dài 1,2m.
+ 1 giác kế.
+ 1 sợi dây dài khoảng 10m.
+ 1 thước đo độ dài.
- Các em cốt cán của tổ tham gia huấn luyện trước (do GV hướng dẫn).
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC (thực hiện 2 tiết liền)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1 (Tiến hành trong lớp học)
THÔNG BÁO NHIỆM VỤ VÀ HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM
GV đưa hình 149 lên bảng phụ hoặc tranh vẽ và giới thiệu nhiệm vụ thực hành.
HS nghe và ghi bài.
1) Nhiệm vụ:
Cho trước hai cọc A và B, trong đó ta nhìn thấy cọc B. Hãy xác định khoảng cách AB giữa hai chân cọc.
2) Hướng dẫn cách làm
GV vừa nêu các bước làm vừa vẽ dần để được hình 150 SGK.
Cho trước hai điểm A và B, giả sử hai điểm đó bị ngăn cách bởi một con sông nhỏ, ta đang ở bờ sông có điểm A, nhìn thấy điểm B nhưng không tới được.
Đặt giác kế tại điểm A vạch đường thẳng xy vuông góc với AB tại A.
A
B
D
y
2
1
E
x
HS đọc lại nhiệm vụ tr.138 SGK
GV: Sử dụng giác kế thế nào để vạch được đường thẳng xy vuông góc với AB.
HS: Đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn nằm ngang và tâm của giác kế nằm trên đường thẳng đứng đi qua A.
- Đưa thanh quay về vị trí 00 và quay mặt đĩa sao cho cọc ở B và hai khe hở ở thanh quay thẳng hàng.
(Nếu HS không nhớ cách làm, GV cần nhắc lại cách sử dụng giác kế).
- Cố định mặt đĩa, quay thanh quay 900, điều chỉnh cọc sao cho thẳng hàng với hai khe hở ở thanh quay.
GV cùng hai HS làm mẫu trước lớp cách vẽ đường thẳng xy ^ AB.
- Sau đó lấy một điểm E nằm trên xy.
- Xác định điểm D sao cho E là trung điểm của AD.
Đường thẳng đi qua A và cọc chính là đường thẳng xy.
GV: Làm thế nào để xác định được điểm D?
HS: Có thể dùng dây đo đoạn thẳng AE rồi lấy trên tia đối của tia EA điểm D sao cho ED = EA.
HS khác: Có thể dùng thước đo để được ED = EA.
- Dùng giác kế đặt tại D vạch tia Dm vuông góc với AD.
GV: Cách làm như thế nào?
HS: Cách làm tương tự như vạch đường thẳng xy vuông góc với AB.
- Dùng cọc tiêu, xác định trên tia Dm điểm C sao cho B, E, C thẳng hàng.
- Đo độ dài CD.
GV: Vì sao khi làm như vậy ta lại có
CD = AB
HS: D ABE và D DCE có:
= (đối đỉnh)
AE = DE (gt)
= = 900
Þ D ABE = D DCE (g.c.g)
Þ AB = DC (cạnh tương ứng).
GV: yêu cầu HS đọc lại phần hướng dẫn cách làm tr.138 SGK.
Một HS đọc lại “Hướng dẫn cách làm ” SGK.
Hoạt động 2
CHUẨN BỊ THỰC HÀNH
GV yêu cầu các tổ trưởng báo cáo việc chuẩn bị thực hành của tổ về phân công nhiệm vụ và dụng cụ.
Gv kiểm tra cụ thể.
Các tổ trưởng báo cáo.
GV giao cho các tổ mẫu báo cáo thực hành.
Đại diện tổ nhận mẫu báo cáo của tổ.
BÁO CÁO THỰC HÀNH TIẾT 43 - 44 HÌNH HỌC
Của tổ …… lớp ……
KẾT QUẢ: AB = …… ĐIỂM THỰC HÀNH CỦA TỔ (GV CHO)
STT
Tên HS
Điểm chuẩn bị dụng cụ
(3 diểm)
Ý thức
kỉ luật
(3 điểm)
Kĩ năng
Thực hành
(4 điểm)
Tổng
số điểm
(10 điểm)
Nhận xét chung (Tổ tự đánh giá) Tổ trưởng ký tên
Hoạt động 3
HS THỰC HÀNH
(Tiến hành ngoài trời nơi có dãy đất rộng)
GV cho HS tới điểm thực hành, phân công vị trí từng tổ. Với mỗi cặp điểm A-B nên bố trí hai tổ cùng làm để đối chiếu kết quả, hai tổ lấy điểm E1 ; E2 nên lấy trên hai tia đối nhau gốc A để không vướng nhau khi thực hành.
Sơ đồ bố trí hai tổ thực hành.
B
A
E2
E1
D1
D2
C1
C2
GV kiểm tra kĩ năng thực hành của các tổ, nhắc nhở, hướng dẫn thêm HS
Các tổ thực hành như GV đã hướng dẫn, mỗi tổ có thể chia thành hai hoặc ba nhóm lần lượt thực hành để tất cả HS nắm được cách làm. Trong khi thực hành, mỗi tổ cần có thư ký ghi lại tình hình và kết quả thực hành.
Hoạt động 4
NHẬN XÉT, ĐÁNH GIÁ
Các tổ HS họp bình điểm và ghi biên bản thực hành của tổ rồi nộp cho GV
GV thu báo cáo thực hành của các tổ, thông qua báo cáo và thực tế quan sát, kiểm tra tại chỗ nêu nhận xét, đánh giá và cho điểm thực hành của từng tổ.
Điểm thực hành của từng HS có thể thông báo sau.
Hoạt động 5
HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ - VỆ SINH, CẤT DỤNG CỤ
- Bài tập thực hành: bài 102 Tr 110 SBT.
- GV yêu cầu HS chuẩn bị tiết sau Ôn tập chương.
- Làm câu hỏi 1, 2, 3 ôn tập chương II và bài tập 67, 68, 69 Tr.140, 141 SGK.
- Sau đó HS cất dụng cụ, rửa tay chân, chuẩn bị vào giờ học tiếp theo.
Tiết 45
ÔN TẬP CHƯƠNG II ( tiết 1)
MỤC TIÊU
Ôn tập và hệ thống các kiến thức đã học về tổng ba góc của một tam giác các trường hợp bằng nhau của hai tam giác.
Vận dụng các kiến thức đã học vào các bài toán về vẽ hình, tính toán chứng minh, ứng dụng trong thực tế.
B. CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH
GV: -Bảng phụ ghi bài tập, bảng tổng kết các trường hợp bằng nhau của hai tam giác, bài giải bài 108 Tr.111 SBT.
-Thước thẳng, compa, êke, thước đo độ, phấn màu, bút dạ.
HS: - Làm câu hỏi ôn tập chương II (câu 1, 2, 3) bài 67, 68, 69 Tr.140, 141 SGK.
- Thước thẳng, compa, êke, thước đo độ, bút dạ, bảng nhóm phụï.
C. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Hoạt động 1
ÔN TẬP VỀ TỔNG BA GÓC CỦA MỘT TAM GIÁC
GV vẽ hình lên bảng và nêu câu hỏi
B
A
C
2
1
1
1
2
2
HS ghi bài, vẽ hình vào vở.
- Phát biểu định lí về tổng ba góc trong tam giác.
Nêu công thức minh hoạ theo hình vẽ.
HS phát biểu: tổng ba góc của một tam giác bằng 1800.
+ + = 1800
- Phát biểu tính chất góc ngoài của tam giác. Nêu công thức minh hoạ.
- HS: Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng của hai góc trong không kề với nó.
2 = 1 + 1
=1 + 1
2 = 1 + 1
GV yêu cầu HS trả lời bài tập 68 (a,b) tr.141 SGK.
Các tính chất sau đây được suy ra trực tiếp từ các định lý nào?
a) Góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó.
HS:Hai tính chất đó đều được đưa ra trực tiếp từ định lý Tổng ba góc của một tam giác.
b) Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau.
Giải thích:
a) Có 1 + 1 + 1 =1800
= 1 + 2 = 1800
Þ 2 = 1 + 1
b) Trong tam giác vuông có một góc bằng 900, mà tổng 3 góc của tam giác bằng 1800 nên hai góc nhọn có tổng bằng 900,
File đính kèm:
- TIET 40-55.doc