I.MỤC TIÊU:
+ HS được củng cố “ Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB ” và ngược lại
+ Nhận biết được một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
+ Bước đầu tập suy luận: “ Nếu có a + b = c, và biết hai số trong ba số a, b, c thì tìm được số còn lại
+ Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và cộng các độ dài.
*Trọng tâm:Chữa bài tập
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Thước thẳng.Bảng phụ
- Trò : Thước thẳng.Một số loại thước dây, thước gấp .
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1228 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết 10: Luyện tập, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 4 /11/2012
Ngày giảng :............
Tiết 10: luyện tập
I.Mục tiêu:
+ HS được củng cố “ Nếu M nằm giữa hai điểm A và B thì AM + MB = AB ” và ngược lại
+ Nhận biết được một điểm nằm giữa hay không nằm giữa hai điểm khác.
+ Bước đầu tập suy luận: “ Nếu có a + b = c, và biết hai số trong ba số a, b, c thì tìm được số còn lại ”
+ Cẩn thận khi đo các đoạn thẳng và cộng các độ dài.
*Trọng tâm:Chữa bài tập
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Thước thẳng.Bảng phụ
- Trò : Thước thẳng.Một số loại thước dây, thước gấp ...
III. Tiến trình bài dạy
ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: (5')
GV: Khi nào thì AM + MB = AB? Cho ba điểm thẳng hàng A, B, C. Làm thế nào để chỉ đo hai lần mà biết được độ dài của cả ba đoạn thẳng AB, BC, CA ?
HS: Trả lời .
3.Bài mới:
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Bài 49. SGK – T.121)(12')
- GV nêu đề bài 49 SGK
- HS đọc kĩ đề và làm bài
- HS: Một nhóm lên bảng trình bày trên bảng
- Các nhóm khác làm vào giấy
- Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả trên bảng. bài làm của các nhóm để đối chiếu, so sánh, nhận xét.
HS: Cử đại diện nhóm lên trình bày
GV: Nhận xét thiếu sót, sai lầm của các nhóm
Hoạt động 2: Bài 48. (SBT – T.102)(13')
- GV nêu đề bài : Cho 3 điểm A, B, M , biết AM = 3,7 cm, MB = 2,3 cm, AB = 5 cm. Chứng tỏ rằng:
a) Trong ba điểm A, B, M không có 3 điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại.
b) Ba điểm A, B, M không thẳng hàng.
- Yêu cầu HS chữa bài 48 SBT theo nhóm.
- Nhận xét thiếu sót, sai lầm của các nhóm
- HS đọc đề bài, Tóm tắt đề bài.
- HS làm vào giấy trong
HS: Cử đại diện nhóm lên trình bày.
Nhận xét thiếu sót, sai lầm của các nhóm
Hoạt động 3: Bài 48. (SGK – T.121)(10')
GV: Yêu cầu HS đọc kĩ đề và làm bài
- Một HS lên bảng trình bày trên bảng
- Các HS khác làm vào giấy
- Nhận xét bài làm trên bảng
- Đối chiếu, so sánh, nhận xét bài làm của HS
HS: đọc kĩ đề và làm bài
- Làm vào giấy
- Đối chiếu nội dung bài làm
- Làm việc cá nhân và hoàn thiện trên bảng
Bài 49. SGK – T.121)
a. AN = AM + MN
BM = BN + NM
Theo đề bài ta có AN = BM,
ta có AM + MN = BN + NM
Hay: AM = BN
b. AM = AN + NM
BN = BM + MN
Theo giả thiết AN = BM, mà NM = MN
suy ra AM = BN
Bài tập 48. (SBT – T.102)
a. Ta có AM + MB = 3,7 + 2,3= 6 (cm),
mà AB = 5 cm. Suy ra AM + MB AB
Vậy điểm M không nằm giữa A và B.
Lý luận tương tự ta có :
AB + BM AM, Vậy điểm B không nằm giữa A và M
MA + AB MB, vậy A không nằm giữa M và B.
b. Vì ba điểm A, B, M không có điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại, vậy ba điểm A, B, M không thẳng hàng.
Bài 48. (SGK – T.121)
Gọi A, B là điểm đầu và cuối của bề rộng lớp học. M, N, P, Q là các điểm cuối của mỗi lần căng dây.
Theo đề ta có:
AM + MN + NP + PQ + QB = AB
Vì AM = MN = NP = PQ = 1,25m
QB = .1,25 = 0,25 (m)
Do đó: AB = 4.1,25 + 0,25
= 5,25 (m)
4. Củng cố :(8')
GV: Cho 3 điểm A, B, M cùng nằm trên một đường thẳng. Hỏi điểm nào nằm giữa 2 điểm còn lại nếu: AB = 3; AM = 9;
BM = 6
HS:
Vì AB = 3; AM = 9; BM = 6
=> AB + BM = 6 + 3 = 9 = AM
Vậy B nằm giữa A, M
5. Hướng dẫn về nhà(2')
- Xem lại các bài tập đã làm
- Làm các bài tập 52. SGK.
- Xem trước nội dung bài học tiếp:" vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài "
File đính kèm:
- t10 hinh 6.doc