A- Mục tiêu:
1. Kiến thức cơ bản :
- Học sinh hiểu được ý nghĩa minh họa biểu đồ đoạn thẳng về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
2. Kỹ năng cơ bản :
- Học sinh biết cch dựng biểu đồ đoạn thẳng, biết đọc các biểu đồ đơn giản.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, tư duy logic khi vẽ biểu đồ và trong học tập.
B- Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, phiếu học tập, bảng phụ, máy chiếu.
HS: Dụng cụ học tập, học và làm BTVN.
C- Tiến trình bài dạy:
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 2605 | Lượt tải: 1
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết 45: Biểu đồ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THCS LÊ HỒNG PHONG
GIÁO ÁN DỰ THI GIÁO VIÊN DẠY GIỎI CẤP THÀNH PHỐ - 2013
Ngày soạn: 18/01/2013. Ngày dạy: 21/01/2013 Lớp: 7/2 Tiết: 4
Tiết 45 BIỂU ĐỒ
A- Mục tiêu:
1. Kiến thức cơ bản :
- Học sinh hiểu được ý nghĩa minh họa biểu đồ đoạn thẳng về giá trị của dấu hiệu và tần số tương ứng.
2. Kỹ năng cơ bản :
- Học sinh biết cách dựng biểu đồ đoạn thẳng, biết đọc các biểu đồ đơn giản.
3. Thái độ: Giáo dục tính cẩn thận, tư duy logic khi vẽ biểu đồ và trong học tập.
B- Chuẩn bị:
GV: Thước thẳng, phiếu học tập, bảng phụ, máy chiếu.
HS: Dụng cụ học tập, học và làm BTVN.
C- Tiến trình bài dạy:
I. Ổn định: (1 phút) Lớp trưởng báo cáo sĩ số.
II. Kiểm tra bài cũ: (5 phút)
Thời gian hồn thành cùng 1 loại sản phẩm (tính bằng phút) của 35 cơng nhân được ghi trong bảng sau:
3
3
5
4
4
5
6
4
4
7
5
5
5
4
5
6
4
5
5
7
6
5
5
5
6
4
6
5
6
8
3
6
5
7
5
Dấu hiệu ở đây là gì? Cĩ bao nhiêu giá trị khác nhau của dấu hiệu?
Lập bảng tần số và rút ra nhận xét?
Đáp án:
a) Dấu hiệu ở đây là thời gian hồn thành 1 sản phẩm (tính bằng phút) của mỗi cơng nhân. Cĩ 6 giá trị khác nhau của dấu hiệu là: 3; 4; 5; 6; 7; 8.
Bảng tần số:
Giá trị (x)
3
4
5
6
7
8
Tần số (n)
3
7
14
7
3
1
N = 35
Nhận xét:
Thời gian hồn thành 1 sản phẩm nhanh nhất là 3 phút.
Thời gian hồn thành 1 sản phẩm chậm nhất là 8 phút.
Đa số cơng nhân hồn thành 1 sản phẩm trong 5 phút.
III. Dạy và học bài mới:
1. Đặt vấn đề: (1 phút) Bảng tần số giúp cho ta dễ cĩ những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện cho việc tính tốn sau này.
Ngồi ra, ta cịn cĩ thể dùng hình ảnh để mơ tả về giá trị của dấu hiệu và tần số. Hình ảnh đĩ chính là biểu đồ. Vậy biểu đồ là gì? Đĩ là nội dung của bài học hôm nay:
Tiết 45: BIỂU ĐỒ
2. Bài mới:
Hoạt động Thầy - Hoạt động trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : (13 phút)
GV: Trong thực tế, qua mơn học địa lý, qua sách báo, qua các tài liệu thống kê ta gặp rất nhiều loại biểu đồ như: Biểu đồ hình quạt, biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ hình chữ nhật ... Trong tiết học này chúng ta chỉ nghiên cứu cách vẽ biểu đồ đơn giản. Đĩ là biểu đồ đoạn thẳng. Chúng ta vào phần 1): Biểu đồ đoạn thẳng.
GV: Dựa vào bảng “tần số” về thời gian hồn thành một sản phẩm của mỗi cơng nhân ở phần kiểm tra bài cũ, yêu cầu học sinh dựng biểu đồ đoạn thẳng theo ba bước như sách giáo khoa.
HS: Đọc bước 1 (Sgk/13) và quan sát lên màn hình xem các thao tác dựng hệ trục tọa độ.
GV: Trước tiên ta vẽ 2 trục số vuơng gĩc với nhau, trục hồnh biểu diễn các giá trị x, trục tung biểu diễn tần số n. Hướng dẫn học sinh chia độ dài đơn vị trên mỗi trục tọa độ và lưu ý: Độ dài đơn vị trên 2 trục cĩ thể khác nhau.
HS: Viết bài và vẽ hình vào vở.
HS: Đọc bước 2 (Sgk/13) và quan sát lên màn hình xem các thao tác xác định các điểm cĩ tọa độ đã cho trong bảng “tần số”.
GV: Nhìn vào tọa độ 2 điểm cơ viết sẵn, các em cho cơ biết giữa giá trị (x) và tần số (n) đại lượng nào viết trước, đại lượng nào viết sau?
HS: Giá trị (x) viết trước và tần số (n) viết sau.
GV: Nhìn vào bảng tần số, các em hãy đọc tiếp tọa độ của những điểm cịn lại.
Hướng dẫn học sinh xác định các điểm cĩ tọa độ đã cho lên mặt phẳng tọa độ và lưu ý học sinh vẽ các đường nét đứt phải vuơng gĩc với các trục tọa độ.
1) Biểu đồ đoạn thẳng:
* Xét bảng “tần số” về thời gian hồn thành một sản phẩm của mỗi cơng nhân
Giá trị (x)
3
4
5
6
7
8
Tần số (n)
3
7
14
7
3
1
N = 35
?
Dựng biểu đồ đoạn thẳng từ bảng “tần số” trên theo các bước sau:
* Bước 1: Dựng hệ trục tọa độ.
* Bước 2: Xác định các điểm cĩ tọa độ đã cho trong bảng “tần số”.
* Bước 3: Vẽ các đoạn thẳng.
HS: Viết bài và vẽ hình vào vở.
HS: Đọc bước 3 (Sgk/13) và quan sát lên màn hình xem các thao tác vẽ các đoạn thẳng.
GV: Hướng dẫn học sinh nối mỗi điểm đĩ với điểm trên trục hồnh cĩ cùng hồnh độ. HS: Viết bài và vẽ hình vào vở.
Hoạt động 2: (12 phút)
GV: Trình chiếu cho học sinh xem sự thay đổi của đoạn thẳng thứ nhất và hỏi: Đoạn thẳng thứ nhất được thay đổi như thế nào?
HS: Đoạn thẳng thứ nhất được thay đổi bằng một hình chữ nhật.
GV: Tương tự cho học sinh xem sự thay đổi các đoạn thẳng cịn lại và giới thiệu biểu đồ hình chữ nhật.
HS: Ghi chú ý vào vở.
GV: Cho học sinh xem biểu đồ hình 2 Sgk/14 và hỏi: Nhìn vào biểu đồ hãy cho biết năm nào diện tích rừng nước ta bị phá nhiều nhất, năm nào diện tích rừng nước ta bị phá ít nhất và là bao nhiêu?
HS: Năm 1995 diện tích rừng nước ta bị phá nhiều nhất là 20000 ha.
Năm 1996 diện tích rừng nước ta bị phá ít nhất là 4600 ha.
GV: Nêu hậu quả của việc phá rừng ...
2) Chú ý:
Các đoạn thẳng được thay bằng các hình chữ nhật ta gọi đĩ là biểu đồ hình chữ nhật.
* Giáo viên trình chiếu hình 2 và hình 3 Sgk/14; 15.
GV: Cho học sinh đứng tại chỗ trả lời bài tập 13 Sgk/15.
HS: a) Năm 1921, số dân nước ta là 16 triệu người.
b) Sau 78 năm, kể từ 1921 đến 1999 thì dân số nước ta tăng thêm 60 triệu người.
c) Từ 1980 đến 1999, dân số nước ta tăng thêm 22 triệu người.
GV: Thơng qua biểu đồ cho học sinh hiểu được việc gia tăng dân số khơng hợp lý, dẫn đến nạn đĩi nghèo, thất học, là gánh nặng cho xã hội ...
Bài tập 13 Sgk/15
Dân số Việt Nam qua tổng điều tra
trong thế kỷ XX
(đơn vị của các cột là triệu người).
IV. Củng cố : (12 phút)
GV: Trình chiếu bảng “tần số” bài tập 11 Sgk/14 và phát phiếu học tập, hướng dẫn học sinh cách làm bài.
HS: Làm bài vào phiếu học tập trong thời gian 5 phút.
GV: Sau 5 phút thu bài và trình chiếu kết quả lên màn hình. Chọn 3 đến 5 bài để nhận xét trước lớp cho học sinh rút kinh nghiệm.
Đáp án:
GV: Nhìn vào biểu đồ, em nào cho cơ biết giá trị nào của x cĩ tần số lớn nhất?
HS: Giá trị x bằng 2 cĩ tần số lớn nhất là 17.
GV: Đa số các gia đình đều dừng lại ở 2 con, giúp cho việc chăm sĩc và nuơi dạy con tốt hơn. Cuộc sống gia đình ấm no, hạnh phúc ...
GV: Cho học sinh nhắc lại tĩm tắt 3 bước vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
GV: Từ biểu đồ đoạn thẳng ta thay đổi điều gì để cĩ biểu đồ hình chữ nhật?
V. Hướng dẫn học ở nhà: (1 phút)
- Luyện tập vẽ biểu đồ đoạn thẳng.
- Biết nhận xét từ biểu đồ đoạn thẳng, biểu đồ hình chữ nhật.
- BTVN: 10, 11 Sgk/14
- Đọc “Bài đọc thêm” Sgk/15; 16.
D- Rút kinh nghiệm:
Phan Rang T-C, ngày 18 tháng 01 năm 2013
Giáo viên dự thi
File đính kèm:
- Tiet 45 BIEU DO.doc