* MỤC TIÊU:
- Nắm được định nghĩa đa thức một biến, ký hiệu đa thức một bién, bậc của đa thức một biến.
- Biết sắp xếp đa thức một biến.
- Biết tìm bậc, các hệ số, hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức một biến.
- Biết ký hiệu giá trị của của đa thức tại 1 giá trị cụ thể
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1301 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toàn 9: Tiết 59 - Bài 7: Đa thức một biến, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 17/03/2010
Ngày giảng: 20/03/2010
Tiết 59
Bài 7: đa thức một biến
* Mục tiêu:
- Nắm được định nghĩa đa thức một biến, ký hiệu đa thức một bién, bậc của đa thức một biến.
- Biết sắp xếp đa thức một biến.
- Biết tìm bậc, các hệ số, hệ số cao nhất, hệ số tự do của đa thức một biến.
- Biết ký hiệu giá trị của của đa thức tại 1 giá trị cụ thể.
* Chuẩn bị:
GV: Bảng phụ ghi đề bài tập, bút dạ.
HS: Ôn tập khái niệm đa thức, bậc của đa thức, cộng trừ đơn thức.
* Tiến trình lên lớp.
A. Ôn định:
Tổng số: vắng
B. Kiểm tra bài cũ:
? Cho A = 3x2y – 2y2 – 3y + 9y2 + 1/2
a, Thu gọn đa thức. (7y2- 3y +1/2).
b, Tìm bậc của đa thức A. (bậc 2)
c, Tìm giá trị của A tại y = 5. (160,5 = 321/2)
C. Dạy học bài mới:
- Đặt vấn đề.
GV:Quan sát vài đa thức A sau khi thu gọn em có nhận xét gì về phần biến của hạng tử?
HS: Chỉ có một biến y
GV: Đa thức A sau khi thu gọn trên được gọi là đa thức một biến vậy đa thức 1 biến là gì? Chúng ta vào bải học hôm nay.
Yêu cầu học sinh ghi bài vào vở:
Tiết 59
Bài 7: Đa thức một biến
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung
GV: Dựa vào đa thức trên, hãy cho biết đa thức một biến là gì?
HS: Trả lời.
GV: Y/c học sinh đọc định nghĩa SGK
HS: Đọc định nghĩa
Gv: Đưa ra các ví dụ về đa thức một biến
HS: Ghi vào vở:
GV: Chúng ta đã biết cách kí hiệu đa thức
Xét VD: đa thức A là đa thức chỉ chứa biến y nên kí hiệu là A(y) và đa thức B là đa thứcchỉ chứa biến x nên kí hiệu là B(x)
Vậy đa thức của biến náo ta kí hiệu tên đa thức rồi đến tên biến đựoc ghi trong ngoạc đơn.
Yêu cầu học sinh lấy ví dụ về đa thức 1 biến.
HS: Lấy ví dụ
GV: Yêu cầu 1 số học sinh đọc ví dụ của mình và viết lên bảng nháp
HS: Đọc
GV: Nhận xét
?: 1/2 có phải là đa thức không?
HS: Trả lời: có
GV: Nhận xét, khẳng định: người ta cũng thừa nhận mỗi số thực là 1 đa thức 1 biến. Vì mỗi số thực đều bằng tích của số đó với biến có lũy thừa bậc không.
VD:1/2= (1/2)x0= (1/2)y0=............
Yêu cầu học sinh đọc chú ý SGK-41.
HS: Đọc.
GV: Giá trị của A tại y =5 được ký hiệu là A(5)
Hãy tính B(-2); yêu cầu 1 HS lên bảng làm
HS: Làm tính B(-2)
GV: Nhận xét, yêu cầu HS quan sát và cho biết B(x) có bậc mấy?
HS: Trả lời.
GV: Yêu cầu HS nhắc lại bậc của đa thức là gì?
HS: Trả lời
GV: Tương tự định nghĩa bậc của đa thức, bậc của đa thức một biến cũng được định nghĩa tương tự
Yêu cầu hs đọc định nghĩa SGK – 42
HS: Làm miệng bài tập 43SGK – 43
HS: Làm bài.
GV: Nhận xét
Yêu cầu học sinh quan sát đa thức A(y) và cho biết số mũ của mỗi hạng tử tăng dần hay giảm dần?
HS: Trả lời
GV: Như vậy đa thức A đã được sắp xếp theo lũy thừa giảm dần của biến. Vậy sắp xếp đa thức một biến như thế nào ta vào phần và có tác dụng gì ta vào phần 2. Yêu cầu học sinh ghi bài:
HS: Ghi bài:
GV: Xét đa thức A(y) ta cũng có thể sắp xếp theo lũy thừa tăng dần của biến.
VD: A(y)= 1/2 -3y +7y2
Yêu cầu HS sắp xếp B(x) theo lũy thừa giảm dần của biến.
Yêu cầu 1 HS lên bảng làm:
HS: Làm bài.
GV: Yêu cầu trình bày cách làm (các bước làm)
HS: - Thu gọn:
- Sắp xếp.
GV: Nhận xét, yêu cầu học sinh đọc chú ý SGK
HS: Đọc
GV: Việc sắp xếp đa thức một biến sẽ tạo thuận lợi cho việc tính toán sau này
Đa thức A sau khi sắp xếp các hạng tử của chúng theo lũy thừa giảm dần là đa thức bậc 2 các đa thức bậc 2 đều có dạng: ax2 + bx + c với a, b, c là các số cho trước, a = 0 Đây cũng chính là nội dung nhận xét SGK – 42.
Yêu cầu HS đọc ; GV lấy ví dụ khuyết hạng tử bậc 1;0....
HS: Đọc
GV: Trong biểu thức đại số, các phép toán không chỉ thực hiện trên các số mà còn thực hiện trên những chữ đại diện cho các số được gọi là hằng số.
Trong mỗi đơn thức sẽ bao gồm phần biến và hệ số. Vậy hệ số là gì? Ta vào mục 3. Hệ số. Yêu cầu HS ghi bài ;và quan sát vào đa thức A(y) đã thu gọn.
HS: Ghi bài và quan sát
GV: Ta nói 7 là hệ số của lũy thừa bậc 2;-3 là hệ số của lũy thừa bậc 1; 1/2 là hệ số của lũy thừa bậc 0 hay còn gọi 1/2 là hệ số tự do, 7y2 là hạng tử có bậc cao nhất của A(y) nên hệ số 7 được gọi là hệ số cao nhất.
Yêu cầu học sinh xác định hệ số của các hạng tử, hệ số cao nhất, hệ số tự do trong B(x)
HS: Làm bài
GV: Nhận xét, yêu cầu HS cho biết hệ số của lũy thừa bậc 4 và bậc 2 trong đa thức B(x)
HS: Trả lời
GV: Yêu cầu chú ý SGK – 43.
HS: Đọc chú ý
GV: Khi viết đa thức các hạng tử có hệ số bằng 0 sẽ được bỏ trống.
VD:B(x) = 6x2 +7x3 - 3x +1/2
Việc bỏ trống này sẽ tạo thuận cho tính toán vào bài học hôm sau.
1. Đa thức một biến
* Định nghĩa SKG
* VD:
A(y)= 7y2 – 3y +1/2
B (x) = 2x2 – 3x + 7x3 + 4x5 +1/2
là những đa thức một biến
*Chú ý SGK
B(x) = 6x5 + 7x3 – 3x +1/2
B(-2) = 6.(-2) + 7(-2) – 3(-2) +1/2
= 6(-32) + 7(-8) +6+1/2
= - 192 – 56 + 6 +1/2
= -248 +6 +1/2 = -241,5
* Bậc của đa thức một biến
* Bài tập 43 SGK
2. Sắp xếp đa thức
* Sắp xếp tăng dần: A(y) = 1/2 -3y +7y2
* Sắp xếp tăng dần:
A(y) = 1/2 - 3y +7y2
* Sắp xếp giảm dần .
B(x) = 6x5+ 7x3 – 3x +1/2
* Chú ý 1: SGK
* Nhận xét SGK
* Chú ý 2 SGK
3. Hệ số.
* Hệ số tự do
* Hệ số cao nhất
* Chú ý SGK
B(x)= 6x5 + 0x4+ 7x3+ 0x2- 3x+1/2
Hay:
B(x)= 6x5 + 7x3 - 3x+1/2
D: Củng cố
Gv: Y/c HS nêu các kiến thức trọng tâm của bài
HS: ĐN đa thức một biến
Ký hiệu đa thức một biến
Bậc của đa thức một biến cách sắp xếp đa thức một biến, hệ số cao nhất, hệ số tự do.
GV: Yêu cầu HS áp dụng làm bài tập 39 SGK- 43, yêu cầu thêm: xác định hệ số tự do, hệ số cao nhất.
HS: Làm bài
GV: Nhận xét
E. Hướng dẫn về nhà:
- Học lý thuyết, làm bài tập 40, 41, 42 SGK và 34,35,36,37 SBT
Xem trước bài cộng trừ đa thức một biến
* Rút kinh nghiệm
File đính kèm:
- TINH CHAT 3 DUONG PHAN GIAC.doc