I. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Làm quen với bảng về thu thập số liệu thống kê khi điều tra, biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu”, “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”, tần số của một giá trị.
- Biết ký hiệu đối với 1 dấu hiệu, giá trị của nó, tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản qua điều tra.
* Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng lập bảng số liệu thống kê ban đầu, kĩ năng trình bầy.
* Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác, tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
* Thầy: Các loại bảng như SGK, Thước kẻ, Ví dụ thực tế về thống kê.
* Trò: Thước kẻ, học bài.
IV. Tiến trình giờ dạy –giáo dục :
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1293 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tuần 20, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn :26 /12/2013 Ngày dạy : 6 / 1 /2013 Tuần : 20 Tiết thứ : 41
CHƯƠNG II : THỐNG KÊ
THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ, TẦN SỐ
I. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Làm quen với bảng về thu thập số liệu thống kê khi điều tra, biết xác định và diễn tả được dấu hiệu điều tra, hiểu được cụm từ “số các giá trị của dấu hiệu”, “số các giá trị khác nhau của dấu hiệu”, tần số của một giá trị.
- Biết ký hiệu đối với 1 dấu hiệu, giá trị của nó, tần số của một giá trị. Biết lập các bảng đơn giản qua điều tra.
* Kĩ năng:
- Rèn kĩ năng lập bảng số liệu thống kê ban đầu, kĩ năng trình bầy.
* Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác, tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
* Thầy: Các loại bảng như SGK, Thước kẻ, Ví dụ thực tế về thống kê.
* Trò: Thước kẻ, học bài.
IV. Tiến trình giờ dạy –giáo dục :
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Tổ chức các hoạt động của học sinh, rèn phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
VI. Tiến trình lên lớp:
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ:
3. Bài mới:
Hoạt động của thầy -Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu (15’)
Hướng dẫn HS quan sát bảng 1:
STT
Lớp
Số cây
trồng được
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
6A
6B
6C
6D
6E
7A
7B
7C
7D
7E
35
30
28
30
30
35
28
30
30
35
Yêu cầu HS làm ?1
Em hãy quan sát bảng trên để biết cách lập một bảng số liệu thống kê số liệu ban đầu trong các trường hợp tương tự.
(GV treo bảng phụ bảng 2)
Quan sát bảng
Bảng 1
-
STT
Lớp
Số cây
trồng được
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
8A
8B
8C
8D
8E
9A
9B
9C
9D
9E
35
50
35
50
30
35
35
30
30
50
.I Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu.
Ví dụ : SGK
- Việc làm của người điều tra là thu thập số liệu về vấn đề được quan tâm.
- Các số liệu được ghi lại một bảng gọi là bảng số liệu thống kê ban đầu.
VD: Bảng điều tra dân số nước ta tại thời điểm 1/4/1999 phân theo giới tính, phân theo thành thị, nông thôn trong từng địa phương
Hoạt động 2: Dấu hiệu (15 phút)
a, Dấu hiệu, đơn vị điều tra
*GV : Yêu cầu học sinh làm ?2.
Nội dung điều tra trong bảng 1 là gì ?.
*HS : Thực hiện.
*GV : Dấu hiệu là gì ?.
*HS : Trả lời.
*GV : Nhận xét và khẳng định :
Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu được gọi là dấu hiệu.
Còn mỗi lớp là một đơn vị điều tra.:
Ví dụ : Dấu hiệu trong bảng 1 là “ số cây trồng được của mỗi lớp”,
Đơn vị : Lớp 7A ; 6B ; …
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài.
*GV : Yêu cầu học sinh làm ?3.
Trong bảng 1 có bao nhiêu đơn vị điều tra ?.
*HS: Thực hiện.
b, Giá trị dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu.
*GV : Quan sát bảng 1 cho biết số cây mà mỗi lớp trồng được là bao nhiêu ?.
*HS: Trả lời.
*GV : Giới thiệu:
Số cây mà mỗi lớp trồng được gọi là một giá trị của dấu hiệu.
Kí hiệu: x
*HS : Chú ý nghe giảng và ghi bài.
*GV : Cho biết trong bảng 1 có bao nhiêu giá trị dấu hiệu ?. Từ đó so sánh số giá trị dấu hiệu đó với số đơn vị điều tra ?.
*HS: Trả lời.
*GV : Nhận xét và khẳng định :
- Số các giá trị dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra. Kí hiệu: N.
- Cột “số cây trồng được của mỗi lớp” trong bảng gọi là dãy giá trị của dấu hiệu.
*HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài.
*GV : Yêu cầu học sinh làm ?4.
Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả bao nhiêu giá trị ?. Hãy đọc dãy giá trị của X
*HS: Thực hiện.
a, Dấu hiệu, đơn vị điều tra
?2.
Điều tra số cây mà mỗi lớp trồng được.
Do đó :
Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu được gọi là dấu hiệu.
Còn mỗi lớp là một đơn vị điều tra.:
Ví dụ :
Dấu hiệu trong bảng 1 là “ số cây trồng được của mỗi lớp”,
Đơn vị : Lớp 7A ; 6B ; …
?3.
Trong bảng 1 có 20 đơn vị điều tra.
b, Giá trị dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu.
- Số cây mà mỗi lớp trồng được gọi là một giá trị của dấu hiệu.
Kí hiệu: x.
Ví dụ:
Lớp 8D trồng được 50 cây; lớp 9E trồng được 50 cây.
- Số các giá trị dấu hiệu đúng bằng số các đơn vị điều tra. Kí hiệu: N.
- Cột “số cây trồng được của mỗi lớp” trong bảng gọi là dãy giá trị của dấu hiệu.
?4.
Dấu hiệu X ở bảng 1 có tất cả 20 giá trị
Hoạt động 4: Tần số của mỗi giá trị (10’)
GV : Yêu cầu học sinh làm ?5.
Có bao nhiêu số khác nhau trong cột “ số cây trồng được” ?. Nêu cụ thể các số khác nhau đó.
*HS: Thực hiện.
*GV : Nhận xét.
Yêu cầu học sinh làm ?6.
Có bao nhiêu kớp trồng được 30 cây ?. Hãy trả lời câu hỏi tương tự như vậy với các giá trị 28; 50.
*HS:
- Số lớp đều trồng được 30 cây là 8 lớp.
- Số lớp đều trồng được 28 cây là 2 lớp.
- Số lớp đều trồng được 50 cây là 3 lớp.
*GV : Ta nói 8 lớp, 2 lớp, 3 lớp gọi là tần số số của mỗi giá trị tương ứng 30; 28; 50.
- Thế nào là tần số của mỗi giá trị ?.
*HS: Trả lời.
*GV : Nhận xét và khẳng định :
Số lần xuất hiện của mỗi giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của mỗi giá trị đó.
Tần số, kí hiệu: n
*HS: Chú ý nghe giảng và ghi bài.
*GV : Yêu cầu học sinh làm ?7.
Trong dãy giá trị của dấu hiệu ở bảng 1 có bao nhiêu giá trị khác nhau ?. Hãy viết các giá trị đó cùng tần số của chúng .
*HS: Thực hiện.
*GV : Nhận xét.
Qua các điều trên rút ra kết luận chung gì ?
?5.
Có 4 số khác nhau, đó là: 28; 30; 35; 50.
?6.
- Số lớp đều trồng được 30 cây là 8 lớp.
- Số lớp đều trồng được 28 cây là 2 lớp.
- Số lớp đều trồng được50 cây là 3 lớp.
Do đó:
Số lần xuất hiện của mỗi giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của mỗi giá trị đó.
Kí hiệu: n.
?7.
Gá trị dấu hiệu ( x)
tần số(n)
28
2
30
8
35
7
50
3
*Kết luận:
- Các số liệu thu thập được khi điều tra về một dấu hiệu gọi là số liệu thống kê. Mỗi số liệu là một giá trị của dấu hiệu.
- Số tất cả các giá trị ( không nhất thiết khác nhau) của dấu hiệu bằng số các đơn vị điều tra.
- Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu là tần số của giá trị đó.
*Chú ý: (SGK- trang 7).
4 : Củng cố (5 phút)
Củng cố các khái niệm dấu hiệu, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, dãy các giá trị của dấu hiệu, tần số của mỗi giá trị. Lập bảng số liệu thống kê ban đầu.
5 :dặn dò (2 phút)
. Giải các bài tập 1, 3, 4 SGK trang 7, 8
Bài 1, 2, 3 (SBT/T3,4)
V. Rút kinh nghiệm:
…………………………………………………………………………………………………………………......................................................................................................................................
Ngày soạn :27 /1/2013 Ngày dạy : 7 / 1 /2013
Tuần : 20 Tiết thứ : 42
LUYỆN TẬP
I. Mục tiêu:
* Kiến thức:
- Khắc sâu kiến thức về thu thập số liệu thống kê, tần số.
* Kĩ năng:
- Rèn luyện kĩ năng nhận biết số các giá trị của hiệu.
* Thái độ:
- Cẩn thận, chính xác, tích cực trong học tập.
II. Chuẩn bị:
* Thầy: Bài tập phù hợp với ba đối tượng học sinh. Thước kẽ, bảng phụ.
* Trò: Thước kẻ, học bài và làm bài tập.
III. Phương pháp dạy học chủ yếu:
- Thuyết trình, vấn đáp.
- Tổ chức các hoạt động của học sinh, rèn phương pháp tự học.
- Tăng cường học tập cá thể, phối hợp với học tập hợp tác.
IV. Tiến trình giờ dạy –giáo dục :
1. Ổn định lớp:
2. Kiểm tra bài cũ: *(7phút)
? Thế nào là dấu hiệu, giá trị của một dấu hiệu, tần số của một giá trị?
? Làm BT1 SGK T7.
Bài mới: (33phút)
Hoạt động của thầy -Trò
Nội dung
Hoạt động 1: Luyện tập : (38 phút)
Bài tập 3 (SGK/T8)
GV treo bảng phụ bảng 5 và bảng 6 SGK: Thời gian chạy 50 m của từng HS trong một lớp 7 được GV TD ghi lại trong hai bảng 5 và 6
HS: Đọc nội dung đề bài bài tập 3 SGK (8)
HS: Hoạt động nhóm sau đó đại diện lên bảng trình bày lời giải
STT HS nam
Thời gian
(Giây)
STT HS nữ
Thời gian
(Giây)
1
8,3
1
9,2
2
8,5
2
8,7
3
8,5
3
9,2
4
8,7
4
8,7
5
8,5
5
9,0
6
8,7
6
9,0
7
8,3
7
9,0
8
8,7
8
8,7
9
8,5
9
9,2
10
8,4
10
9,2
11
8,5
11
9,2
12
8,4
12
9,0
13
8,5
13
9,3
14
8,8
14
9,2
15
8,8
15
9,3
16
8,5
16
9,3
17
8,7
17
9,3
18
8,7
18
9,0
19
8,5
19
9,2
20
8,4
20
9,3
Yêu cầu HS hoạt động nhóm sau đó gọi đại diện lên bảng làm bài.
GV: Chuẩn hoá và cho điểm
HS: Nhận xét bài làm của bạn
Bài tập 4: (SGK/T9)
Yêu cầu HS đọc nội dung bài tập 4 SGK
GV treo bảng phụ bảng 7 (SGK/T9)
HS: Đọc nội dung bài tập 4 SGK
HS: Hoạt động nhóm làm bài tập 4
Khối lượng chè trong từng hộp (g)
100
100
101
100
101
100
98
100
100
98
102
98
99
99
102
100
101
101
100
100
100
102
100
100
100
100
99
100
99
100
Yêu cầu HS làm theo nhóm sau đó lên bảng trình bày
GV: Nhận xét và cho điểm
Bài tập 3 (SGK/T8)
Giải:
a) Dấu hiệu: Thời gian chạy 50 m của mỗi HS (nam, nữ)
b) Số các giá trị và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu:
Bảng 5: Số các giá trị là 20
Số các giá trị khác nhau là 5
Bảng 6: Số các giá trị là 20
Số các giá trị khác nhau là 4
c) Bảng 5
Giá trị
8,3
8,4
8,5
8,7
8,8
Số lần
2
3
8
5
2
Bảng 6
Giá trị
8,7
9,0
9,2
9,3
Số lần
3
5
7
5
Bài tập 4: (SGK/T9)
Giải:
a) Dấu hiệu: Khối lượng chè trong từng hộp. Số các giá trị là 30
b) Số các giá trị khác nhau là 5
c) Các giá trị khác nhau là: 98 , 99 , 100 , 101 , 102.
Bảng tần số
Giá trị
98
99
100
101
102
Số lần
3
4
16
4
3
4 : Củng cố (5 phút)
Giá trị của dấu hiệu thường là các số. Tuy nhiên trong một vài bài toán có thể là các chữ.
- Trong quá trình lập bảng số liệu thống kê phải gắn với thực tế.
HD: Bài 2 (SBT):
Hỏi từng bạn trong lớp xem các bạn thích màu gì và ghi lại.
Có 30 bạn HS tham gia trả lời
Dấu hiệu: Màu mà bạn HS trong lớp ưa thích nhất
Có 9 màu khác nhau
Lập bảng tương ứng giá trị và tần số
5 :dặn dò (2 phút)
Làm lại các bài toán trên.
- Đọc trước bài 2, bảng tần số các giá trị của dấu hiệu.
V. Rút kinh nghiệm:
………………………………………………………………………………………………………………….......................................................................................................................................
CHUYÊN MÔN KÝ DUYỆT TUẦN 20
-
File đính kèm:
- Toan7 tuan 20hai cot nam 20132014.doc