Giáo án Toán 7 - Tuần 20, 21

I/ Mục tiêu:

- Học sinh nắm được khái niệm ban đầu về khoa học thống kê, ứng dụng của thống kê trong đời sống xã hội.

- Hiểu được thế nào là thu thập số liệu, biết lập bảng số liệu thống kê ban đầu.

- Hiểu được thế nào là dấu hiệu, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu, tần số cùng ký hiệu tương ứng.

II/ Phương tiện dạy học:

- GV: Bảng số liệu thống kê: bảng 1, bảng 2, bảng 3.

- HS: SGK, dụng cụ học tập.

III/ Tiến trình tiết dạy:

 

doc12 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1248 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán 7 - Tuần 20, 21, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
HỌC KỲ II cccccccccccccccc Tuần 20 Tiết : 41 Ngày soạn:28/12/2008 Ngày dạy : Lớp 7A: Lớp 7B : CHƯƠNG III: Thống kê Bài 1: THU THẬP SỐ LIỆU THỐNG KÊ.TẦN SỐ. I/ Mục tiêu: - Học sinh nắm được khái niệm ban đầu về khoa học thống kê, ứng dụng của thống kê trong đời sống xã hội. - Hiểu được thế nào là thu thập số liệu, biết lập bảng số liệu thống kê ban đầu. - Hiểu được thế nào là dấu hiệu, đơn vị điều tra, giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu, tần số cùng ký hiệu tương ứng. II/ Phương tiện dạy học: - GV: Bảng số liệu thống kê: bảng 1, bảng 2, bảng 3. - HS: SGK, dụng cụ học tập. III/ Tiến trình tiết dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lược về khoa học thống kê. Gv giới thiệu về khoa học thống kê và ứng dụng của nó trong đời sống xã hội. Hoạt động 2: I/ Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu: Gv treo bảng 1 lên bảng. Giới thiệu cách lập bảng. Khi điều tra về số cây trồng của mỗi lớp, người ta lập bảng 1. Việc lập bảng 1 gọi là thu thấp số liệu, và bảng 1 gọi là bảng số liệu ban đầu. Làm bài tập ?1. Gv treo bảng 2 lên bảng. Hs lập bảng điều tra số con trong mỗi gia đình trong tổ dân phố của mình đang sinh sống. I/ Thu thập số liệu, bảng số liệu thống kê ban đầu: Khi điều tra về một vấn đề nào đó người ta thường lập thành một bảng ( như bảng 1) và việc làm như vậy được gọi là thu thập số liệu,và bảng đó gọi là bảng số liệu điều tra ban đầu. VD: xem bảng 1, bảng 2 trong SGK. Hoạt động 3: II/ Dấu hiệu: Gv giới thiệu thế nào là dấu hiệu. Dấu hiệu thường được ký hiệu bởi các chữ cái in hoa như X, Y, Z… Dầu hiệu ở bảng 1 là gì ? Dấu hiệu ở bảng 2 là gì ? Gv giới thiệu thế nào là đơn vị điều tra. Mỗi lớp trong bảng 1 là một đơn vị điều tra. Mỗi địa phương trong bảng 2 là một đơn vị điều tra. Số các đơn vị điều tra được ký hiệu là N. Gv giới thiệu giá trị của dấu hiệu. Tìm giá trị của dấu hiệu mang số thứ tự là 12 trong bảng 1? Gv giới thiệu dãy giá trị của dấu hiệu. Dấu hiệu ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp. Dấu hiệu ở bảng 2 là số dân ở các địa phương trong cả nước. Trong bảng 1, giá trị của dấu hiệu ứng với số thứ tự 12 là 50. II/ Dấu hiệu: 1/ Dấu hiệu, đơn vị điều tra: a/ Vấn đề hay hiện tượng mà người điều tra quan tâm tìm hiểu gọi là dấu hiệu. KH: X, Y…. VD: Dấu hiệu X ở bảng 1 là số cây trồng được của mỗi lớp. b/ Mỗi lớp, mỗi người… được điều tra gọi là một đơn vị điều tra. Tổng số các đơn vị điều tra được ký hiệu là N. VD: Ở bảng 1 có 20 đơn vị điều tra, vậy N = 20. 2/ Giá trị của dấu hiệu, dãy giá trị của dấu hiệu: Ứng với mỗi đơn vị điều tra có một số liệu, số liệu đó gọi là một giá trị của dấu hiệu. Giá trị của dấu hiệu ký hiệu là x. VD: Trong bảng 1, ứng với lớp 6D là giá trị 30. Các giá trị ở cột thứ ba của bảng 1 gọi là dãy giá trị của dấu hiệu. Hoạt động 4: III/ Tần số của mỗi giá trị: Gv giới thiệu khái niệm tần số. Ký hiệu tần số. Trong bảng 1 , giá trị 30 được lập lại 8 lần, như vậy tần số của giá trị 30 là 8. Tìm tần số của giá trị 50 trong bảng 1? Gv giới thiệu phần chú ý. Tần số của giá trị 50 trong bảng 1 là 3. III/ Tần số của mỗi giá trị: Số lần xuất hiện của một giá trị trong dãy giá trị của dấu hiệu được gọi là tần số của giá trị đó. Tần số của một giá trị được ký hiệu là n. VD: Tần số của giá trị 30 trong bảng 1 là 8. Bảng tóm tắt: Học sách giáo khoa trang 6. Chú ý: Không phải mọi dấu hiệu đều có giá trị là số mà tuỳ thuộc vào dấu hiệu điều tra là gì. Hoạt động 5: Củng cố: Làm bài tập 2/ 7. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Học thuộc bài và làm bài tập 1( điều tra về điểm bài thi học kỳ I) Lập bảng số liệu ban đầu về chiều cao của các bạn trong lớp 7A IV. Lưu ý khi sử dụng giáo án: - Phối hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy, phát huy tính tích cực của học sinh. - Cần đưa thêm một số bài nâng cao cho học sinh lớp chọn. Tiết : 42 Ngày soạn:28/12/2008 Ngày dạy : Lớp 7A: Lớp 7B : LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: - Củng cố lại các khái niệm đã học trong bài trước. - Thực tập lập bảng số liệu thống kê ban đầu.Xác định dấu hiệu, số các giá trị của dấu hiệu, các giá trị khác nhau của dấu hiệu, tần số của mỗi giá trị khác nhau trong bảng số liệu ban đầu. II/ Phương tiện dạy học: - GV: Bảng 5, bảng 6, bảng 7. - HS: Bảng số liệu về chiều cao của các bạn trong lớp. III/ Tiến trình tiết dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 1: Kiểm tra và chữa bài cũ Thế nào là bảng số liệu thống kê ban đầu? Giá trị của dấu hiệu? Tần số? Quan sát bảng 5, dấu hiệu cần tìm hiểu là gì? Số các giá trị của dấu hiệu? Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu? Hs nêu khái niệm về bảng số liệu thống kê ban đầu. Thế nào là giá trị của dấu hiệu, thế nào là tần số. Dấu hiệu cần tìm hiểu ở bảng 5 là thời gian chạy 50 mét của Hs nữ lớp 7. Số các giá trị của dấu hiệu:20 Số các giá trị khác nhau là 5. I. Chữa bài cũ Bài 1: (bài 1) Gv nêu đề bài. Treo bảng phụ có vẽ sẵn bảng số liệu 5, 6. Yêu cầu Hs nêu dấu hiệu chung cần tìm hiểu ở cả hai bảng? Số các giá trị của dấu hiệu? Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu ở cả hai bảng? Xác đinh các giá trị khác nhau cùng tần số của chúng? Trong bảng 5. Với giá trị 8.3 có số lần lập lại là bao nhiêu? Với giá trị 8.4 có số lần lập lại là bao nhiêu? … Hoạt động 2 Bài 2: Gv nêu đề bài. Treo bảng phụ có ghi sẵn bảng 7. Yêu cầu Hs theo dõi bảng 7 và trả lời câu hỏi. Dấu hiệu cần tìm hiểu là gì? Số các giá trị của dấu hiệu là bao nhiêu? Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là bao nhiêu? Xác đinh các giá trị khác nhau cùng tần số của chúng? Dấu hiệu cần tìm hiểu ở bảng 5,6 là thời gian chạy 50 mét của Hs lớp 7. Số các giá trị của dấu hiệu là 20. Hs xác định số các giá trị khác nhau ở bảng 5 và 6. Hs lập hai cột giá trị x và tần số tương ứng n cho hai bảng 5 và 6. Hs đếm số lần lập lại của mỗi già trị khác nhau của dấu hiệu và viết vào hai cột. Với giá trị 8.3 ,số lần lập lại là 2. Với giá trị 8.4, số lần lập lại là 3. Với giá trị 8.5, số lần lập lại là 8. …. Tương tự cho các giá trị khác nhau còn lại. Hs trả lời câu hỏi: Dấu hiệu cần tìm hiểu là khối lượng chè trong mỗi hộp. Số các giá trị của dấu hiệu là 30. Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 5. Tương tự như bài tập 1, Hslập hai cột gồm giá trị x và tần số tương ứng n. Sau đó đếm số lần lập lại của mỗi giá trị khác nhau của dấu hiệu và ghi vào hai cột. Bài 1: a/ Dấu hiệu cần tìm hiểu: Dấu hiệu cần tìm hiểu ở bảng 5,6 là thời gian chạy 50 mét của Hs lớp 7. b/ Số các giá trị của dấu hiệu và số các giá trị khác nhau của dấu hiệu: Số các giá trị của dấu hiệu trong bảng 5, 6 đều là 20. Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu trong bảng 5 là 5. Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu trong bảng 6 là 4. c/ Các giá trị khác nhau của giá trị cùng tần số của chúng: Xét bảng 5: Giá trị(x) Tần số (n) 2 3 8 5 2 Xét bảng 6: Giá trị (x) Tần số (n) 3 5 7 5 II. Bài tập luyện Bài 2: a/ Dấu hiệu cần tìm hiểuvà số các giá trị của dấu hiệu đó: Dấu hiệu cần tìm hiểu là khối lượng chè trong mỗi hộp. Số các giá trị của dấu hiệu là 30. b/ Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 5. c/ Các giá trị khác nhau cùng tần số của chúng là: Giá trị (x) Tần số (n) 3 4 16 4 3 Hoạt động 3: Củng cố: Nhắc lại các khái niệm đã học cùng ý nghĩa của chúng. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Làm bài tập 1; 2/ SBT. Hướng dẫn: Các bước giải tương tự như trong bài tập trên. IV. Lưu ý khi sử dụng giáo án: - Phối hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy, phát huy tính tích cực của học sinh. - Cần đưa thêm một số bài nâng cao cho học sinh lớp chọn. Tuàn 21 Tiết : 43 Ngày soạn: 2/1/2009 Ngày dạy : Lớp 7A: Lớp 7B : Bài 2: BẢNG “TẦN SỐ” CÁC GIÁ TRỊ CỦA DẤU HIỆU. I/ Mục tiêu: - Sau khi lập được bảng số liệu thống kê ban đầu, học sinh biết dựa vào bảng đó để lập bảng “tần số” các giá trị của dấu hiệu. - Củng cố lại các khái niệm đã học, các ký hiệu và biết sử dụng chính xác các ký hiệu. - Học sinh có thái độ tích cực trong học tập. II/ Phương tiện dạy học: - GV: bảng 7, bảng 8, bảng 9, bảng 10. - HS: SGK, dụng cụ học tập. III/ Tiến trình tiết dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 1: Kiểm tra bài cũ: Làm bài tập 1/ SBT. Hoạt động 2: I/ Lập bảng “tần số” Gv hướng dẫn Hs lập bảng “tần số” bằng cách vẽ khung hình chữ nhật gồm hai dòng. Dòng trên ghi các giá trị khác nhau của dấu hiệu. Dòng dưới ghi các tần số tương ứng dưới mỗi giá trị đó. Gv giới thiệu bảng vừa lập được gọi là bảng phân phối thực nghiệm của dấu hiệu, tuy nhiên để cho tiện, người ta thường gọi là bảng “tần số” Hoạt động 3: II/ Chú ý: Gv hướng dẫn Hs chuyển bảng “tần số “ từ dạng hàng ngang sang dạng hàng dọc bàng cách chuyển từ dòng sang cột. Gv giới thiệu ích lợi của việc lập bảng “tần số”: Qua bảng “tần số” ta thấy: Tuy số các giá trị có thể nhiều, nhưng số các giá trị khác nhau thì có thể ít hơn. Có thể rút ra nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu nghĩa là tập trung nhiều hay ít vào một số giá trị nào đó. Đồng thời bảng “tần số” giúp cho việc tính toán về sau được thuận lợi hơn. a/ Người điều tra cần thu thập số liệu ban đầu bằng cách ghi lại số Hs nữ trong 20 lớp học. b/ Dấu hiệu là điều tra số Hs nữ trong một trường PT. Có 10 giá trị khác nhau. Giá trị (x) Tần số (n) 2 1 3 3 3 1 4 1 1 28 1 Hs vẽ một khung hình chữ nhật. Theo hướng dẫn của Gv, điền các giá trị khác nhau vào dòng trên, và các tần số tương ứng vối mỗi giá trị trên vào dòng dưới. Hs lập bảng “tần số” theo dạng cột dọc. Hs lập bảng “tần số” cho các số liệu ở bảng 5 và bảng 6. I/ Lập bảng “tần số” Lập bảng”tần số” với các số liệu có trong bảng 7. Giá trị(x) 28 30 35 50 Tần số(n) 2 8 7 3 N= 20 II/ Chú ý: a/ Có thể chuyển bảng “tần số “ từ hàng ngang sang hàng dọc. Giá trị(x) Tần số(n) 28 2 30 8 35 7 50 3 N = 20. b/ Bảng” tần số” giúp ta quan sát, nhận xét về giá trị của dấu hiệu một cách dễ dàng hơn. Tổng quát: a/ Từ bảng số liệu thống kê ban đầu có thể lâp bảng “tần số”. b/ Bảng “tần số” giúp người điều tra dễ có những nhận xét chung về sự phân phối các giá trị của dấu hiệu và tiện lợi cho việc tính toán về sau. Hoạt động 4. Luyện tập Làm bài tập 5 tại lớp. Bài tập 5: Tháng Tần số(n) 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 N = Hoạt động 5: Củng cố * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Lập bảng “tần số “ cho bảng thu thập ban đầu về số điểm thi học kỳ I của lớp 7A. Làm bài tập 6/ 11,bài 4; 5 / 4 SBT. IV. Lưu ý khi sử dụng giáo án: - Phối hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy, phát huy tính tích cực của học sinh. - Cần đưa thêm một số bài nâng cao cho học sinh lớp chọn. Tiết : 44 Ngày soạn: 2/1/2009 Ngày dạy : Lớp 7A: Lớp 7B : LUYỆN TẬP I/ Mục tiêu: - Củng cố lại các khái niệm đã học về thống kê. - Rèn luyện cách lập bảng”tần số” từ các số liệu có trong bảng số liệu thống kê ban đầu. - Rèn luyện tính chính xác trong toán học. II/ Phương tiện dạy học: - GV: Bảng 12; 13; 14. - HS: Biết cách lập bảng “tần số” III/ Tiến trình tiết dạy: HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS GHI BẢNG Hoạt động 1: Kiểm tra và chữa bài cũ Căn cứ vào đâu để lập bảng “tần số” ? Mục đích của việc lập bảng tần số? Làm bài tập 6 / 11? Bài 1: ( bài 7) Gv nêu đề bài. Treo bảng 12 lên bảng. Hs đọc kỹ đề bài và cho biết dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị của dấu hiệu là bao nhiêu? Số các giá trị khác nhau là ? Lập bảng tần số ? Gọi Hs lên bảng lập bảng tần số. Qua bảng tần số vừa lập, em có nhận xét gì về số các giá trị của dấu hiệu, giá trị lớn nhất, nhỏ nhất, giá trị có tần số lớn nhất, nhỏ nhất? Hs trả lời câu hỏi của Gv. Làm bài tập 6: a/ Dấu hiệu là điều tra số con trong một thôn. Bảng tần số: Giá trị (x) Tần số (n) 0 2 1 4 2 17 3 5 4 2 N = 30 b/ Nhận xét: Số gia đình trong thôn chủ yếu từ 1 đến 2 con. Số gia đình đông con chỉ chiếm tỷ lệ 23,3%. Hs đọc đề và trả lời câu hỏi: a/ Dấu hiệu nói đến ở đây là tuổi nghề của công nhân trong một phân xưởng. Số các giá trị là 25. Số các giá trị khác nhau là 10. Một Hs lên bảng lập bảng tần số. Các Hs còn lại làm vào vở. I. Chữa bài cũ Bài 1: a/ Dấu hiệu là tuổi nghề của công nhân trong một phân xưởng. Số các giá trị là 25. b/ Lập bảng “tần số” Giá trị (x) Tần số (n) 1 1 2 3 3 1 4 6 5 3 6 1 7 5 8 2 9 1 10 2 N = 25 Nhận xét: Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 10 chạy từ 1 đến 10 năm.Giá trị có tần số lớn nhất là 4 và giá trị có tần số nhỏ nhất là 1; 3; 6; và 9. Hoạt động 2: Bài 2: ( bài 8) Gv nêu đề bài. Treo bảng 13 lên bảng. Yêu cầu Hs cho biết dấu hiệu ở đây là gì? Xạ thủ đó bắn bao nhiêu phát? Số các giá trị khác nhau là bao nhiêu? Gọi một Hs lên bảng lập bảng tần số. Nêu nhận xét sau khi lập bảng? Nêu nhận xét. Số các giá trị khác nhau của dấu hiệu là 10. Giá trị có tần số lớn nhất là 4 và giá trị có tần số nhỏ nhất là 1; 3; 6; 9. Dấu hiệu là số điểm đạt được của một xạ thủ trong một cuộc thi. Xạ thủ đó đã bắn 30 phát . Số các giá trị khác nhau là 4. Một Hs lên bảng lập bảng. Nêu nhận xét: Số điểm thấp nhất là 7. Số điểm cao nhất là 10. Số điểm 8; 9 có tỷ lệ cao. II . Bài tập luyện. Bài 2: a/ Dấu hiệu là số điểm đạt được của một xạ thủ. Xạ thủ đó đã bắn 30 phát. b/ Bảng tần số: Giá trị(x) 7 8 9 10 Tần số(n) 3 9 10 8 Nhận xét: Xạ thủ này có số điểm thấp nhất là 7,số điểm cao nhất là 10.số điểm 8; 9 có tỷ lệ cao. Hoạt động 3: Bài 3: ( bài 9) Gv nêu đề bài. Treo bảng 14 lên bảng. Yêu cầu Hs trả lời câu hỏi. Dấu hiệu ở đây là gì? Số các giá trị là bao nhiêu? Số các giá trị khác nhau là bao nhiêu? Nêu nhận xét sau khi lập bảng? Dấu hiệu là thời gian giải một bài toán của 35 học sinh. Số các giá trị là 35. Số các giá trị khác nhau là 8. Nhận xét: Thời gian giải nhanh nhất là 3 phút. Thời gian giải chậm nhất là 10 phút. Số bạn giải từ 7 đến 10 phút chiếm tỷ lệ cao. Bài 3: a/ Dấu hiệu là thời gian giải một bài toán của 35 học sinh. Số các giá trị là 35. b/ Bảng tần số: Giá trị (x) Tần số (n) 3 1 4 3 5 3 6 4 7 5 8 11 9 3 10 5 N = 35 Thời gian giải nhanh nhất là 3 phút. Chậm nhất là 10 phút. Hoạt động 4: Củng cố: Nhắc lại cách lập bảng tần số. * HƯỚNG DẪN VỀ NHÀ: Làm bài tập 6/ SBT. Chuẩn bị thước thẳng có chia cm, viết màu. IV. Lưu ý khi sử dụng giáo án: - Phối hợp nhiều phương pháp trong giảng dạy, phát huy tính tích cực của học sinh. - Cần đưa thêm một số bài nâng cao cho học sinh lớp chọn.

File đính kèm:

  • docTuan 20 - 21.DOC
Giáo án liên quan