A.MỤC TIÊU:
-Kiến thức cơ bản: Hiểu được tính chất: Nếu cho hai đường thẳng và một cắt tuyến. Nếu có một cặp góc so le trong bằng nhau thì:
+Hai góc so le trong còn lại bằng nhau.
+Hai góc đồng vị bằng nhau.
+Hai góc trong cùng phía bù nhau.
-Kỹ năng cơ bản:
+Nhận biết cặp góc so le trong, cặp góc đồng vị, cặp góc trong cùng phía.
-Tư duy, thái độ: Bước đầu tập suy luận, cẩn thận khi vẽ hình.
B.CHUẨN BỊ CỦA GIÁO VIÊN VÀ HỌC SINH:
-GV: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ, bảng nhóm.
-HS: Thước thẳng, bảng nhóm, bút viết bảng.
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1232 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Hình học - Tuần 3 - Tiết 5: Các góc tạo bởi một đường thẳng cắt hai đường thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 3
Tiết 5
Đ3. Các góc tạo bởi một
đường thẳng cắt hai đường thẳng
Ns 30.08.09
Nd 03.09.09
A.Mục tiêu:
-Kiến thức cơ bản: Hiểu được tính chất: Nếu cho hai đường thẳng và một cắt tuyến. Nếu có một cặp góc so le trong bằng nhau thì:
+Hai góc so le trong còn lại bằng nhau.
+Hai góc đồng vị bằng nhau.
+Hai góc trong cùng phía bù nhau.
-Kỹ năng cơ bản:
+Nhận biết cặp góc so le trong, cặp góc đồng vị, cặp góc trong cùng phía.
-Tư duy, thái độ: Bước đầu tập suy luận, cẩn thận khi vẽ hình.
B.Chuẩn bị của giáo viên và học sinh:
-GV: Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ, bảng nhóm.
-HS: Thước thẳng, bảng nhóm, bút viết bảng.
C.Tổ chức các hoạt động dạy học:
I.Hoạt động 1: Nhận biết Góc so le trong, góc đồng vị (18 ph).
HĐ của Giáo viên
-Yêu cầu 1 HS lên bảng
+Vẽ hai đường thẳng phân biệt a và b.
+Vẽ đường thẳng c cắt đường thẳng a và b lần lượt tại A và B.
-Hỏi: Hãy cho biết có bao nhiêu góc đỉnh A, bao nhiêu góc đỉnh B?
-GV đánh số các góc như hình vẽ.
-Giới thiệu hai cặp góc so le trong Â1 và B3; Â4 và B2.
-Giới thiệu các cặp góc đồng vị.
-Giải thích rõ hơn thuật ngữ:
“góc so le trong”, “đồng vị”.
A, b tạo thành giải trong…
-Giới thiệu đường thẳng c gọi là cắt tuyến.
-Yêu cầu cả lớp làm ?1/88.
-Gọi 1 HS lên bảng vẽ hình và viết tên các cặp góc so le trong, cặp góc đồng vị.
-Yêu cầu mở vở BT in trang 95 làm bài 12 (21/89 SGK)
HĐ của Học sinh
-1 HS lên bảng vẽ theo yêu cầu, các HS khác vẽ vào vở.
-Trả lời: Có 4 góc đỉnh A, 4 góc đỉnh B.
-Lắng nghe và ghi chép theo GV.
-Cả lớp làm ?1, một HS lên bảng làm.
-Cả lớp làm bài 12/95 vở BT
( 21/89 SGK
-1 HS đọc kết quả điền chỗ trống.
Ghi bảng
1.Góc so le trong, góc đồng vị: c
A
3 2
4 1 a
3 2 b
4 1
B
a)Cặp góc so le trong:
Â1 và B3; Â4 và B2.
b)Cặp góc đồng vị:
Â1 và B1; Â2 và B2; Â3 và B3; Â4 và B4.
?1:
BT 21/89 SGK:
R
P N O
T
a)so le trong. I
b)đồng vị.
c)đồng vị.
d)so le trong.
II.Hoạt động 2: Tìm quan hệ giữa các góc tạo bởi
hai đường thẳng và một cắt tuyến (8 ph).
-Yêu cầu vẽ theo GV đường thẳng c cắt hai đường thẳng a và b sao cho 1cặp góc so le trong bằng nhau:
Â4 = B2 = 45o.
-Yêu cầu đo các góc còn lại, sặp xếp các góc bằng nhau thành từng cặp.
-Hỏi trong các cặp góc bằng nhau cặp nào so le trong, cặp nào đồng vị?
-Vẽ theo GV.
-Tiến hành đo các góc còn lại.
-Sắp xếp các cặp góc bằng nhau theo vị trí so le trong, đồng vị.
2.Tính chất:
a)Đo góc: c
3 2 a
1
A
2 b
4 1
B
Cho: Â4 = B2 = 45o.
Đo: Â2 = B4 = 45o.
Â1 = Â3 = B1 = B3 = 135o.
III.Hoạt động 3: Tập suy luận (7 ph).
-Ta có thể bằng suy luận cũng tính được các góc còn lại Â1, B3. Â2, B4.
-Viết tóm tắt nội dung cần suy luận.
-Yêu cầu hoạt động nhóm làm ?2.
-Hỏi: Biết Â4 = B2 = 45o. có thể suy ra Â1 = ?; B3 = ?Vì sao?
-Vậy nếu đường thẳng c cắt hai đường thẳng a, b và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì cặp góc so le còn lại và các cặp góc đồng vị như thế nào?
-GV nhắc lại tính chất như SGK.
-Viết tóm tắt theo GV.
-Viết tóm tắt nội dung phải suy luận theo GV.
-Hoạt động nhóm làm ?2.
-Đại diện nhóm trình bày.
-Trả lời:
+Cặp góc so le trong còn lại bằng nhau.
+Hai góc đồng vị bằng nhau.
-HS nhắc lại tính chất SGK.
b)Suy luận: ?2.
Cho: c a = {A}
c b = {B}
. Â4 = B2 = 45o..
Tìm:
a)Â1=?; B3 = ? so sánh
b)Â2 = ? So sánh Â2 và B2.
c)Viết tên ba cặp góc đồng vị còn lại với số đo của chúng.
Giải
a)Â1 = 180o – 45o = 135o.
B3 = 180o – 45o = 135o.
Vì Â1 kề bù với Â4, B3 kề bù với B2.
b)Â2 = Â4 = 45o (đối đỉnh).
ị Â2 = B2 = 45o .
c)Cặp góc đòng vị còn lại:
Tính chất: SGK
IV.Hoạt động 4: Củng cố (10 ph).
-Đưa BT 22/89 lên bảng phụ.
-Yêu cầu HS lên bảng điền tiếp số đo ứng với các góc còn lại.
+Hãy đọc tên các cặp góc so le trong, các cặp góc đồng vị.
-BT 22/89 SGK: 3 2
4 1
40o A
2
4 1
B
-Em có nhận xét gì về tổng hai góc trong cùng phía ở hình vẽ trên.
-Vậy nếu một đường thẳng cắt hai đường thẳng và trong các góc tạo thành có một cặp góc so le trong bằng nhau thì tổng hai góc trong cùng phía bằng bao nhiêu?
-Yêu cầu phát biểu tổng hợp lại tính chất đã học và nhận xét trên.
-Các cặp góc trong còn lại
Â1 = B3 = 180o – 40o = 140o.
-Các cặp góc trong cung phía:
Â1 + B2 = 180o.
Â4 + B3 = 180o.
-Phát biểu tổng hợp :
V.Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà (2 ph).
+BTVN: 23/89 SGK ;16, 17, 18, 19, 20/ 75,76,77 SBT.
+Đọc trước bài hai đường thẳng song song.
+Ôn lại định nghĩa hai đường thẳng song song và các vị trí của hai đường thẳng (lớp 6).
File đính kèm:
- hinh 5.doc