A/ Mục tiêu :
-Nắm vững mối quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác
- Nhận biết 3 đoạn thẳng như thế nào không thể là 3 cạnh của một tam giác.
Bước đầu biết vận dụng bất đẳng thức tam giác vào việc giải toán.
- Giáo dục ý nghĩa thực tế của toán học: đi theo đường thẳng ngắn hơn đi theo đường gấp khúc.
Rèn luyện tính cẩn thận , chính xác.
B/ Chuẩn bị :
Giáo viên : Phấn màu, bảng phụ
Học sinh : Phiếu học tập, bảng nhóm
C/ Tiến trình
2 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1408 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết 51: Quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác, bất đẳng thức tam giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 20/03/2010 Ngày dạy: 24/3/2010 – 7B
Tiết 51
27/3/2010 – 7A
§3. QUAN HỆ GIỮA BA CẠNH CỦA MỘT TAM GIÁC. BẤT ĐẲNG THỨC TAM GIÁC
A/ Mục tiêu :
-Nắm vững mối quan hệ giữa ba cạnh của một tam giác
- Nhận biết 3 đoạn thẳng như thế nào không thể là 3 cạnh của một tam giác.
Bước đầu biết vận dụng bất đẳng thức tam giác vào việc giải toán.
- Giáo dục ý nghĩa thực tế của toán học: đi theo đường thẳng ngắn hơn đi theo đường gấp khúc.
Rèn luyện tính cẩn thận , chính xác.
B/ Chuẩn bị :
Giáo viên : Phấn màu, bảng phụ
Học sinh : Phiếu học tập, bảng nhóm
C/ Tiến trình
1ph 1/ Ổn định : Lớp Vắng Lớp Vắng
6ph 2/ Kiểm tra bài cũ : Nêu mối quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác? Mối quan hệ giữa 3 góc của một tam giác?
30ph 3/ Giảng bài mới :
Đặt vấn đề : Đã biết mối quan hệ giữa 3 góc của một tam giác, mối quan hệ giữa góc và cạnh đối diện trong một tam giác.Một vấn đề đặt ra là : Giữa 3 cạnh của một tam giác có mối quan hệ như thế nào? Nội dung tiết học hôm nay ta sẽ nghiên cứu.
T/g
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Kiến thức
10ph
10ph
10ph
HĐ 1: Bất đẳng thức tam giác
GV: Yêu cầu HS thực hiện ?1 SGK
GV: Em có nhận xét gì?
GV: Trong mỗi trường hợp, tổng độ dài hai đoạn nhỏ so với đoạn lớn nhất như thế nào?
GV: Như vậy, không phải 3 độ dài nào cũng là độ dài 3 cạnh của một tam giác. Ta có định lí sau:
GV: Đọc định lí ở SGK và vẽ hình, yêu cầu HS nêu GT – KL của định lí?
GV: Hướng dẫn HS chứng minh định lí như SGK.
GV: Giới thiệu khái niệm bđt tam giác. HĐ 2: Hệ quả của bất đẳng thức tam giác.
GV: Hãy nêu lại các bất đẳng thức tam giác?
GV: Hãy nêu quy tắc chuyển vế của bất đẳng thức ?
GV : Áp dụng quy tắc chuyển vế để biến đổi các bất đẳng thức trên?
GV: Các bất đẳng thức này gọi là hệ quả của bất đẳng thức tam giác.Hãy phát biểu
các hệ quả này bằng lời?
GV: Từ bất đẳng thức tam giác và hệ quả của nó , hãy nêu mối quan hệ giữa 3 cạnh của một tam giác?
GV: Cho HS làm ?3 SGK trên bảng con?
GV: Cho HS đọc to phần lưu ý ở SGK.
HS: Cả lớp thực hiện ?1 vào vở nháp. Một HS lên bảng thực hiện.
HS: Nhận xét: Không thể vẽ được tam giác có độ dài các cạnh như vậy.
HS: 1+2 < 4; 1 + 3 < 4
Vậy tổng hai đoạn nhỏ, nhỏ hơn hoặc bằng độ dài đoạn lớn nhất.
HS: Nêu GT – KL của định lí.
HS: Nêu lại được.
Nhắc lại được quy tắc chuyển vế.
HS: …
HS: Phát biểu hệ quả bằng lời.
HS: Phát biểu như nhận xét SGK.
HS: Không có tam giác với 3 cạnh dài 1cm; 2cm; 4cm vì 1 + 2 < 4 ( không thoả mãn bất đẳng thức tam giác)
1. Bất đẳng thức tam giác
Định lí:( SGK)
A
B C
GT: ABC
KL: AB + AC > BC
AB + BC > AC
AC + BC > AB
Chứng minh: ( SGK)
2. Hệ quả của bất đẳng thức tam giác
a) Hệ quả:
Trong một tam giác, hiệu độ dài hai cạnh bất kì bao giờ cũng nhỏ hơn độ dài cạnh còn lại.
b) Nhận xét: ( SGK)
4/ Củng cố : 6ph
GV: Cho HS hoạt động nhóm bài tập 15 SGK?
GV: Nhận xét bài làm của một vài nhóm.
GV: Cho HS làm bài tập 16 SGK trên bảng con?
5/ Dặn dò : 2ph
Nắm vững bất đẳng thức tam giác. Học cách chứng minh định lí bất đẳng thức tam giác.
Bài tập về nhà : 17;18;19 trang 63 SGK + BT 24;25 trang 26- 27 SBT.
Hướng dẫn : Bài tập 18 làm tương tự như bài tập 15 SGK.
Bài tập 19: Chu vi của một tam giác là gì? ( Tổng độ dài 3 cạnh của nó)
Ë Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- Tiet 51.doc