Giáo án Toán 7 - Tiết 11: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài

I.MỤC TIÊU:

+ HS nắm được: “ Trên tia Ox, có một và chỉ một M sao cho OM = m ( đơn vị dài)

( m > 0)”.

+ Biết cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước.

+ Cẩn thận trong khi vẽ và đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài.

*Trọng tâm: Vẽ hai đoạn thẳng trên tia

II. CHUẨN BỊ:

- Thầy: SGK, thước thẳng, compa

- Trò : SGK, thước thẳng, compa

III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1367 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết 11: Vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 5/11/2012 Ngày giảng :............ Tiết 11: vẽ đoạn thẳng cho biết độ dài I.Mục tiêu: + HS nắm được: “ Trên tia Ox, có một và chỉ một M sao cho OM = m ( đơn vị dài) ( m > 0)”. + Biết cách vẽ đoạn thẳng có độ dài cho trước. + Cẩn thận trong khi vẽ và đo các đoạn thẳng và khi cộng các độ dài. *Trọng tâm: Vẽ hai đoạn thẳng trên tia II. Chuẩn bị: - Thầy: SGK, thước thẳng, compa - Trò : SGK, thước thẳng, compa III. Tiến trình bài dạy ổn định lớp: Kiểm tra bài cũ: (5') GV: 1. Cho ba điểm A, B, C thẳng hàng. Hỏi điểm nào nằm giũa hai điểm còn lại?Nếu AC + CB = AB AB + BC = AC BA + AC = BC 2. Cho điểm M thuộc đoạn PQ .Biết PM = 2 cm ; MQ = 3 cm . Tính PQ. 3.Bài mới: Các hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Vẽ đoạn thẳng trên tia. (15') *GV: - Đoạn thẳng AB là gì ? - Độ dài đoạn thẳng AB là gì ? *HS: Trả lời. *GV: Cùng học sinh làm ví dụ 1. Trên tia Ox, vẽ đoạn thẳng OM có độ dài bằng 2 cm. Làm mẫu: -Đặt thước trên tia Ox sáo cho vạch số 0 của thước trùng với vị trí điểm O trên tia Ox. -Vạch số 2 chỉ dến vị trí nào của tia Ox thì đó là vị trí của điểm M. Khi đó đoạn thẳng OM bằng 2 cm đã được vẽ trên tia Ox *HS: Chú ý và thực hiện theo trên giấy nháp. *GV: Yêu cầu học sinh vẽ một đoạn thẳng OM có độ dài 5 cm. *HS: - Một học sinh lên bảng trình bày. - Học sinh dưới lớp là và nhận xét. *GV : Trên tia Ox ta có thể vẽ được bao nhiêu điểm M để OM = 2 cm. *HS : Trên tia Ox ta vẽ được một và chỉ một điểm M để OM = 2 cm. *GV : Nhận xét  Nếu cho OM = a (đơn vị độ dài) thì có thể xác định được bao nhiêu điểm M trên tia Ox ? *HS : Trả lời. *GV: Nhận xét và khẳng định : Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao cho OM = a (đơn vị độ dài). *HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Yêu cầu HS làm ví dụ 2: Cho đoạn thẳng AB. Hãy vẽ đoạn thẳng CD sao cho CD = AB. *HS: Hoạt động theo cá nhân. - Dùng thước đo đoạn thẳng AB, rồi đánh dấu lên trên thước. - Đặt thước lên tia Cy với C trùng với điểm A, điểm đánh dấu chỉ đến vị trí nào rên tia Cy thì đó là vị trí của điểm D. Khi đó đoạn thẳng CD đã được vẽ. *GV: - Nhận xét. - Giáo viên hướng dẫn cách dùng compa. *HS : Chú ý thực hiện theo và quan sát trong sách trang 123. Hoạt động 2: Vẽ hai đoạn thẳng trên tia. 15' *GV:Yêu cầu HS làm ví dụ: Trên tia Ox, hãy vẽ hai đoạn thẳng OM và ON biết OM = 2 cm, ON = 3 cm. Trong ba điểm O, M, N, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? *HS: Một học sinh lên bảng thực hiện. Do đó: Điểm M nằm giữa hai điểm O và N trên tia Ox. *GV: Nhận xét. Giả sử trên tia Ox có OM = a , ON =b, nếu 0 < a <b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N. *HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài. *GV: Tương với câu hỏi trên nếu ON = 2 OM. *HS: Thực hiện. 1. Vẽ đoạn thẳng trên tia. Ví dụ 1: Trên tia Ox, vẽ đoạn thẳng OM có độ dài bằng 2 cm. Cách vẽ: - Đặt thước trên tia Ox sáo cho vạch số 0 của thước trùng với vị trí điểm O trên tia Ox. - Vạch số 2 chỉ đến vị trí nào của tia Ox thì đó là vị trí của điểm M. Khi đó đoạn thẳng OM bằng 2 cm đã được vẽ trên tia Ox * Nhận xét : Trên tia Ox bao giờ cũng vẽ được một và chỉ một điểm M sao cho OM = a (đơn vị độ dài). Ví dụ 2. Cho đoạn thẳng AB. Hãy vẽ đoạn thẳng CD sao cho CD = AB. Cách vẽ: - Dùng compa đo đoạn thẳng AB. Đặt compa sao cho mũi nhọn trùng với điểm A, mũi kia trùng với điểm B Sau đó: Giữ độ mở của compa khong đổi, đặt compa sao cho mũi nhọn trùng với điểm C, mũi nhọn còn lại nằm trên tia Cy cho ta điểm D. Khi đó đoạn thẳng CD đã được vẽ. 2. Vẽ hai đoạn thẳng trên tia Ví dụ: Trên tia Ox, hãy vẽ hai đoạn thẳng OM và ON biết OM = 2 cm, ON = 3 cm. Trong ba điểm O, M, N, điểm nào nằm giữa hai điểm còn lại ? Giải: Do đó: Điểm M nằm giữa hai điểm O và N trên tia Ox. *Nhận xét: Giả sử trên tia Ox có OM = a, ON = b, nếu: 0 < a <b thì điểm M nằm giữa hai điểm O và N. 4. Củng cố:(7') - GV yêu cầu HS chữa Baứi taọp 58 SGK, baứi taọp 53 SGK vaứ baứi taọp 54 SGK HS: Bài 58 (SGK – T.124) - Vẽ tia Ax, trên tia Ax vẽ B sao cho AB = 3,5 cm Bài 53 (SGK – T.124) Vì OM < ON nên M nằm giữa O và N, ta có: OM + MN = ON Thay OM = 3 cm, ON = 6 cm ta có: 3 + MN = 6 MN = 6 – 3 MN = 3 cm Vậy: OM = MN ( = 3 cm) Bài 54 (SGK – T.124) Vì OA < OB nên A nằm giữa O và B, suy ra : OA + AB = OB Thay OA = 2 cm, OB = 5 cm. Ta có: 2 + AB = 5 Suy ra : AB = 3 cm Tương tự ta tính được: BC = 3 cm Vậy: AB = BC ( = 3 cm) - GV hệ thóng lại bài hoc. 5. Hướng dẫn về nhà(3') Bài tập về nhà 55, 56, 57 SGK trang 124 chuẩn bị bài "Trung điểm của đoạn thẳng"

File đính kèm:

  • doct11 hinh 6.doc
Giáo án liên quan