Giáo án Toán 7 - Hình học - Tiết 17 đến tiết 46

I. MỤC TIÊU:

- Kiến thức: - Học sinh nắm được nội dung định lí về tổng ba góc của một tam giác. Biết vận dụng định lí trong bài để tính số đo các góc của một tam giác.

- Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính số đo các góc trong tam giác khi biết điều kiện. Rèn tính thông minh.

- Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập.

II. PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, êke, bìa cứng .

- Học sinh: Đồ dùng học tập, bìa cứng, kéo cắt giấy.

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

 

doc88 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 966 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán 7 - Hình học - Tiết 17 đến tiết 46, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 30/10/2005 Ngày giảng: 2/11/2005 Tiết 17 : Tổng ba góc của tam giác I. Mục tiêu: - Kiến thức: - Học sinh nắm được nội dung định lí về tổng ba góc của một tam giác. Biết vận dụng định lí trong bài để tính số đo các góc của một tam giác. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính số đo các góc trong tam giác khi biết điều kiện. Rèn tính thông minh. - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập. II. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, êke, bìa cứng ... - Học sinh: Đồ dùng học tập, bìa cứng, kéo cắt giấy... III. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 7C: 45/45 7D: 43/43 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV: Goị 2 HS lên bảng vẽ hai tam giác bất kì. Sau đó dùng thước đo độ đo các góc trong của tam giác vừa vẽ. GV: Yêu cầu HS toàn lớp vẽ hình và làm bài tập vào phiếu học tập. GV: Em có nhận xét gì về các kết quả trên ? Góc A = ? Góc D = ? Góc B = ? Góc E = ? Góc C = ? Góc F = ? GócA + gócB + gócC= ? GócD + gócE + gócF = ? GV: Những em nào có được kết quả là tổng ba góc của tam giác bằng 1800 ? GV: Kết luận Hai tam giác có thể khác nhau về kích thước và hình, nhưng tổng ba góc của tam giác này luôn bằng tổng ba góc của tam giác kia. GócA + gócB + gócC=gócD + gócE + gócF = 1800 3. Bài mới: HS: Lên bảng vẽ hình và đo các góc trong tam giác HS: Nhận xét về các kết quả. GócA + gócB + gócC = 1800 GócD + gócE + gócF = 1800 HS: Giơ tay trả lời HS: Vẽ hình và ghi kết quả vào vở. Hoạt động 2: Tổng ba góc của một tam giác GV: Hướng dẫn HS cắt một tấm bìa thành tam giác ABC rồi cắt các góc B, C và đặt kề với góc A. GV: Em hãy dự đoán tổng ba góc của một tam giác? GV: Thực hành cắt và ghép 3 góc thành một góc bẹt ---> Tổng ba góc của một tam giác luôn băng 1800 GV: Bằng thực hành đo, ghép hình chúng ta có dự đoán: Tổng ba góc của tam giác bằng 1800. đó là một định lí rất quan trọng của hình học. Hôm nay chúng ta sẽ học định lí đó. GV: Vậy ta có định lí sau Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800 GV: Em hãy cho biết giả thiết và kết luận của định lí ? GV: Chuẩn hoá: GT: Cho tam giác ABC KL: Góc A + góc B + góc C = 1800 GV: Bằng lập luận , em nào có thể chứng minh định lí này ? GV: Hướng dẫn chứng minh Vẽ tam giác ABC Qua A kẻ đường thẳng xy//BC Chỉ ra các góc bằng nhau trên hình Tổng ba góc A, B, C bằng tổng ba góc nào. GV: Gọi HS lên bảng chứng minh GV: Gọi HS nhận xét cách chứng minh của bạn GV: Treo bảng phụ phần chứng minh Qua A kẻ xy // BC xy // BC --> Góc B = góc A1 (1) xy // BC --> Góc C = góc A2 (2) Từ (1) và (2) Suy ra Góc A + góc B + góc C = Góc A + góc A1 + góc A2 = 1800 GV: ở bài toán trên người ta đã chứng minh như thế nào ? GV: Kết luận và chốt lại. HS: Làm theo hướng dẫn của GV HS: Đại diện nhóm trả lời câu hỏi. HS: Trả lời giả thiết và kết luận của định lí. HS: Nhận xét bài làm của bạn HS: Nêu cách chứng minh. HS: Quan sát cách làm và trả lời câu hỏi của GV GV: Nêu cách chứng minh từ bảng phụ. Hoạt động 3: Luyện tập GV: Tìm số đo x, y trên mỗi hình vẽ sau ? GV: Cho HS làm theo nhóm sau đó gọi tuỳ ý các em lên bảng làm bài GV: Gọi HS nhận xét sau đó GV chuẩn hoá và cho điểm. GV: Tóm lại tổng ba góc trong một tam giác luôn bằng 1800 4. Củng cố: HS1: Lên bảng làm bài hình 1 Vì gócP + gócQ + gócR = 1800 ---> y = 1800 – (900 + 410) = 490 HS2: Lên bảng làm bài hình 2 Vì gócE + gócF + gócH = 1800 ---> H = 1800 – (720 + 590) = 490 ---> x = 1800 – 490 = 1310 HS3: Lên bảng làm bài hình 3 Vì gócK + gócM + gócN = 1800 ---> x = 1800 – (1320 + 320) = 280 HS4: Lên bảng làm bài hình 2 Vì gócA + gócB + gócC = 1800 ---> y = 1800 – (700 + 570) = 530 Hoạt động 4: Củng cố bài dạy GV: Hãy chọn giá trị đúng của x trong các kết quả A, B, C, D sau đây và giaỉi thích (biết IK//EF) A. 1000 B. 700 C. 800 D. 900 GV: Gọi 1 HS lên bảng làm bài, HS toàn lớp thảo luận nhóm GV: Gọi HS nhận xét sau đó GV chuẩn hoá và cho điểm. GV: Treo bài giải Đáp án đúng D. 900 Vì Góc OEF = 1800 – 1300 = 500 --> gócI = 500 (1) Góc OKI = 1800 – 1400 = 400 (2) Từ (1) và (2) và định lí tổng ba góc của tam giác suy ra Góc O = 1800 – (500 + 400) = 900 HS: Lên bảng làm bài HS: Nhận xét 5. Hướng dẫn về nhà: 1. Về nhà học huộc và chứng minh định lí tổng ba góc của tam giác. 2. Xem trước áp dụng vào tam giác vuông, góc ngoài của tam giác. 3. Giải các bài tập sau: Số 1, 2 SGK trang 108 HD: Bài 2 Tính Góc BAC = ? (áp dụng định lí tổng ba góc của tam giác) Tính gốc BAD = góc CAD = góc BAC. ................................................................................................................... Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 18 : Tổng ba góc của tam giác I. Mục tiêu: - Kiến thức: - Học sinh nắm được định nghĩa và tính chất của tam giác vuông, định nghĩa và tính chất góc ngoài của tam giác. Biết vận dụng định lí trong bài để tính số đo các góc của một tam giác. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính số đo các góc trong tam giác khi biết điều kiện. Rèn tính thông minh, tính chính xác. - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập. II. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, bìa cứng ... - Học sinh: Đồ dùng học tập, bìa cứng, kéo cắt giấy... III. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 7C 7D 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV: Nêu câu hỏi 1, Phát biểu định lí về tổng ba góc của tam giác ? 2, áp dụng định lí tổng ba góc của tam giác em hãy cho biết số đo x, y trên các hình vẽ sau: GV: Gọi HS nhận xét và sau đó chuẩn hoá GV: Giới thiệu - Tam giác ABC có ba góc đều nhọn người ta gọi là tam giác nhọn. - Tam giác EFM có một góc bằng 900 người gọi là tam giác vuông. - Tam giác QKR có một góc tù người ta gọi là tam giác tù. Qua đây chúng ta có khái niệm tam giác nhọn, vuông, tù. Đối với tam giác vuông, áp dụng định lí tổng ba góc ta thấy nó còn có tính chất về góc như thế nào ? 3. Bài mới: HS: Phát biểu định lí tổng ba góc của tam giác. HS: Lên bảng làm bài tập Theo định lí tổng ba góc của tam giác ta có: ABC : x = 1800 – (720 + 650) = 430 EFM : y = 1800 – (900 + 560) = 340 KQR : x = 1800 – (410 + 360) = 1030 HS: Nhận xét. Hoạt động 2: áp dụng vào tam giác vuông. GV: Em hãy cho biết thế nào là tam giác vuông ? GV: Sau khi HS trả lời thì định nghĩa lại khái niệm tam giác vuông. GV: Vẽ hình 45 SGK và nêu khái niệm về cạnh và góc. Tam giác ABC có góc A = 900. Ta nói ABC vuông tại A, AB, AC là hai cạnh góc vuông, BC là cạnh huyền GV: Cho ABC vuông tại A. Tính tổng gócB + gócC GV: Yêu cầu HS làm theo nhóm sau đó đại diện lên bảng làm bài. GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá Cho ABC, áp dụng định lí tổng ba góc của tam giác ta có: Góc A + góc B + góc C = 1800 suy ra Góc B + góc C = 900 GV: Từ trên đưa ra định lí Trong một tam giác vuông, hai góc nhọn phụ nhau. GV: Yêu cầu HS đọc nội dung định lí. GV: Trong định lí trên, em hãy cho biết giả thiết và kết luân ? GV: Gọi HS nhận xét sau đó GV chuẩn hoá. GT: Cho ABC, gócA = 900 KL: GócB + gócC = 900 GV: Hướng dẫn HS chứng minh. HS: Trả lời khái niệm tam giác vuông. HS: Vẽ hình, theo dõi và ghi vào vở. HS: Thảo luận nhóm sau đó lên bảng làm bài. HS: Nhận xét bài làm của bạn HS: Trả lời giả thiết và kết luận của định lí. HS: Nhận xét bài làm của bạn HS: Nêu cách chứng minh. HS: Tự chứng minh vào vở. Hoạt động 3: Góc ngoài của tam giác GV: Vẽ hình 46 SGK và cho HS biết góc ACx như hình vẽ là góc ngoài của tam giác. GV: Góc ACx có quan hệ như thế nào với góc C ? GV: Chuẩn hoá: Góc ACx kề bù với góc C GV: Vậy thế nào là góc ngoài của tam giác ? GV: Gọi HS lên bảng vẽ góc ngoài của đỉnh A và đỉnh B ? GV: Các góc như ACx là góc ngoài của tam giác, còn các góc A, B, C là góc trong của tam giác. GV: áp dụng định lí, định nghĩa đã học hãy so sánh Góc ACx và tổng góc A + góc B ? GV: Gọi HS nhận xét và sau đó chuẩn hoá. Góc ACx = Góc A+ Góc B mà góc A và góc B là hai góc trong không kề với góc ngoài ACx, Vậy ta có định lí về góc ngoài của tam giác. Mỗi góc ngoài của một tam giác bằng tổng hai góc trong không kề với nó. GV: Em hãy so sánh góc ACx với góc A Em hãy so sánh góc ACx với góc B 4. Củng cố: HS1: Vẽ hình 46 vào vở HS: Trả lời câu hỏi Góc ACx kề bù với góc C HS: đọc nội dung định nghĩa. HS: Lên bảng vẽ hình. HS: Tính góc ACx. Sau đó so sánh. HS: Nhân xét. HS: Theo dõi và ghi vào vở. HS: Góc ACx > góc A Gốc ACx > gốc B Hoạt động 4: Củng cố bài dạy GV: Đọc tên các tam giác vuông trong các hình sau đây, chỉ rõ vuông tại đâu ? Sau đó tìm x, y ? 5. Hướng dẫn về nhà: 1. Nắm chắc các định nghĩa, các định lí đã học trong bài. 2. Làm các bài tập: 4, 5, 6 SGK trang 108; Bài 3, 5, 6 trang 98 bài tập. Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 19 : luyện tập I. Mục tiêu: - Kiến thức: - Học sinh được củng cố khắc sâu: + Tổng ba góc của một tam giác bằng 1800 + Trong tam giác vuông 2 góc nhọn có tổng số đo bằng 900 + Định nghĩa góc ngoài, định lí về tính chất góc ngoài của tam giác. HS biết vận dụng định lí trong bài để tính số đo các góc của một tam giác. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng tính số đo các góc trong tam giác khi biết điều kiện. Rèn tính thông minh, tính chính xác. - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập. II. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, bìa cứng ... - Học sinh: Đồ dùng học tập, bìa cứng, kéo cắt giấy... III. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 7C 7D 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV: Nêu câu hỏi 1, Phát biểu định lí về tổng ba góc của tam giác ? 2, áp dụng định lí tổng ba góc của tam giác em hãy làm bài tập 2 SBT trang 108. GV: Treo bảng phụ có sẵn hình vẽ, GT và của bài toán GT KL: = ? ; ADB = ? GV: Gọi HS nhận xét. Sau đó chuẩn hoá. Xét ABC có: = 1800 = 1800 - - C = 700 Vậy = 3. Bài mới: HS: Phát biểu định lí tổng ba góc của tam giác. HS: Lên bảng làm bài tập Theo định lí tổng ba góc của tam giác ta có: HS: Nhận xét. HS: Theo dõi và ghi vào vở. Hoạt động 2: Chữa bài tập 6 SGK GV: Cho HS hoạt động nhóm làm bài tập 6 SGK. GV: Treo bảng phụ hình 55, 56 SGK. (Góc H = 900 Góc K = 900) Tìm số đo x trong các hình vẽ trên GV: Gọi HS đại diện hai nhóm lên bảng làm bài GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm. HS: Hoạt động nhóm sau đó đại diện lên bảng làm bài. HS: Vẽ hình, và lên bảng làm bài tập. Hình 55: Xét VAKI có A + I = 900 Xét VBHI cố = 900 Suy ra = 400 x = 400 Hình 56: Xét VBDK có = 900 Xét VCEK có = 900 Suy ra = 250 x = 250 Hoạt động 3: Chữa bài tập 7 SGK GV: Gọi HS đọc đầu bài bài tập 7 SGK GV: Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập, HS dưới lớp làm bài tập vào vở. GV: - Tìm các góc phụ nhau ? - Tìm các cặp góc nhọn bằng nhau ? GV: Thế nào là hai góc phụ nhau ? GV: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn sau đó chữa bài và cho điểm. Xét VABC có = 900 (1) suy ra Góc B và góc C phụ nhau. Xét VAHB có = 900 (2) suy ra Góc A1 và góc B phụ nhau. VAHC có = 900 (3) suy ra Góc A2 và góc C phụ nhau. Từ (1) và (2) suy ra Góc C = góc A1 Từ (1) và (3) suy ra Góc B = góc A2 4. Củng cố: HS: Đọc nội dung đề bài bài 7 HS: Lên bảng làm bài tập. HS: Nhận xét bài làm của bạn HS: Theo dõi và ghi vào vở. Hoạt động 4: Củng cố bài dạy GV: Đọc nội dung bài tập 8 SGK. GV: Cho HS làm bài tập theo nhóm vào bảng phụ. GV: Thu bảng phụ của một số nhóm và treo lên bảng sau đó gọi HS nhận xét chéo GV: Treo bài giải mẫu. Ta có Góc A = Góc B + góc C = 800 Ax là tia phân giác của góc A Suy ra Góc A1 = góc A2 = 1/2.800 = 400 Suy ra Góc A2 = góc B = 400 mà góc A2 và góc B là hai góc ở vị trí so le trong nên suy ra Ax//BC. HS: Làm bài tập theo nhóm HS: Nhận xét - Nhóm 1 nhận xét bài nhóm 3 - Nhóm 2 nhận xét bài nhóm 1 - Nhóm 3 nhận xét bài nhóm 6 - Nhóm 5 nhận xét bài nhóm 2 5. Hướng dẫn về nhà: 1. Về nhà học thuộc nội dung định lí tổng ba góc của tam giác và định lí về tam giác vuông, định lí góc ngoài của tam giác.. 2. Làm các bài tập: 14, 15, 16, 17, 18 SBT . Ngày soạn: Ngày giảng: Tiết 20 : hai tam giác bằng nhau I. Mục tiêu: - Kiến thức: - Học sinh nắm được định nghĩa hai tam giác bằng nhau biết viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác theo quy ước viết tên các đỉnh tương ứng theo cùng một thứ tự. Biết sử dụng định nghĩa hai tam giác bằng nhau để suy ra các đoạn thẳng bằng nhau. - Kỹ năng: Rèn luyện khả năng phán đoán, nhận xét, rèn tính thông minh, tính chính xác. - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập. II. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, bìa cứng ... - Học sinh: Đồ dùng học tập, bìa cứng, kéo cắt giấy... III. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 7C 7D 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV: Nêu câu hỏi 1, Phát biểu định lí về tổng ba góc của tam giác ? 2, Bài tập: Cho hai tam giác ABC và A’B’C’ Hãy dùng thước thẳng có chia khoảng và thước đo góc để so sánh: AB và A’B’ , AC và A’C’ , BC và B’C’ Góc A và Góc A’ , Góc B và Góc B’ Góc C và Góc C’ GV: Gọi HS nhận xét và sau đó chuẩn hoá và cho điểm. Vậy từ trên hình vẽ ta có: AB = A’B’, AC = A’C’, BC = B’C’ Góc A = Góc A’ Góc B = Góc B’ Góc C = Góc C’ GV: Giới thiệu Hai tam giác ABC và A’B’C’ như trên được gọi là hai tam giác bằng nhau. Vậy khi nào hai tam giác bằng nhau và kí hiệu như thế nào ? Chúng ta cùng nghiên cứu bài học hôm nay. Tiết 20 : hai tam giác bằng nhau 3. Bài mới: HS: Phát biểu định lí tổng ba góc của tam giác. HS: Lên bảng làm bài tập Dùng thước thẳng có chia khoảng. Dùng thước đo góc. HS: Nhận xét. Hoạt động 2: Định nghĩa GV: Trở lại bài tập trên tam giác ABC và tam giác A’B’C’ có mấy yếu tố bằng nhau ? Mấy yếu tố về cạnh ? Mấy yếu tố về góc ? GV: Yêu cầu HS làm theo nhóm sau đó đại diện đứng tại chỗ trả lời. GV: Nhận xét và chuẩn hoá Tam giác ABC và tam giác A’B’C’ có AB = A’B’, AC = A’C’, BC = B’C’ , Góc A = Góc A’ Góc B = Góc B’ , Góc C = Góc C’ suy ra hai tam giác ABC và A’B’C’ là hai tam giác bằng nhau. GV: Giới thiệu quan hệ về cạnh và góc của hai tam giác bằng nhau. Hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau thì: Hai đỉnh A và A’ , B và B’ , C và C’ gọi là hai đỉnh tương ứng. Hai góc A và A’ , B và B’ , C và C’ gọi là hai góc tương ứng. Hai cạnh AB và A’B’ , AC và A’C’ , BC và B’C’ gọi là hai cạnh tương ứng. GV: Vậy em hãy cho biết thế nào là hai tam giác bằng nhau ? GV: Gọi HS nhận xét sau đó GV chuẩn hoá. Hai tam giác bằng nhau là hai tam giác có các cạnh tương ứng bằng nhau, các góc tương ứng bằng nhau. GV: Với hai tam giác ABC và A’B’C’ bằng nhau thì được kí hiệu như thế nào ? chúng ta chuyển sang phần 2. Kí hiệu HS: Hoạt động theo nhóm HS: Trả lời Tam giác ABC và tam giác A’B’C’ có 6 yếu tố bằng nhau ? 3 yếu tố về cạnh ? 3 yếu tố về góc ? HS: Vẽ hình, theo dõi và ghi vào vở. HS: Đứng tại chỗ trả lời. HS: Nhận xét Hoạt động 3: Kí hiệu GV: Để kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác ABC và A’B’C’ ta viết ABC = A’B’C’ GV: Người ta quy ước rằng khi kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác, các chữ cái chỉ tên các đỉnh tương ứng được viết theo cùng thứ tự. ABC = A’B’C’ GV: Treo bảng phụ câu ?2 ?2 Cho hai tam giác ABC và MNP như hình vẽ (các cạnh hoặc các góc bằng nhau được đánh dấu bởi những kí hiệu giống nhau). a, Tam giác ABC và tam giác MNP có bằng nhau không ? Nếu bằng nhau hãy viết kí hiệu về sự bằng nhau của hai tam giác đó GV: Gọi HS lên bảng làm phần a, GV: Nhận xét và cho điểm. b, Hãy tìm đỉnh tương ứng với đỉnh A, góc tương ứng với góc N, cạnh tương ứng với cạnh AC ? GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm. c,Điền vào chỗ trống: rACB = . . . AC = . . . Góc B = . . . GV: Gọi HS lên bảng điền vào chỗ trống GV: Chuẩn hoá và cho điểm. ?3 GV: Từ ABC = DEF ta có điều gì ? GV: Vây D = ? ; BC = ? 4. Củng cố: HS1: Theo dõi và ghi vào vở. HS: Theo dõi và ghi vào vở. HS: Quan sát hình vẽ và làm câu ?2 HS: ABC = MNP vì AB = MN; AC = MP; BC = NP A = M; B = N; C=P vì C=1800 – (A+B) P=1800 – (M+N) mà A=M ; B=N HS: Đỉnh tương ứng với đỉnh A là đỉnh M. Góc tương ứng với góc N là góc B Cạnh tương ứng với cạnh AC là cạnh MP. HS: Lên bảng điền vào chỗ trống ACB = MPN AC = MP B = N HS: Từ ABC = DEF HS: Trả lời câu hỏi: D=A=1800–(700+500)=600 ; BC = EF = 3 Hoạt động 4: Củng cố bài dạy GV: Cho HS làm bài tập 10 SGK GV: Treo bảng phụ vẽ hình 63, 64 SGK Trong các hình 63, 64 các tam giác nào bằng nhau ? Kể tên các đỉnh tương ứng của các tam giác bằng nhau đó. Viết kí hiệu về sự bằng nhau của các tam giác đó. GV: Gọi HS lên bảng làm bài tập. GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm. HS: Thảo luận theo nhóm sau đó đại diện lên bảng trình bày bài làm. ABC = MIN Đỉnh A tương ứng với đỉnh M B I C N PQR = HRQ Đỉnh P tương ứng với đỉnh H Q R R Q 5. Hướng dẫn về nhà: 1. Học thuộc và hiểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau. 2. Biết viết kí hiệu hai tam giác bằng nhau một cách chính xác. 3. Làm các bài tập: 11, 12, 13, 14 SGK trang 110; Bài 19, 20, 21 trang 100 sách bài tập. ...................................................................................... Ngày soạn: 11/11/2005 Ngày giảng: 16/11/2005 Tiết 21 : luyện tập I. Mục tiêu: - Kiến thức: - Học sinh được củng cố khắc sâu: + Hai tam giác bằng nhau thì các góc tương ứng và các cạnh tương ứng bằng nhau. + Hai tam giác có các góc tương ứng và các cạnh tương ứng bằng nhau thì hai tam giác đó bằng nhau. - Kỹ năng: Rèn kỹ năng áp dụngdinhj nghĩa dể nhận biết hai tam giác bằng nhau. Rèn tính thông minh, tính chính xác. - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập. II. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, com pa ... - Học sinh: Đồ dùng học tập, phiếu học tập, bút dạ... III. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 7C 7D 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV: Nêu câu hỏi 1, Phát biểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau ? 2, áp dụng làm bài tập sau. Cho tam giác ABC bằng tam giác DEF như hình vẽ. Hãy tìm số đo các yếu tố còn lại của tam giác ? GV: Treo bảng phụ có sẵn hình vẽ GV: Gọi HS nhận xét. Sau đó chuẩn hoá. Bài chữa: (gt) AB = DE = 2,2 AC = DF = 3,3 BC = EF = 4 góc A = góc D = 900 góc B = góc E = 550 góc C = góc F = 350 3. Bài mới: HS: Phát biểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau. HS: Lên bảng làm bài tập HS: Nhận xét. HS: Theo dõi và ghi vào vở. Hoạt động 2: Chữa bài tập 12 SGK GV: Cho HS hoạt động nhóm làm bài tập 12 SGK. GV: Gọi HS đại diện hai nhóm lên bảng làm bài GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm. Bài Chữa: Từ suy ra AB = HI; AC = HK; BC = IK Vậy ta có thể biết: HI = AB = 2 cm. IK = BC = 4 cm Góc I = góc B = 400 HS: Hoạt động nhóm sau đó đại diện lên bảng làm bài. HS: Lên bảng làm bài tập. HS: Nhận xét bài làm của bạn HS: Theo dõi và ghi vào vở. Hoạt động 3: Chữa bài tập 13 SGK GV: Gọi HS đọc đầu bài bài tập 13 SGK GV: Gọi 1 HS lên bảng làm bài tập, HS dưới lớp làm bài tập vào vở. GV: - Công thức tính chu vi của tam giác ? - Vậy để tính chu vi của hai tam giác trên ta phải làm gì ? GV: Gọi HS nhận xét bài làm của bạn sau đó chữa bài và cho điểm. Bài giải: Từ suy ra: AB = DE = 4 cm AC = DF = 5 cm BC = EF = 6 cm Vậy chu vi của tam giác ABC bằng chu vi của tam giác DEF và bằng: (4 + 5 + 6) = 15 cm 4. Củng cố: HS: Đọc nội dung đề bài bài 13 HS: Lên bảng làm bài tập. HS: - Tổng độ dài các cạnh - Tính đọ dài các cạnh của tam giác. HS: Nhận xét bài làm của bạn HS: Theo dõi và ghi vào vở. Hoạt động 4: Củng cố bài dạy GV: Đọc nội dung bài tập 14 SGK. GV: Cho HS làm bài tập theo nhóm vào bảng phụ. GV: Thu bảng phụ của một số nhóm và treo lên bảng sau đó gọi HS nhận xét chéo GV: Treo bài giải mẫu. AB = KI; Góc B = góc K Từ giả thiết ta có Đỉnh B và đỉnh K là hai đỉnh tương ứng. đỉnh A và đỉnh I là hai đỉnh tương ứng. Vậy tam giác ABC bằng tam giác IKH. HS: Làm bài tập theo nhóm HS: Nhận xét - Nhóm 5 nhận xét bài nhóm 3 - Nhóm 4 nhận xét bài nhóm 1 - Nhóm 3 nhận xét bài nhóm 6 - Nhóm 6 nhận xét bài nhóm 2 5. Hướng dẫn về nhà: 1. Đọc và xem trước bài trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác. 2. Làm các bài tập: 22 ---> 26 SBT trang 100, 101. ..................................................................................................... Ngày soạn: 11/11/2005 Ngày giảng: 17/11/2005 Tiết 22 : trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh - cạnh - cạnh I. Mục tiêu: - Kiến thức: - Học sinh nắm được trường hợp bằng nhau thứ nhất của hai tam giác (cạnh – cạnh – cạnh). Biết cách vẽ một tam giác khi biết ba cạnh của nó. Biết sử dụng trường hợp bằng nhau canmhj – cạnh – cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau từ đó suy ra các cạnh bằng nhau, các góc bằng nhau. - Kỹ năng: Rèn luyện khả năng sử dụng dụng cụ để vẽ hình, tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình, rèn tính thông minh, tính chính xác. - Thái độ: Hình thành đức tính cẩn thận trong công việc, say mê học tập. II. Phương tiện dạy học: - Giáo viên: Giáo án, Thước thẳng, bảng phụ, thước đo góc, ... - Học sinh: Đồ dùng học tập, ôn lại cách vẽ tam giác khi biết 3 cạnh ở lớp 6... III. Tiến trình bài dạy: 1. Tổ chức: 7C 7D 2. Kiểm tra bài cũ: Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ GV: Em hãy phát biểu định nghĩa hai tam giác bằng nhau ? GV: Vậy để kiểm tra hai tam giác có bằng nhau hay không ta kiểm tra những điều kiện gì ? GV: Khi định nghĩa hai tam giác bằng nhau, ta nêu ra 6 điều kiện bằng nhau (3 đk về cạnh, 3 đk về góc). Trong bài học hôm nay ta sẽ thấy , chỉ cần có 3 điều kiện (3 cạnh bằng nhau từng đôi một cũng có thể nhận biết được hai tam giác bằng nhau.) Để nghiên cứu kĩ, chúng ta học bài hôm nay Tiết 22 Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh – cạnh – cạnh (c-c-c) HS: Phát biểu định nghĩa. HS: Kiểm tra 6 yếu tố Hoạt động 2: Vẽ tam giác biết ba cạnh GV: Trước khi xem xét về trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác ta cùng nhau ôn tập: cách vẽ một tam giác khi biết 3 cạnh trước. GV: Xét bài toán Vẽ tam giác ABC, biết: AB = 2cm, BC = 4cm, AC = 3cm. GV: Gọi HS nêu cách vẽ GV: Nhận xét và đưa ra cách vẽ: Vẽ một trong 3 cạnh đã cho chẳng hạn AB = 2 cm (vẽ một đoạn thẳng khi biết độ dài) Trên cùng một nửa mặt phẳng bờ AB vẽ các cung tròn (A, 3cm) và (B, 4 cm) Giao điểm hai cung tròn là điểm C. Vẽ đoạn thẳng AC và BC ta được tam giác ABC GV: Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình, HS dưới lớp vẽ hình vào vở. GV: Nhận xét sau đó vẽ lại cho HS quan sát. GV: Vậy bằng cách như trên ta sẽ vẽ được một tam giác khi biết ba cạnh của nó. GV: Tương tự em hãy vẽ A’B’C’ mà A’B’ = AB; A’C’ = AC; B’C’ = BC. GV: Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình Gợi ý: Như vậy vẽ tam giác A’B’C’ biết A’B’ = AB = 2cm A’C’ = AC = 3 cm B’C’ = BC = 4 cm GV: Yêu cầu HS cả lớp vẽ vào vở. GV: Yêu cầu 1 HS lên bảng đo và so sánh các góc A và A’; B và B’. HS dưới lớp vẫn câu hỏi đó nhưng so sánh các góc ở hình vẽ trong vở. GV: Trong ABC biết góc A và góc B. Hãy tính góc C = ? Tương tự trong A’B’C’ tính góc A’ = ? GV: Em có nhận xét gì về hai tam giác trên ? HS: Em hãy nêu cách vẽ HS: Lên bảng vẽ. HS: Lên bảng vẽ hình HS: Dưới lớp vẽ hình vào vở. HS: Lên bảng đo và so sánh các góc. HS: Tính góc C và góc C’ HS: ABC = A’B’C’ Hoạt động 3: Trường hợp bằng nhau cạnh - cạnh - cạnh GV: Qua bài toán trên ta có thể đưa ra dự đón nào? GV: Ta thừa nhận tính chất sau: “Nếu ba cạnh của tam giác này bằng ba cạnh của tam giác kia thì hai tam giác đó bằng nhau” GV: Gọi HS đọc tính chất SGK GV: Treo bảng phụ Nếu ABC và A’B’C’ có: AB = A’B’ AC = A’C’ BC = B’C’ thì ABC = A’B’C’ HS: Trả lời câu hỏi HS: Đọc nội dung tính chất HS: Quan sát và ghi vào vở. Hoạt động 4: Củng cố bài dạy GV: Treo bảng phụ hình vẽ 67 Tìm số đo của góc B ? GV: Gọi 1 HS lên bảng làm bài, HS dưới lớp hoạt động nhóm làm vào bảng phụ. GV: Gọi HS nhận xét sau đó chuẩn hoá và cho điểm GV:

File đính kèm:

  • docGA HINH7 CHUONG 2.doc
Giáo án liên quan