Giáo án Toán 7 - Hình học - Tuần 12 - Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh-Cạnh-canh (c.c.c)

A.MỤC TIÊU:

+HS nắm được trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh của hai tam giác.

+Biết cách vẽ một tam giác biết ba cạnh của nó. Biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau.

+Rèn luyện kỹ năng sử dụng dụng cụ, rèn tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình. Biết trình bày bài toán chứng minh hai tam giác bằng nhau.

B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:

-GV: Thước thẳng, compa, thước đo góc, bảng phụ ghi bài tập.

-HS: Thước thẳng, thước đo góc, compa.

C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

I.Hoạt động 1: KIỂM TRA ĐẶT VẤN ĐỀ (5 ph).

 

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1156 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Hình học - Tuần 12 - Tiết 22: Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh-Cạnh-canh (c.c.c), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 12 Tiết 22 Đ3. Trường hợp bằng nhau thứ nhất của tam giác cạnh-cạnh-canh (c.c.c) Ns 01.11.09 Nd 05.11.09 A.Mục tiêu: +HS nắm được trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh của hai tam giác. +Biết cách vẽ một tam giác biết ba cạnh của nó. Biết sử dụng trường hợp bằng nhau cạnh-cạnh-cạnh để chứng minh hai tam giác bằng nhau, từ đó suy ra các góc tương ứng bằng nhau. +Rèn luyện kỹ năng sử dụng dụng cụ, rèn tính cẩn thận và chính xác trong vẽ hình. Biết trình bày bài toán chứng minh hai tam giác bằng nhau. B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh: -GV: Thước thẳng, compa, thước đo góc, bảng phụ ghi bài tập. -HS: Thước thẳng, thước đo góc, compa. C.Tổ chức các hoạt động dạy học: I.Hoạt động 1: Kiểm tra Đặt vấn đề (5 ph). Hoạt động của giáo viên -Câu hỏi: +Nêu định nghĩa hai tam giác bằng nhau ? +Để kiểm tra hai tam giác có bằng nhau hay không ta kiểm tra những điều kiện gì ? -ĐVĐ: Khi định nghĩa hai tam giác bằng nhau, ta nêu ra sáu điều kiện bằngnnhu. Vậy chỉ cần số điều kiện ít hơn 6 có thể kết luận được hai tam giác bằng nhau không ? Bài học hôm nay cho biết câu trả lời. Ta xét trường hợp thứ nhất của hai tam giác bằng nhau. -Cho ghi đầu bài. Hoạt động của học sinh -1 HS trả lời định nghĩa hai tam giác bằng nhau. -Lắng nghe GV đặt vấn đề. II.Hoạt động 2: Vẽ tam giác biết ba cạnh (10 ph) HĐ của Giáo viên -Yêu cầu làm bài toán SGK: Vẽ tam giác ABC biết AB = 2cm, BC = 4cm, AC = 3cm. -Ghi lại cách vẽ lên bảng: +Vẽ 1 trong ba cạnh, chẳng hạn BC = 4cm. +Trên cung nửa mf vẽ hai cung tròn (B; 2cm) và (C; 3cm) cắt nhau tai A. +Vẽ đoạn thẳng AB; AC HĐ của Học sinh -1 HS đọc lại đầu bài toán. -Các HS khác suy nghĩ và nêu cách vẽ. -Thực hành vẽ trên bảng. -Cả lớp tập vẽ vào vở. Ghi bảng 1. Vẽ tam giác biết ba cạnh: Bài toán: A 2cm 3cm B C 4cm III.Hoạt động 3: Kí hiệu (18 ph) Nói: Ngoài việc dùng lời để định nghĩa hai tam giác bằng nhau ta có thể dùng kí hiệu để chỉ sự bằng nhau của hai tam giác. -Yêu cầu đọc mục 2 “kí hiệu” trang 110. -Ghi lên bảng kí hiệu 2 tam giác bằng nhau. -Nhấn mạnh: Qui ước khi kí hiệu sự bằng nhau của hai tam giác, các chữ cái chỉ tên đỉnh tương ứng được viết theo cùng thứ tự. -Yêu cầu làm ?2. -Gọi HS đọc câu hỏi và trả lời câu hỏi. -Yêu cầu làm ?3. -Gọi HS đọc và trả lời câu hỏi. -Đọc mục 2 “kí hiệu” trang 110. -Ghi theo GV -1 HS đọc to ?2: -HS đứng tại chỗ trả lời miệng các câu hỏi của ?2. -1 HS đọc to ?3: -HS đứng tại chỗ trả lời miệng các câu hỏi của ?3. 2. Kí hiệu: DABC = DA’B’C’ nếu AB = A’B’; AC = A’C’; BC = B’C’; Â = Â’; B = B’; C = C’. *?2: a)DABC = DMNP b)Đỉnh tương ứng đỉnh A là đỉnh M. Góc tương ứng Góc N là góc B. Cạnh tương ứng Cạnh AC là cạnh MB. Góc B = Góc N *?3: Có DABC = DDEF ị D = Â = 180o – (B +Ĉ) = 180o - (70o +50o) = 60o. Cạnh BC = EF = 3 IV.Hoạt động 4: Củng cố (8 ph). Hoạt động của giáo viên -Yêu cầu định nghĩa thế nào là hai tam giác bằng nhau? -Với điều kiện nào thì DABC = DIMN ? -Yêu cầu làm BT 10/111 SGK. -Yêu cầu nhìn hình 63 và hình 64 /111 SGK trả lời hai tam giác bằng nhau. Hoạt động của học sinh -Nêu định nghĩa trang 110 SGK. -DABC = DIMN nếu cạnh AB = IM; AC = IN ; BC = MN. Góc A = I ; B = M ; C = N. -BT 10/111 SGK: Hình 63: DABC = DIMN. Hình 64: DPQR = DHRQ. V.Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2 ph). -BTVN: 11, 12, 13, 14/112 SGK. -Hướng dẫn BT 13: Hai tam giác bằng nhau thì chu vi của chúng bằng nhau. Chỉ cần tìm chu vi của 1 tam giác nếu tìm được đủ độ dài ba cạnh của nó.

File đính kèm:

  • dochinh 22.doc
Giáo án liên quan