I.MỤC TIÊU:
+ HS biết độ dài đoạn thẳng là gì ?
+ Biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng. Biết so sánh hai đoạn thẳng
+ HS Có ý thức đo, vẽ cẩn thận.
*Trọng tâm:Đo đoạn thẳng.
II. CHUẨN BỊ:
- Thầy: Thước thẳng.Bảng phụ
- Trò : Thước thẳng.Một số loại thước dây, thước gấp .
III. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY
3 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1179 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tiết 8: Độ dài đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:26/9/2012
Ngày giảng :............
Tiết 8: độ dài đoạn thẳng
I.Mục tiêu:
+ HS biết độ dài đoạn thẳng là gì ?
+ Biết sử dụng thước đo độ dài để đo đoạn thẳng. Biết so sánh hai đoạn thẳng
+ HS Có ý thức đo, vẽ cẩn thận.
*Trọng tâm:Đo đoạn thẳng.
II. Chuẩn bị:
- Thầy: Thước thẳng.Bảng phụ
- Trò : Thước thẳng.Một số loại thước dây, thước gấp ...
III. Tiến trình bài dạy
ổn định lớp:
Kiểm tra bài cũ: (5')
GV: - Đoạn thẳng AB là gì? Em hãy vẽ 1 đường thẳng xy, trên đó lấy lần lượt 4 điểm A, B, C, D theo thứ tự . Đếm được bao nhiêu đoạn thẳng? Kể tên?
Bài mới:
Các hoạt động của thầy và trò
Nội dung
Hoạt động 1: Đo đoạn thẳng. (7')
*GV: Cho đoạn thẳng AB sau:
Dùng thước đo khoẳng cách hai điểm A, B ?.
*HS: Một học sinh lên bảng thực hiện.
*GV: Nhận xét
*GV:Tính độ dài một cạnh của quyển sách .
*HS: Thực hiện.
*GV: - Độ dài của đoạn thẳng là gì ?.
- Mỗi một đoạn thẳng có nhiều nhất là bao nhiêu độ dài ?.
- Điều kiện của độ dài đoạn thẳng là gì?.
*HS: Trả lời.
*GV nêu nhận xét.
Chú ý: Nếu hai điểm A, B trùng nhau. Khi đó: Khoảng cách giữa hai điểm A, B bằng 0.
Hoạt động 2: So sánh hai đoạn thẳng. (20')
*GV: Cho các đoạn thẳng sau:
So sánh các đoạn thẳng nêu trên ?.
Gợi ý: Để so sánh các đoạn thẳng nêu trên ta cần làm gì ?.
*HS: Ta cần tìm độ dài của các đoạn thẳng đó, rồi so sánh độ dài các đoạn thẳng đó với nhau.
AB = CD. AB < EG. CD < EG
*GV: Nhận xét và khẳng định :
So sánh hai đoạn thẳng bất kì, chính là việc so sánh đội dài của hai đoạn thẳng đó với nhau.
*GV: Yêu cầu học sinh làm ?1.
a) Hãy đo và chỉ ra các đoạn thẳng có cùng độ dài rồi đánh dấu giống nhau cho các đoạn thẳng bằng nhau.
b) So sánh hai đoạn thẳng EF và CD.
*HS: Hoạt động theo nhóm .
*GV: Yêu cầu học sinh làm ?2.?3.
Học sinh đọc yêu cầu ?2 trong SGK*HS : Hình 42a là thước dây.
Hình 42b là thước gấp.
Hình 42c là thước xích
*GV: - Nhận xét.
1. Đo đoạn thẳng.
Ví dụ:
Ta đó được:
Khoảng cách hai điểm A, B là 5,00 cm, khi đó người ta nói đó cũng chính là độ dài đoạn thẳng AB.
Kí hiệu: AB = 5,00 cm.
Đơn vị: mm, cm ,dm, m, Km, inch,…
Nhận xét: Mỗi đoạn thẳng có một độ dài. Độ dài đoạn thẳng là một số dương.
2. So sánh độ dài:
Ví dụ: So sánh các đoạn thẳng sau:
Giải:
Ta có:
Suy ra: AB = CD. AB < EG
CD < EG
Kết luận: Khi so sánh các đoạn thẳng với nhau ta phải căn cứ vào độ dài của các đoạn thẳng đó.
?1
a.
AB = IK = 2,80 cm;
GH = EF = 1,70 cm
b. EF < CD
?2.
Hình 42a là thước dây.
Hình 42b là thước gấp.
Hình 42c là thước xích
?3.
Ta có: 1 inch = 25,00 mm
4. Củng cố :(10')
HS: Thực hành đo độ dài đoạn thẳng cho kết quả. So sánh AB và AC.
HS: - Đọc đề bài.
- Đo.
- So sánh.
GV: Tính chu vi của Δ ABC?
AB + BC + AC = ?
A
* BT 42 (119)
Đo: AB = AC
B C
* BT 43 (119)
Sắp xếp các đoạn thẳng trong hình 45 theo thứ tự tăng dần: AC < AB < BC
5. Hướng dẫn về nhà(3')
- Học bài cũ: Đo độ dài đoạn thẳng.
BTVN: 40, 41, 42, 45 SGK
Đọc trước bài 8: Khi nào thì AM + MB = AB ?
File đính kèm:
- t8 hinh 6.doc