Giáo án Toán học 7 - Tiết 3 - Bài 2: Hai đường thẳng vuông góc

I. Mục tiêu:

1) - HS hiểu thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau.

- Công nhận tính chất: Có duy nhất một đường thẳng b đi qua A và ba.

- Hiểu thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng.

2) - Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước.

- Biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng.

3) - HS bước đầu tập suy luận.

II. Chuẩn bị:

-Dụng cụ: thước thẳng, thước đo góc.

III. Phương pháp:

- Đặt vấn đề giải quyết vấn đề, phát huy tính tích cực hoạt động của HS.

- Đàm thoại, hỏi đáp.

IV. Tiến trình dạy học:

1. Ổn định lớp:

2. Kiểm tra bài cũ:

3. Bài mới:

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1374 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết 3 - Bài 2: Hai đường thẳng vuông góc, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày Soạn: 14/08/2009. Ngày dạy: 21/08/2009. Tuần 2 Tiết 3 §2: HAI ĐƯỜNG THẲNG VUÔNG GÓC I. Mục tiêu: 1) - HS hiểu thế nào là hai đường thẳng vuông góc với nhau. - Công nhận tính chất: Có duy nhất một đường thẳng b đi qua A và b^a. - Hiểu thế nào là đường trung trực của một đoạn thẳng. 2) - Biết vẽ đường thẳng đi qua một điểm cho trước và vuông góc với một đường thẳng cho trước. - Biết vẽ đường trung trực của một đoạn thẳng. 3) - HS bước đầu tập suy luận. II. Chuẩn bị: -Dụng cụ: thước thẳng, thước đo góc. III. Phương pháp: - Đặt vấn đề giải quyết vấn đề, phát huy tính tích cực hoạt động của HS. - Đàm thoại, hỏi đáp. IV. Tiến trình dạy học: 1. Ổn định lớp: 2. Kiểm tra bài cũ: 3. Bài mới: Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Ghi bảng Hoạt động 1: Thế nào là hai đường thẳng vuông góc (10 phút) GV yêu cầu: Vẽ hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông. Tính số đo các góc còn lại. - GV gọi HS lên bảng thực hiện, các HS khác làm vào tập. -> GV giới thiệu hai đường thẳng xx’ và yy’ trên hình gọi là hai đường thẳng vuông góc => định nghĩa hai đường thẳng vuông góc. - GV gọi HS phát biểu và ghi bài. - GV giới thiệu các cách gọi tên. Vì = (hai góc đối đỉnh) => = 900 Vì kề bù với nên = 900 Vì đối đỉnh với nên = = 900 I) Thế nào là hai đường thẳng vuông góc: Hai đường thẳng xx’ và yy’ cắt nhau và trong các góc tạo thành có một góc vuông được gọi là hai đường thẳng vuông góc. Kí hiệu là xx’^yy’. Hoạt động 2: Vẽ hai đường thẳng vuông góc (10 phút) ?4 Cho O và a, vẽ a’ đi qua O và a’^a. - GV cho HS xem SGK và phát biểu cách vẽ của hai trường hợp - GV: Các em vẽ được bao nhiêu đường a’ đi qua O và a’^a. -> Rút ra tính chất. HS xem SGK và phát biểu. - Chỉ một đường thẳng a’. II) Vẽ hai đường thẳng vuông góc: Vẽ a’ đi qua O và a’^a. Có hai trường hợp: 1) TH1: Điểm OỴa (Hình 5 SGK/85) b) TH2: Ọa. (Hình 6 SGK/85) Tính chất: Có một và chỉ một đường thẳng a’ đi qua O và vuông góc với đường thẳng a cho trước. Hoạt động 3: Đường trung trực của đoạn thẳng (10 phút) GV yêu cầu HS: Vẽ AB. Gọi I là trung điểm của AB. Vẽ xy qua I và xy^AB. ->GV giới thiệu: xy là đường trung trực của AB. =>GV gọi HS phát biểu định nghĩa. HS phát biểu định nghĩa. III) Đường trung trực của đoạn thẳng: Đường thẳng vuông góc với một đoạn thẳng tại trung điểm của nó được gọi là đường trung trực của đoạn thẳng ấy. A, B đối xứng nhau qua xy 4. Củng cố (12 phút) Bài 11: GV cho HS xem SGK và đứng tại chỗ đọc. Bài 12: Câu nào đúng, câu nào sai: a) Hai đường thẳng vuông góc thì cắt nhau. b) Hai đường thẳng cắt nhau thì vuông góc. Bài 14: Cho CD = 3cm. Hãy vẽ đường trung trực của đoạn thẳng ấy. GV gọi HS nên cách vẽ và một HS lên bảng trình bày. Bài 12: Câu a đúng, câu b sai. Minh họa: Bài 14: Vẽ CD = 3cm bằng thước có chia vạch. - Vẽ I là trung điểm của CD. - Vẽ đường thẳng xy qua I và xy^CD bằng êke. 5. Hướng dẫn về nhà: - Học bài, làm các bài 13 SGK/86; 10,14,15 SBT/75. - Chuẩn bị bài luyện tập. V. Rút kinh nghiệm tiết dạy:

File đính kèm:

  • docHH7 T3.doc
Giáo án liên quan