Tiết 15 LUYỆN TẬP ĐỐI XỨNG TÂM
I / Mục tiêu :
- Giúp HS có điều kiện luyện tập về đối xứng tâm, hình có tâm đối xứng. tình chất của hai đoạn thẳng, góc, tam giác đối xứng nhau qua một điểm.
- Rèn luyện thao tác phân tích, tổng hợp qua việc tìm lời giải bài toán.
- Giáo dục tính thực tiễn của toán học, ứng dụng đối xứng tâm qua thực tiễn.
II / Chuẩn bị :
- GV : – SGK – Thước thẳng – Êke – Bảng phụ ghi đề bai – Tranh vẽ sẵn BT 54, BT 57.
- HS : Thước thẳng – Êke – Làm BT về nhà.
III / Hoạt động dạy học :
· Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức cũ
2 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 492 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Hình 8 - Tiết 15: Luyện tập đối xứng tâm, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 15 LUYỆN TẬP ĐỐI XỨNG TÂM
I / Mục tiêu :
Giúp HS có điều kiện luyện tập về đối xứng tâm, hình có tâm đối xứng. tình chất của hai đoạn thẳng, góc, tam giác đối xứng nhau qua một điểm.
Rèn luyện thao tác phân tích, tổng hợp qua việc tìm lời giải bài toán.
Giáo dục tính thực tiễn của toán học, ứng dụng đối xứng tâm qua thực tiễn.
II / Chuẩn bị :
GV : – SGK – Thước thẳng – Êke – Bảng phụ ghi đề bài – Tranh vẽ sẵn BT 54, BT 57.
HS : Thước thẳng – Êke – Làm BT về nhà.
III / Hoạt động dạy học :
Hoạt động 1 : Củng cố kiến thức cũ
Hoạt động của Giáo viên
Hoạt động của Học sinh
GV: Dùng hình 81 SGK (vẽ sẵn ở bảng phụ), yêu cầu HS nhắc lại định nghĩa hai điểm đối xứng với nhau qua một điểm, vẽ A’ đối xứng với A, C’ đối xứng với C qua B.
GV thu và chấm 1 số bài.
Cho HS nhận xét câu trả lời và bài giải của bạn. GV đánh giá.
1HS trả lời theo yêu cầu GV. Sau đó làm BT ở bảng. HS cả lớp làm ở giấy kẻ ô.
Hoạt động 2 : Tìm tòi phát hiện kiến thức mới
Bài 53: GV đưa đề bài lên bảng phụ. Yêu cầu HS làm BT. Sau ít phút, gọi 1HS lên bảng giải.
Bài 54: SGK
Cho HS đọc đề bài, vẽ hình, ghi GT, KL. Sau đó GV treo hình vẽ sẵn :
GT : A đối xứng B qua Ox.
A đối xứng C qua Oy.
KL : C đối xứng B qua O
GV theo dõi cách phân tích của HS, nắn sửa lập luận cho hợp lý.
Bài 55: Cho HS vẽ hình, ghi GT, KL.
-Hãy tìm lời giải qua phân tích từ yêu cầu của bài toán. (Chọn 1HS trung bình trả lời).
-Vì M, O, N thẳng hàng ; chỉ cần chứng minh có điều gì nữa thì kết luận hai điểm đối xứng ?
-Hãy chứng minh như điều em đã nghĩ ?
Cho HS chứng minh, HS cả lớp theo dõi và cho ý kiến.
GV chốt lại vấn đề.
HĐ3: Luyện tập phân tích làm BT trắc nghiệm :
BT 57: GV đưa bảng phụ ghi sẵn đề bài.
-Yêu cầu HS phân tích từng câu một để cho kết quả đúng hay sai.
-GV theo dõi, hướng dẫn các nhóm trao đổi, phân tích và điều chỉnh, sửa sai nếu có.
BT56: GV treo hình 83. Yêu cầu HS nhìn hình 83 SGK trả lời theo yêu cầu bài toán.
BT53: HS cả lớp làm BT trong vài phút. 1HS lên bảng trả lời.
MD // AE và ME // AD AEMD là hình bình hành.
I là trung điểm của DE nên I cũng là trung điểm của AM, do đó A đối xứng với M qua I.
-HS cả lớp nhận xét bài giải của bạn.
BT54: -HS đọc đề bài, vẽ hình, ghi GT, KL.
-Kiểm tra hình vẽ so với hình vẽ treo trên bảng
-Suy nghĩ chứng minh :
Cần có CO = OB và C, O, B thẳng hàng. Sau đó trình bày tóm tắt bằng lời :
+Do Oy và Ox là đường trung trực của AC, AB nên OC = OB = OA, (1)
+nên B,O,C thẳng hàng (2)
Từ (1) và (2) suy ra đpcm.
HS nhận xét bài giải của bạn.
BT55: HS lên bảng vẽ hình, ghi GT, KL
GT : ABCD là HBhành.
KL : M, N đ/xứng qua O.
-Chứng minh OM = ON. Ta chứng minh hai tam giác bằng nhau.
-Hai tam giác OMB và OND có :
(dối đỉnh); OB = OD (tính chất đường chéo hình bình hành); (do AB//CD) nên hai tam giác bằng nhau; từ đó suy ra OM = ON. vậy M, N đối xứng qua O.
BT57: HS trả lời miệng theo yêu cầu GV.
a) Vì đường thẳng không có giới hạn ở hai phía nên bất kỳ điểm nào của đường thẳng cũng có thể coi là chính giữa của nó. (Đúng)
b) Vẽ hình phát hiện một đỉnh có điểm đối xứng qua trọng tâm không thuộc hình tam giác. (Sai)
c)Vì theo định lý về hình đối xứng nên có hai tam giác bằng nhau. (Đúng)
BT56: Các nhóm tổ hoạt động và cử đại diện chọn đáp án cho nhóm.
Đáp án a) và c).
Hoạt động 3 : Luyện tập củng cố kiến thức mới
BT: Cho hình bình hành ABCD, gọi O là giao điểm của hai đường chéo. Lấy một điểm M bất kỳ trên cạnh AB (hay AD) vẽ đường thẳng MO cắt cạnh đối của hình bình hành tại điểm M’. Chứng minh M’ là điểm đối xứng của M qua O :
Áp dụng định nghĩa.
Vận dụng tính chất.
-GV thu và chấm một số phiếu.
Sau đó nhận xét và đưa đáp án đã chuẩn bị sẵn.
HS làm bài trên phiếu học tập do GV đã chuẩn bị sẵn.
Hoạt động 4 : Hướng dẫn học ở nhà
Quan sát xung quanh tìm hình có tâm đối xứng.
BTVN: 100, 101 SGK.
Chuẩn bị cho tiết học sau : Hình chữ nhật.
File đính kèm:
- Tiet 15.doc