KẾ HOẠCH CHƯƠNG I
TỨ GIÁC
I / Mục tiêu của chương :
Giúp học sinh :
- Nắm vững định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết của các tứ giác như: tứ giác, hính thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.Nắm vững định nghĩa và tính chất của hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng, hai hình đối xứng nhau qua một điểm,
- Có kĩ năng vẽ hình, tinh toán, đo đạc, gấp hình, đặc biệt là kĩ năng lập luận và chứng minh hình học.
- Bước đầu rèn luyện cho HS những thao tác tư duy như quan sát và dự đoán khi giải toán, phân tích tìm tòi cách giải và trình bày lời giải của bài toán, nhận biết được các quan hệ hình học trong các vật thể xung quanh và bước đầu vận dụng kiến thức hình học đã học vào thực tiễn.
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 516 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Hình 8 - Kế hoạch chương I: Tứ giác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
KẾ HOẠCH CHƯƠNG I
TỨ GIÁC
I / Mục tiêu của chương :
Giúp học sinh :
Nắm vững định nghĩa, tính chất và dấu hiệu nhận biết của các tứ giác như: tứ giác, hính thang, hình thang cân, hình bình hành, hình chữ nhật, hình thoi, hình vuông.Nắm vững định nghĩa và tính chất của hai hình đối xứng nhau qua một đường thẳng, hai hình đối xứng nhau qua một điểm,
Có kĩ năng vẽ hình, tiùnh toán, đo đạc, gấp hình, đặc biệt là kĩ năng lập luận và chứng minh hình học.
Bước đầu rèn luyện cho HS những thao tác tư duy như quan sát và dự đoán khi giải toán, phân tích tìm tòi cách giải và trình bày lời giải của bài toán, nhận biết được các quan hệ hình học trong các vật thể xung quanh và bước đầu vận dụng kiến thức hình học đã học vào thực tiễn.
II / Nội dung cơ bản :
Tuần 1 : Tiết 1 : Tứ giác.
Tiết 2 : Hình thang.
Tuần 2 : Tiết 3 : Hình thang cân .
Tiết 4 : Luyện tập.
Tuần 3 : Tiết 5 : Đường trung bình của tam giác.
Tiết 6 : Đường trung bình của hình thang.
Tuần 4 : Tiết 7 : Luyện tập.
Tiết 8 : Dựng hình bằng thước và com pa – Dựng hình thang.
- Tuần 5 : Tiết 9 : Luyện tập.
Tiết 10 : Đối xứng trục.
- Tuần 6 : Tiết 11 : Luyện tập.
Tiết 12 : Hình bình hành.
Tuần 7 : Tiết 13 : Luyện tập.
Tiết 14 : Đối xứng tâm.
Tuần 8 : Tiết 15 : Luyện tập.
Tiết 16 : Hình chữ nhật.
Tuần 9 : Tiết 17 : Luyện tập.
Tiết 18 : Đường thẳng song song với một đường thẳng cho trước.
Tuần 10 : Tiết 19 : Luyện tập.
Tiết 20 : Hình thoi.
Tuần 11 : Tiết 21 :Hình vuông.
Tiết 22 : Luyện tập.
- Tuần 12 : Tiết 23 : Ôn tập chương I.
Tiết 24 : Kiểm tra chương I.
III / Phương pháp :
Hình thành một số phương pháp lập luận để chứng minh hai cạnh bằng nhau, hai góc bằng nhau ( như cùng phụ, cùng bù, cùng bằng cái thứ ba, )
Chú trọng cho HS luyện tập vẽ hình. Chú ý nhiều đến thực hành, dành nhiều thời gian cho HS luyện tập .
Chú ý dạy học theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của HS, cho HS thực hành nhiều hơn,kết hợp với thảo luận nhóm .
Về hình thức tổ chức dạy học, GV cho HS học theo nhóm, tổ, thảo luận
IV / Phương tiện dạy học :
Đồ dùng dạy học: Giáo án - Máy tính – Bảng phụ - Thước thẳng – Compa – Thước đo góc – Phấn màu
Sách tham khảo: - SGK Toán 8 - Bài tập Toán 8 - SGV Toán 8 - Ôn tập Toán 8
Chuyên đề: Tiết 3 Hình thang cân. GV dạy học theo hướng tích cực hóa các hoạt động học tập của HS, cho HS thực hành nhiều hơn,kết hợp với thảo luận nhóm. Qua đó rèn kỹ năng phân tích giả thiết kết luận của một định lý, kĩ năng trình bày lời giải của một bài toán, thao tác phân tích qua việc phán đoán, chứng minh, giúp HS lập luận và chứng minh hình học một cách chính xác.
V / Dự kiến những tình huống có thể xảy ra khi sử dụng đồ dùng dạy học:
- HS ít mang dụng cụ học tập, vẽ hình còn chậm, kiến thức hình học cơ bản lớp 7 bị quên, các phương pháp lập luận ở lớp 8 còn mơ hồ . Do vậy GV cần dạy chắc từng đơn vị kiến thức trọng tâm một cách chậm rãi và luyện tập cho HS phát biểu thành lời trong suy luận.
VI / Rút kinh nghiệm :
File đính kèm:
- Ke hoach chuong I.doc