Giáo án Toán 7 - Tiết 1 - Bài 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ

I. Mục tiêu

1. Kiến thức

- Nhận biết được khái niệm số hữu tỉ.

- Phân biệt tập hợp số hữu tỉ với tập số nguyên và tập số tự nhiên đã

học.

2. Kỹ năng

- Biểu diễn được một số hữu tỉ trên trục số, biểu diễn một số hữu tỉ

bằng nhiều phân số bằng nhau.

- So sánh được hai số hữu tỉ bất kì bằng cách viết chúng dưới dạng

phân số rồi so sánh hai phân số đó.

3. Thái độ

- Nghiêm túc học, làm bài tập.

- Cẩn thận, chính xác trong giải toán.

II. Đồ dùng dạy học

1. Giáo viên: thước thẳng, phấn màu.

2. Học sinh:bảng phụ nhóm, đồ dùng học tập.

III. Phương pháp dạy học

pdf4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 14381 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết 1 - Bài 1: Tập hợp Q các số hữu tỉ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 16/8/2013 Ngày giảng: 19/8/2013 (7A1) CHƯƠNG I. SỐ HỮU TỈ. SỐ THỰC TIẾT 1. §1. TẬP HỢP Q CÁC SỐ HỮU TỈ I. Mục tiêu 1. Kiến thức - Nhận biết được khái niệm số hữu tỉ. - Phân biệt tập hợp số hữu tỉ với tập số nguyên và tập số tự nhiên đã học. 2. Kỹ năng - Biểu diễn được một số hữu tỉ trên trục số, biểu diễn một số hữu tỉ bằng nhiều phân số bằng nhau. - So sánh được hai số hữu tỉ bất kì bằng cách viết chúng dưới dạng phân số rồi so sánh hai phân số đó. 3. Thái độ - Nghiêm túc học, làm bài tập. - Cẩn thận, chính xác trong giải toán. II. Đồ dùng dạy học 1. Giáo viên: thước thẳng, phấn màu. 2. Học sinh:bảng phụ nhóm, đồ dùng học tập. III. Phương pháp dạy học Giảng giải minh họa, vấn đáp gợi mở, tổ chức hoạt động nhóm. IV. Tiến trình bài dạy 1. Ổn định tổ chức (1’) Kiểm tra sĩ số: ……/33. Vắng:…………………………………………………. 2. Kiểm tra đầu giờ (5’) H: Trình bày khái niệm phân số, phân số bằng nhau. Cho 2 ví dụ. Đ: - Phân số ( , ; 0) a a b b b   - Hai phân số a b và c d bằng nhau nếu a.d = b.c - Ví dụ: Hai phân số bằng nhau: 2 4 2 5 10 5     3. Bài mới Giới thiệu chương I.(2’) Các em đã được làm quen với khái niệm số tự nhiên (tập N các số tự nhiên), số nguyên (tập Z các số nguyên âm, nguyên dương và O; N  Z). Trong chương trình toán lớp 7, chúng ta sẽ được tìm hiểu một khái niệm số mới là số hữu tỉ và các phép toán liên quan đến số hữu tỉ. Các em chú ý theo dõi để so sánh điểm giống, khác nhau của số hữu tỉ với các số đã học. Hoạt động của GV – HS Nội dung ghi bảng Hoạt động 1. Làm quen với khái niệm số hữu tỉ (3’) - GV: Các phân số bằng nhau là các cách viết khác nhau của cùng một số, số đó được gọi là số hữu tỉ. Số hữu tỉ có phải một phân số? Từ đó rút ra khái niệm số hữu tỉ? - HS: số hữu tỉ không phải một phân số mà là một số có thể viết được dưới dạng một phân số. Nhắc lại khái niệm phân số. - GV: đưa ra khái niệm số hữu tỉ, tập hợp các số hữu tỉ. - GV yêu cầu HS làm ?1, ?2. - HS hoạt động cá nhân làm ?1, ?2. Đáp án. ?1. Các số 1 0,6; 1,25;1 3  biểu diễn được dưới dạng phân số: 6 3 0,6 10 5 125 5 1,25 100 4 1 4 1 3 3         ?2. Số nguyên a là số hữu tỉ vì a luôn viết được dưới dạng phân số với mẫu số bằng 1. 1. Số hữu tỉ Số hữu tỉ là số viết được dưới dạng phân số a b với , ; 0a b b  . Tập hợp các số hữu tỉ được kí hiệu là Q. ?1. Vì sao các số 1 0,6; 1,25;1 3  là các số hữu tỉ? ?2. Số nguyên a có là số hữu tỉ không? Vì sao? Hoạt động 2.Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số (15’) - GV yêu cầu HS làm ?3, nhắc lại cách biểu diễn một số nguyên trên trục số. - GV: Tương tự cách biểu diễn một số nguyên trên trục số để biểu diễn mọi số hữu tỉ trên trục số. - GV hướng dẫn HS cách biểu diễn một số hữu tỉ bất kì theo quy trình các bước: 2. Biểu diễn số hữu tỉ trên trục số ?3.Biểu diễn các số nguyên 3; -4; 5 trên trục số Ví dụ 1: Để biểu diễn số hữu tỉ 5 6 trên trục số ta làm như sau: B1. Đưa số hữu tỉ về dạng phân số tối giản với mẫu số dương. B2. Xác định vị trí tương đối của số hữu tỉ đó với điểm 0. (Lớn hơn 0 thì nằm bên phải của 0 và ngược lại.) B3. Chia đoạn thẳng đơn vị thành các phần bằng nhau, số phần ứng với mẫu số dương vừa xác định. B4. Dựa vào tử số xác định vị trí số hữu tỉ cần biểu diễn. - HS làm tương tự biểu diễn số hữu tỉ 5 6  , 3 8 9 ; ; 4 3 4  . - Nhận xét: 5 0 6   số 5 6 nằm bên phải 0. - Chia đoạn thẳng đơn vị (từ 0 đến 1) thành 6 phần bằng nhau, lấy 1 phần làm đơn vị mới. - Số hữu tỉ 5 6 được biểu diễn bằng điểm M tại vị trí nằm bên phải 0 và cách 0 một đoạn bằng 5 đơn vị mới. Hoạt động 3. So sánh hai số hữu tỉ (7’) - GV yêu cầu HS làm ?4, nhắc lại cách so sánh hai phân số. - HS hoạt động cá nhân làm ?4. Đáp án: 2 2.5 10 3 3.5 15 4 4.3 12 5 5.3 15 10 12 2 4 15 15 3 5                  - GV: So sánh hai số hữu tỉ x và y bất kì (tương tự số nguyên và số tự nhiên), chỉ xảy ra 1 trong 3 trường hợp: TH1. x = y TH2. x < y TH3. x > y Có thể so sánh hai số hữu tỉ bằng cách viết chúng dưới dạng hai phân số rồi so sánh hai phân số đó. - HS tương tự làm ví dụ 2. - GV gợi ý: Với hai số hữu tỉ đã được biểu diễn trên trục số, số nhỏ hơn nằm bên trái số còn lại. - GV giới thiệu khái niệm số hữu tỉ dương, số hữu tỉ âm. 3. So sánh hai số hữu tỉ ?4. So sánh hai phân số 2 3  và 4 5 . Ví dụ 2. So sánh hai số hữu tỉ 1 2 3  và 0. * Nếu x < y thì trên trục số, điêm x nằm bên trái điểm y. 15 6 0 - HS áp dụng làm ?5. * Số hữu tỉ lớn hơn 0 gọi là số hữu tỉ dương. Số hữu tỉ nhỏ hơn 0 gọi là số hữu tỉ âm. Số 0 không là số hữu tỉ dương cũng không là số hữu tỉ âm. ?5. Trong các số hữu tỉ sau, số nào là số hữu tỉ dương, số nào là số hữu tỉ âm, số nào không phải số hữu tỉ dương cũng không phải số hữu tỉ âm? 3 2 1 0 3 ; ; ; 4; ; 7 3 5 2 5       Hoạt động 4. Luyện tập (8’) - GV yêu cầu HS hoạt động nhóm (5’) làm bài tập 3 (SGK – tr 8). - HS thảo luận nhóm. (3 nhóm) - Nhóm treo bảng phụ. Đại diện 1 nhóm thuyết trình cách làm. - GV nhận xét, đưa ra đáp án đúng. Đáp án: 2 22 3 21 ) 7 77 11 77 213 18 ) 0 300 25 3 ) 0,75 4 a x y b x y c x y                    4. Bài tập áp dụng Bài 3. (SGK – Tr8) So sánh các số hữu tỉ: 2 3 ) ; 7 11 213 18 ) ; 300 25 3 ) 0,75; 4 a x y b x y c x y            4. Hướng dẫn học sinh tự học ở nhà (4’)  Tiết 1. Tập hợp Q các số hữu tỉ - Khái niệm số hữu tỉ - Cách biểu diễn một số hữu tỉ trên trục số và so sánh hai số hữu tỉ.  Tiết 2. Cộng, trừ số hữu tỉ - Ôn tập phép cộng, trừ hai phân số, quy tắc “chuyển vế” đã học trong chương trình số học lớp 6.

File đính kèm:

  • pdftoan 7 2013 2014.pdf
Giáo án liên quan