Giáo án toán 7 - Tiết 9: Tổng kết chương I

1. Mục tiêu

a) Về kiến thức

-Cùng ôn lại, củng cố lại những kiến thức cơ bản liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. So sánh với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi.

b) Về kĩ năng

-Vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và vùng quan sát được trong gương phẳng.

c) Về thái độ : - Nghiêm túc ôn tập

2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh

a) Chuẩn bị của giáo viên : -Vẽ sẵn bảng treo ô chữ như hình 9.3.SGK.

b) Chuẩn bị của học sinh

-Chuẩn bị trước ở nhà các câu trả lời cho phần “Tự kiểm tra”.

3. Tiến trình bài dạy

a) Kiểm tra bài cũ

- Lồng trong tiết học.

* Đặt vấn đề vào bài mới: Chúng ta cùng ôn lại kiến thức của chương

b) Dạy nội dung bài mới.

 

doc8 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1304 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án toán 7 - Tiết 9: Tổng kết chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn : 05/10/2012 Ngày dạy : 08/10/2012, Lớp 7B 11/10/2012, lớp 7A 12/10/2012, lớp 7C TIẾT 9. TỔNG KẾT CHƯƠNG I 1. Mục tiêu a) Về kiến thức -Cùng ôn lại, củng cố lại những kiến thức cơ bản liên quan đến sự nhìn thấy vật sáng, tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Xác định vùng nhìn thấy của gương phẳng. So sánh với vùng nhìn thấy của gương cầu lồi. b) Về kĩ năng -Vẽ ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng và vùng quan sát được trong gương phẳng. c) Về thái độ : - Nghiêm túc ôn tập 2. Chuẩn bị của giáo viên và học sinh a) Chuẩn bị của giáo viên : -Vẽ sẵn bảng treo ô chữ như hình 9.3.SGK. b) Chuẩn bị của học sinh -Chuẩn bị trước ở nhà các câu trả lời cho phần “Tự kiểm tra”. 3. Tiến trình bài dạy a) Kiểm tra bài cũ - Lồng trong tiết học. * Đặt vấn đề vào bài mới: Chúng ta cùng ôn lại kiến thức của chương b) Dạy nội dung bài mới. HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN HOẠT ĐỘNG CỦA HỌC SINH Yêu cầu HS trả lời lần lượt từng câu hỏi mà HS đã chuẩn bị. GV hướng dẫn HS thảo luận đi đến kết quả đúng, yêu cầu sửa chữa nếu cần. I.Tự kiểm tra.(20p) HS trả lời lần lượt các câu hỏi phần tự kiểm tra, HS khác bổ sung. HS tự sửa chữa nếu sai. Kết quả. 1.C ; 2.B  3.trong suốt, đồng tính, đường thẳng. 4. tia tới, pháp tuyến, góc tới. 5.Ảnh ảo, có độ lớn bằng vật, cách gương một khoảng bằng khoảng cách từ vật đến gương. 6.Giống: Ảnh ảo. Khác : Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi nhỏ hơn ảnh ảo tạo bởi gương phẳng. 7.Khi một vật ở gần sát gương. Ảnh này lớn hơn vật. 8.Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lõm không hứng được trên màn chắn và lớn hơn vật. -Ảnh ảo tạo bởi gương cầu lồi, không hứng được trên màn chắn và bé hơn vật. -Ảnh ảo tạo bởi gương phẳng không hứng được trên màn chắn và bằng vật. 9.Vùng nhìn thấy trong gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy trong gương phẳng có cùng kích thước. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C1 bằng cách vẽ vào vở, gọi một HS lên bảng vẽ. Sau khi kiểm tra, hướng dẫn HS cách vẽ dựa trên tính chất ảnh. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C2. Yêu cầu HS trả lời câu hỏi C3. Muốn nhìn thấy bạn, nguyên tắc phải như thế nào ? Yêu cầu HS kẻ tia sáng, GV chú ý sửa cho HS cách đánh mũi tên chỉ đường truyền ánh sáng. II.Vận dụng.(15p) HS làm việc cá nhân trả lời C1. +Với phần a. -Vẽ ảnh của điểm S1, S2 tạo bởi gương phẳng có thể vẽ theo 2 cách. -Lấy S1’ đối xứng với S1 qua gương. -Lấy S2’ đối xứng với S2 qua gương. +Với phần b. -Lấy 2 tia tới đến 2 mép gương, tìm tia phản xạ tương ứng. -S2 tương tự. +Với phần c. -Đặt mắt trong vùng gạch chéo nhìn thấy ảnh của S1 và S2. Thảo luận nhóm trả lời C2. Ảnh quan sát được trong 3 gương đều là ảnh ảo. Ảnh nhìn thấy trong gương cầu lồi nhỏ hơn trong gương phẳng, ảnh trong gương phẳng lại nhỏ hơn ảnh trong gương cầu lõm. -Muốn nhìn thấy bạn thì ánh sáng từ bạn phải tới mắt mình. Những cặp nhìn thấy nhau: An - Thanh, An - Hải, Thanh - Hải, Hải - Hà. c) Củng cố, luyện tập (8p) GV lần lượt đọc nội dung của từng hàng từ trên xuống. Trong 15 giây HS phải đoán từ tương ứng. GV ghi lên bảng. Từ hàng ngang thứ nhất: Vật hắt lại ánh sáng từ vật khác chiếu vào nó.(7 ô) Từ hàng ngang thứ hai: Vật tự nó phát ra ánh sáng.(9 ô). Từ hàng ngang thứ ba: Cái mà ta nhìn thấy trong gương.(10 ô) Từ hàng ngang thứ tư: Cái chấm sáng mà ta nhìn thấy trên trời ban đêm khi không có mây. (7 ô) Từ hàng ngang thứ năm: Đường vuông góc với mặt phẳng.(9 ô) Từ hàng ngang thứ sáu: Chỗ không nhận được ánh sáng trên màn chắn.(7 ô) Từ hàng ngang thứ bẩy: Dụng cụ để soi mình hàng ngày.(10 ô) Từ hàng dọc là gì? Tính điểm tổng cộng cho cả nhóm để xếp thứ tự. III.Tổ chức trò chơi ô chữ. Mỗi nhóm HS cử một người tham gia trò chơi. Trả lời đúng mỗi hàng được 2 điểm. -Vật sáng. -Nguồn sáng. -Ảnh ảo. -Ngôi sao. -Pháp tuyến. -Bóng tối. -Gương phẳng. -Ánh sáng. d) Hướng dẫn học sinh tự học bài ở nhà (2p) - Ôn tập kiến thức đã học chuẩn bị giờ sau kiểm tra 1 tiết. * Nhận xét đánh giá sau khi kết thúc nội dung bài : * Về nội dung : a. Về kiến thức : ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... b. Về kĩ năng : ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... c. Về thái độ : ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... * Về phương pháp : ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... -----------------------o0o------------------------- Ngày soạn : 19/10/2012 Ngày dạy : 22/10/2012, Lớp 7B 25/10/2012, lớp 7A 26/10/2012, lớp 7C TIẾT 10. KIỂM TRA CHƯƠNG I. 1. Mục tiêu a) Về kiến thức : - Đánh giá được lượng kiến thức học sinh đã đạt được, từ đó giáo viên điều chỉnh phương pháp giảng dạy thích hợp. b) Về kĩ năng - Rèn kĩ năng làm kiểm tra, kĩ năng vẽ hình. c) Về thái độ : - Nghiêm túc, cẩn thận khi làm bài kiểm tra. Biết tự bồi đắp kiến thức, ôn tập. 2. Nội dung đề kiểm tra a) Ma trận đề kiểm tra Chuû ñeà Caáp ñoä nhaän bieát Toång soá Nhaän bieát Thoâng hieåu Vaän duïng 1 Vận dụng 2 1. Nhận biết ánh sáng, nguồn sáng và vật sáng. Nắm được điều kiện để nhìn thấy một vật. Khái niệm nguồn sáng, phân loại được vật sáng. 1 caâu = 2,5 ñ 25% 1 caâu=2,5 ñ 2. Định luật truyền thẳng của ánh sáng. Nắm được định luật truyền thẳng của ánh sáng. Giải thích được hiện tượng đơn giản. 1 caâu = 2,5 ñ 25% 1 caâu = 2,5 ñ 3. Định luật phản xạ ánh sáng Nắm được địn luật phản xạ ánh sáng. Áp dụng làm bài tập. 1 caâu = 2,5 ñ 25% 1 caâu = 2,5 ñ 4. Gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. Nắm được ảnh tạo bởi gương phẳng, gương cầu lồi, gương cầu lõm. 1 caâu = 2,5 ñ 25% 1 câu = 2,5 đ Toång soá 1 caâu = 2,5 ñ 25% 1 caâu = 2,5 ñ 25% 1 caâu = 2,5 ñ 25% 1 caâu = 2,5 ñ 25% 4 caâu = 10 ñ 100% b) Nội dung đề Đề 1 Câu 1. Khi nào ta nhìn thấy một vật? Nguồn sáng là gì? Có mấy loại vật sáng, là những loại vật sáng nào? Câu 2. Giải thích hiện tượng nhật thực? Câu 3. Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi gương phẳng? Câu 4. Nêu định luật phản xạ ánh sáng? Áp dụng . Vẽ tia phản xạ IR trong hình vẽ (SI là tia tới, NI là pháp tuyến tại điểm tới) Đề 2 Câu 1. Khi nào ta nhìn thấy một vật? Nguồn sáng là gì? Có mấy loại vật sáng, là những loại vật sáng nào? Câu 2: Giải thích hiện tượng nguyệt thực? Câu 3. Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi cầu lồi? So sánh vùng nhìn thấy của gương cầu lồi với vùng nhìn thấy của gương phẳng cùng kích thước? Câu 4. Nêu định luật phản xạ ánh sáng? Áp dụng . Vẽ tia phản xạ IR trong hình vẽ (SI là tia tới, NI là pháp tuyến tại điểm tới) Đề 3 Câu 1. Khi nào ta nhìn thấy một vật? Nguồn sáng là gì? Có mấy loại vật sáng, là những loại vật sáng nào? Câu 2: Nêu định luật truyển thẳng của ánh sáng? Giải thích vì sao dưới ánh nắng mặt trời, mỗi người đều có bóng đi theo mình? Câu 3. Nêu tính chất ảnh của một vật tạo bởi cầu lõm khi vật đặt gần gương? Nêu tác dụng của pha trong đèn pin? Câu 4. Nêu định luật phản xạ ánh sáng? Áp dụng . Vẽ tia phản xạ IR trong hình vẽ (SI là tia tới, NI là pháp tuyến tại điểm tới) 3. Đáp án, biểu điểm Đề 1 Câu 1. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. 1,5 đ 1 đ Câu 2. Khi mặt trăng nằm trong khoảng từ mặt trời đến trái đất thì trên trái đất xuất hiện vùng bóng tối và nửa bóng tối. Đứng chỗ có bóng tối, ta không nhìn thấy mặt trời, ta gọi là có nhật thực toàn phần. Đứng ở chỗ thấy một phần mặt trời, ta gọ là nhật thực một phần. 2,5 đ Câu 3. Ảnh của vật tạo bởi gương phẳng là ảnh ảo, không hứng được trên màn chắn và lớn bằng vật. Khoảng cách từ một điểm của vật đến gương bằng khoảng cách từ ảnh đó tới gương. 2,5 đ Câu 4. Đinh luật phản xạ ánh sáng: - Tia phản xạ nằm trong trong mặt phảng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới Áp dụng 2,5 đ Đề 2 Câu 1. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. 1,5 đ 1 đ Câu 2. Mặt trời chiếu sáng mặt trăng. Đứng trên trái đất, về ban đêm, ta nhìn thấy mặt trăng sáng vì có ánh sáng phản chiếu từ mặt trời. Bởi thế, khi mặt trăng bị trái đất che không được ánh sáng mặt trời chiếu sáng nữa, lúc đó ta không nhìn thấy mặt trăng. Ta nói là có nguyệt thực. 2,5 đ Câu 3. Ảnh của vật tạo bởi gương cầu lồi là ảnh ảo, nhỏ hơn vật. Vùng nhìn thấy của gương cầu lồi lớn hơn vùng nhìn thấy của gương phẳng cùng kích thước. 2,5 đ Câu 4. Đinh luật phản xạ ánh sáng: - Tia phản xạ nằm trong trong mặt phảng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới Áp dụng 2,5 đ Đề 3 Câu 1. Ta nhìn thấy một vật khi có ánh sáng từ vật đó truyền vào mắt ta. Nguồn sáng là vật tự nó phát ra ánh sáng. Vật sáng gồm nguồn sáng và những vật hắt lại ánh sáng chiếu vào nó. 1,5 đ 1 đ Câu 2. Định luật truyền thẳng của ánh sáng: Trong môi trường trong xuốt và đồng tính ánh sáng truyền đi theo đường thẳng. Bóng của mỗi người khi chúng ta dưới ánh sáng mặt trời do cơ thể ta chắn ánh sáng mặt trời chiếu tới mặt đất, đóng vai trò như vật chắn. Bóng đó là vùng bóng tối (nửa bóng tối ) tạo bởi cơ thể. 2,5 đ Câu 3. Ảnh tạo bởi của gương cầu lõm khi vật đặt gần gương là ảnh ảo, lớn hơn vật. Pha đèn pin có tác dụng tạo ra chùm tia phản xạ song song từ chùm tia tới phân kì tạo bởi bóng đèn. Chùm tia phản xạ song song này giúp ánh sáng chiếu được xa và tập trung ánh sáng hơn. 2,5 đ Câu 4. Đinh luật phản xạ ánh sáng: - Tia phản xạ nằm trong trong mặt phảng chứa tia tới và pháp tuyến của gương ở điểm tới. - Góc phản xạ bằng góc tới Áp dụng 2,5 đ 4. Nhận xét sau khi chấm bài kiểm tra a. Về kiến thức : ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... b. Về kĩ năng : ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... c. Về thái độ : ........................................................................................................................... ........................................................................................................................... -----------------------o0o-------------------------

File đính kèm:

  • docNgày soạn.doc
Giáo án liên quan