I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song
2. Kỹ năng:
- Sử dụng thành thạo các dụng cụ để vẽ hình. Biết diễn đạt hình vẽ cho trước bằng lời.
- Bước đầu tập suy luận, vận dụng tính chất của các đường thẳng vuông góc, song song để tính toán hoặc chứng minh
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác, tính hợp tác trong học tập cho HS
II. CHUẨN BỊ:
GV: SGK, SBT, dụng cụ đo vẽ hình, bảng phụ vẽ hình bài 59 SGK
HS: Dụng cụ vẽ hình
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Tiến trình bài dạy:
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 8273 | Lượt tải: 5
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Hình học - Tiết 15: Ôn tập chương I (tiết 2), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 8
Ngày soạn: 15/9/2010
Tiết 15
Lớp 7/1
Ngày dạy: 07/10/2010
ÔN TẬP CHƯƠNG I (Tiết 2)
I. MỤC TIÊU BÀI HỌC:
1. Kiến thức: Tiếp tục củng cố kiến thức về đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song
2. Kỹ năng:
Sử dụng thành thạo các dụng cụ để vẽ hình. Biết diễn đạt hình vẽ cho trước bằng lời.
Bước đầu tập suy luận, vận dụng tính chất của các đường thẳng vuông góc, song song để tính toán hoặc chứng minh
3. Thái độ: Rèn tính cẩn thận, chính xác, tính hợp tác trong học tập cho HS
II. CHUẨN BỊ:
GV: SGK, SBT, dụng cụ đo vẽ hình, bảng phụ vẽ hình bài 59 SGK
HS: Dụng cụ vẽ hình
III. CÁC BƯỚC LÊN LỚP:
1. Ổn định lớp:
2. Tiến trình bài dạy:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: Củng cố lí thuyết.
Câu 7: Phát biểu tính chất (định lí) của hai đường thẳng song song.
Câu 8: Phát biểu định lí về hai đường thẳng phân biệt cùng song song với một đường thẳng thứ ba.
Câu 9: Phát biểu định lí về hai đường thẳng phân biệt cùng vuông góc với đường thẳng thứ ba.
Câu 10: Phát biểu định lí về một đường thẳng vuông góc với một trong hai đường thẳng song song.
HS phát biểu và ghi dưới dạng kí hiệu.
Hoạt động 2: Các dạng bài tập thường gặp.
Bài 58 SGK/104:
Tính số đo x trong hình 40. Hãy giải thích vì sao tính được như vậy.
Bài 58 SGK/104:
Ta có: a^c
b^c
=> a//b (hai dt cùng vuông góc dt thứ ba)
=> + = 1800 (2 góc trong cùng phía)
=> 1150 + = 1800
=> = 750
Bài 59 SGK/104:
Hình 41 cho biết d//d’//d’’ và hai góc 600, 1100. Tính các góc: 1, 2, 3, 4, 5, 6
Bài 59 SGK/104:
1) Tính 1:
Ta có d’//d’’(gt)
=> = 1 (sole trong)
=>1 = 600 vì = 600
2) Tính 3:
Ta có: d’//d’’
=> 2 = (đồng vị)
=>2 = 1100
3) Tính 3:
Vì 2 + 3 = 1800 (kề bù)
=> 3 = 700
4) Tính 4:
4 = (đối đỉnh)
=> 4 = 1100
5) Tính 5:
Ta có: d//d’’
=> 5 = 1 (đồng vị)
=> 5 = 600
6) Tính 6:
Ta có: d//d’’
=> 6 = 3 (đồng vị)
=> 6 = 700
Bài 60 SGK/104:
Hãy phát biểu định lí được diễn tả bằng các hình vẽ sau, rồi viết giả thiết, kết luận của định lí.
Bài 60 SGK/104:
a)
GT
a^c
b^c
KL
a//b
b)
GT
d1//d3
d2//d3
KL
d1//d2
3. Cđng cè
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
Nội dung
-GV cho HS nhắc lại dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song, các cách chứng minh hai đường thẳng song song, tính chất của hai đường thẳng song song.
4. Hướng dẫn về nhà
Ôn lại các câu hỏi lý thuyết của chương I.
Xem và làm lại các bài tập đã chữa.
Chuẩn bị ôn bài tốt giờ sau kiểm tra 1 tiết.
RÚT KINH NGHIỆM
File đính kèm:
- TIẾT 15.doc