Tiết 12 HÌNH BÌNH HÀNH
I / Mục tiêu :
- Nắm chắc định nghĩa hình bình hành, tính chất của hình bình hành, dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
- Rèn kỹ năng vẽ một hình bình hành, kỹ nằng nhận biết một tứ giác là hình bình hành, kỹ năng chứng minh hai đoạn thẳng, hai góc bằng nhau, chứng minh ba điểm thẳng hàng, chứng minh hai đường thẳng song song
- Rèn luyện thêm một bước về tư duy logic, tư duy phân tích, tổng hợp.
II / Phương tiện dạy học :
- GV: Giáo án – SGK – Bảng phu ghi đề bài – Thước thẳng
- HS: Giấy kẻ ô vuông
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 604 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Hình 8 - Tiết 12: Hình bình hành, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 12 HÌNH BÌNH HÀNH
I / Mục tiêu :
Nắm chắc định nghĩa hình bình hành, tính chất của hình bình hành, dấu hiệu nhận biết một tứ giác là hình bình hành.
Rèn kỹ năng vẽ một hình bình hành, kỹ nằng nhận biết một tứ giác là hình bình hành, kỹ năng chứng minh hai đoạn thẳng, hai góc bằng nhau, chứng minh ba điểm thẳng hàng, chứng minh hai đường thẳng song song
Rèn luyện thêm một bước về tư duy logic, tư duy phân tích, tổng hợp.
II / Phương tiện dạy học :
GV: Giáo án – SGK – Bảng phụ ghi đề bài – Thước thẳng
HS: Giấy kẻ ô vuông
III / Hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức cũ
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
Aùp dụng: Cho tứ giác ABCD sau (hình vẽ). Có nhận xét gì về các cạnh đối của tứ giác ?
Cho HS nhận xét. GV đánh giá.
HS: Tứ giác ABCD có
nên là hình thang .
Mặc khác:
Hình thang ABCD có 2 cạnh bên song song
HS nhận xét bài làm của bạn.
Hoạt động 2 : Tìm tòi phát hiện kiến thức mới
1 / Định nghĩa:
GV: (Giới thiệu) Tứ giác ABCD có các cạnh đối song song là hình bình hành.
GV vẽ hình ghi tóm tắt định nghĩa bằng kí hiệu:
Tứ giác ABCD là Hbình hành
GV: Như vậy có thể định nghĩa HBH một cách khác không ?
2 / Tính chất:
?2 Hãy phát hiện các tính chất về cạnh về góc, về đường chéo của HBH ABCD.
Về cạnh: Trong bài cũ về hình thang, nếu hình thang có thêm hai cạnh bên song song thì hình thang đó có tính chất gì?
-GV: Theo bài cũ nói ở trên em có nhận xét gì về các cạnh của HBH?
Về góc: Bằng cách thực hiện số đo góc, em có nhận xét gì về hai góc đối của HBH ?
Chứng minh nhận xét đó ?
(HS làm bài tập trên phiếu học tập GV thu và chấm một số bài, sau đó hoàn chỉnh về chứng minh )
Về đường chéo: Nhận xét gì về hai điểm của hai đường chéo của HBH ? chứng minh nhận xét đó.
Hãy phát biểu định lý về tính chất của HBH
-HS hoạt động nhóm làm trên phiếu học tập.
Cho hình vẽ. Hãy chứng minh ADEF là hình bình hành ?
- Dựa vào hình vẽ miêu tả giả thiết, kết luận và chứng minh bài toán đó.
- GV đưa kết quả chứng minh lên màn hình và cho HS nhận xét kết quả một số nhóm.
3 / Dấu hiệu nhận biết: (Tìm, khái quát các dấu hiệu nhận biết hiønh bình hành )
GV: Những dấu hiệu để nhận biết là HBhành ?
GV: Hãy lập lập mêïnh đề đảo của tính chất a và chứng minh ? GV có thể thu và chấm một số bài của HS, nhận xét và rút ra tính chất).
GV:Trong Hthang nếu có thêm hai đáy bằng nhau thì ta rút ra được tính chất gì? Từ đó nêu dấu hiệu nhận biết của HBH.
GV: Yêu cầu HS đọc thêm tính chất của HBH khác ở SGK, phần c/m xem như bài tập ở nhà.
- HS nhắc lại định nghĩa: HBH là tứ giác có các cạnh đối song song.
- HS vẽ hình ghi tóm tắt định nghĩa bằng kí hiệu.
- HS: HBH là hình thang có hai cạnh bên song song .
- HS suy nghĩ.
- HS: Nếu hình thang có hai cạnh bên song song thì hai cạnh bên bằng nhau, hai cạnh đáy bằng nhau.
Hthang ABCD có 2 cạnh bên song song nên
- HS: Trong HBH , các cạnh đối bằng nhau
- HS tiến hành vẽ HBH, đo góc dự doán mối liên hệ chứng minh dự đoán các góc đối của HBH.
-HS chứng minh:
suy ra , tương tự
-HS chứng minh:
suy ra hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường OA = OC, OB = OD.
- HS đọc định lý SGK
- HS làm bài tập củng cố trên phiếu học tập :
-1HS miêu tả GT, KL bài toán, 1HS khác chứng minh trên bảng phụ:
Tứ giác ADEF có DE và EF là 2 đường trung bình của nên DE // AF, EF // DA. Vậy tứ giác ADEF là HBH.
- Dựa vào định nghĩa: Tứ giác có các cạnh đối song song là hình bình hành
- Hình thang đó có hai cạnh bên song song và bằng nhau
- HS đọc các dấu hiệu nhận biết còn lại trên SGK
Hoạt động 3 : Luyện tập củng cố kiến thức mới
1/ Xem hình vẽ 65 SGK và trả lời câu hỏi: khi hai dĩa cân nâng lên, hạ xuống ABCD luôn là hình gì? vì sao?
2/ ?3 Xem hình 70 SGK và chỉ ra những hình nào là hình bình hành? nêu lí do?
HS: Xem hình vẽ 65 SGK trả lời: ABCD là hình bình hành vì có các cạnh đối song song
?3 ABCD là HBH vì có các cạnh đối song song. -EFGH là HBH vì có các góc đối bằng nhau. - PQRS là HBH vì có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
XYUV là HBH vì có 2 cạnh đối vừa song song vừa bằng nhau
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà
- Hướng dẫn BTVN: 43, 44,45 SGK / 92.
Hình vẽ trên giấy kẽ ô giúp ta nhận biết điều gì ? từ đó rút ra kết luận.
File đính kèm:
- Tiet 12.doc