Tiết 24 KIỂM TRA CHƯƠNG I
I / Mục tiêu :
- Qua kiểm tra để đánh giá mức độ nắm kiến thức của tất cả các đối tượng HS.
- Phân loại được các đối tượng, để có kế hoạch bổ sung, điều chỉnh phương pháp dạy một cách hợp lý hơn.
II / Phương tiện dạy học :
- GV: Ra hai đề có nội dung tương đối về độ khó.
- HS: Ôn tập theo sự hướng dẫn của GV
III / Hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra sỉ số:
2/ Kiểm tra: GV phát đề photo cho HS.
3 trang |
Chia sẻ: thanhthanh29 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán Hình 8 - Tiết 24: Kiểm tra chương I, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 24 KIỂM TRA CHƯƠNG I
I / Mục tiêu :
Qua kiểm tra để đánh giá mức độ nắm kiến thức của tất cả các đối tượng HS.
Phân loại được các đối tượng, để có kế hoạch bổ sung, điều chỉnh phương pháp dạy một cách hợp lý hơn.
II / Phương tiện dạy học :
GV: Ra hai đề có nội dung tương đối về độ khó.
HS: Ôn tập theo sự hướng dẫn của GV
III / Hoạt động dạy học :
1/ Kiểm tra sỉ số:
2/ Kiểm tra: GV phát đề photo cho HS.
ĐỀ 1
I / Trắc nghiệm : (3 điểm)
Câu 1 : (1 điểm) Điền từ “Đ” (đúng) hoặc “S” (sai) vào ô trống cho thích hợp:
a ) Hình thang có hai cạnh đáy bằng nhau là hình bình hành.
b ) Tứ giác có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
c ) Hình chữ nhật có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình vuông.
d ) Trọng tâm của một tam giác là tâm đối xứng của tam giác đó.
Câu 2 : (1 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
1) Hình thoi có hai đường chéo bằng 6cm và 8cm thì cạnh bằng:
a) 10cm b) 5cm c) 12,5cm d) 7cm
2) Hình vuông có đường chéo bằng 2dm thì cạnh bằng:
a) 1,5dm b) 1dm c) d) 2dm
Câu 3 : (1 điểm) Điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:
Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình
Hình bình hành có là hình chữ nhật.
Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình
Hình thoi có .là hình vuông.
II / Tự luận : ( 7 điểm)
Cho cân tại A, đường trung tuỵến AM. Gọi I là trung điểm của AC, K là điểm đối xứng với M qua điểm I.
Chứng minh tứ giác AMCK là hình chữ nhật.
Tứ giác AKMB là hình gì ? Vì sao ?
Tìm điều kiện của để tứ giác AMCK là hình vuông.
ĐỀ 2
I / Trắc nghiệm : (3 điểm)
Câu 1 : (1 điểm) Điền từ “Đ” (đúng) hoặc “S” (sai) vào ô trống cho thích hợp:
a ) Hình thang có hai cạnh bên bằng nhau là hình thang cân.
b ) Hình thang có hai cạnh bên song song là hình bình hành
c ) Hình chữ nhật có hai đường chéo bằng nhau là hình vuông.
d ) Hai tam giác đối xứng với nhau qua một điểm thì có chu vi bằng nhau.
Câu 2 : (1 điểm) Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng nhất:
1) Hình thoi có hai đường chéo bằng 8cm và 10cm thì cạnh bằng:
a) 6cm b) c) d) 9cm
2) Hình vuông có cạnh bằng 3dm thì đường chéo bằng:
a) 6dm b) 5dm c) d) 4dm
Câu 3 : (1 điểm) Điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:
Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình
Hình thang cân có là hình chữ nhật.
Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình
Hình chữ nhật có .là hình vuông.
II / Tự luận : ( 7 điểm)
Cho . M là trung điểm BC. Qua M kẻ các đường thẳng song song với AB và AC, chúng cắt các cạnh AC và AB theo thứ tự tại D và E. Gọi I là trung điểm của ED.
Chứng minh tứ giác AEMD là hình bình hành, từ đó suy ra điểm A đối xứng với điểm M qua I.
Nếu cân tại A thì tứ giác AEMD là hình gì ? Vì sao ?
Tìm điều kiện của để tứ giác AEMD là hình vuông.
ĐÁP ÁN
ĐỀ 1
I / Trắc nghiệm : (3 điểm)
Câu 1 : (1 điểm) a ) Đ b ) S c ) Đ d ) S
Câu 2 : (1 điểm)
1) Hình thoi có hai đường chéo bằng 6cm và 8cm thì cạnh bằng: b) 5cm
2) Hình vuông có đường chéo bằng 2dm thì cạnh bằng: c)
Câu 3 : (1 điểm) Điền vào chỗ trống cho hợp nghĩa:
Tứ giác có các góc đối bằng nhau là hình bình hành
Hình bình hành có một góc vuông (hoặc hai đường chéo bằng nhau) là H chữ nhật.
Hình bình hành có hai cạnh kề bằng nhau là hình thoi.
Hình thoi có một góc vuông (hoặc hai đường chéo bằng nhau) là hình vuông.
II / Tự luận : ( 7 điểm)
(vẽ hình ghi giả thiết kết luận đúng 1 điểm)
cân tại A, trung tuỵến AM.
GT IA = IC, K là điểm đối xứng với M qua điểm I.
a) AMCK là hình chữ nhật.
KL b) Tứ giác AKMB là hình gì ? Vì sao ?
c)Tìm điều kiện của để AEMD là hình vuông.
Tứ giác AMCK có:
IA = IC (giả thiết); MI = IK (vì K là điểm đối xứng với M qua điểm I) nên AMCK là HBH.
Mà cân tại A, trung tuỵến AM cũng là đường cao nên . Do đó tứ giác AMCK là hình chữ nhật. (3 điểm)
Tứ giác AMCK là hình chữ nhật nên AK // CM và AK = CM AK // BM và AK = BM (vì M là trung điểm BC ). Do đó tứ giác AKMB là hình bình hành. (2 điểm)
AMCK là hình vuông AMCK là Hchữ nhật và AMCK là hình thoi.
cân tại A và AM = CM (=1/2 BC )
vuông cân tại A (1 điểm)
ĐỀ 2
I / Trắc nghiệm : (3 điểm)
Câu 1 : (1 điểm) a ) S b ) Đ c ) S d ) Đ
Câu 2 : (1 điểm)
1) Hình thoi có hai đường chéo bằng 8cm và 10cm thì cạnh bằng: b)
2) Hình vuông có cạnh bằng 3dm thì đường chéo bằng: c)
Câu 3 : (1 điểm) HS chỉ cần điền đúng một trong các điều kiện
Hình thang có hai góc kề một đáy bằng nhau là hình thang cân.
Hình thang cân có một góc vuông (hoặc hai đường chéo bằng nhau) là hình chữ nhật.
Hình bình hành có hai đường chéo vuông góc với nhau là hình thoi.
Hình chữ nhật có hai cạnh kề bằng nhau (hoặc hai đường chéo vuông góc với nhau hoặc có một đường chéo là phân giác của một góc) là hình vuông.
II / Tự luận : ( 7 điểm)
GT ,
MD //AB, ME // AC, IE = ID
a) AEMD là hình bình hành; A đối xứng với M qua I
KL b) Nếu cân tại A thì AEMD là hình gì? Vì sao?
c) Điều kiện của để AMCK là hình vuông
(vẽ hình, ghi giả thiết kết luận đúng 1 điểm)
Tứ giác AEMD có:
MD // AB (giả thiết) MD // AE
ME // AC (giả thiết) ME // AD
nên AEMD là hình bình hành. (vì có các cạnh đối song song )
Hình bình hành AEMD có hai đường chéo cắt nhau tại trung điểm của mỗi đường.
Mà IE = ID (giả thiết) suy ra IA = IM . Vậy điểm A đối xứng với điểm M qua I. (3 điểm)
Nếu cân tại A ta có AB = AC.
Vì M là trung điểm BC, MD // AB và ME // AC nên MD và ME là đường trung bình của . Do đó: . Từ đó suy ra: MD = ME. Tứ giác ADME là hình thoi (HS có thể chứng minh AE = AD) (2 điểm)
AMCK là hình vuông AMCK là hình chữ nhật và AMCK là hình thoi.
(hay AE = AD) (1 điểm)
IV Nhận xét kết quả bài làm của học sinh:
File đính kèm:
- Tiet 24.doc