Giáo án Toán học 6 - Hình học - Tuần 10 - Tiết 10 - Bài 10: Trung điểm đoạn thẳng

I. MỤC TIÊU:

* Kiến thức cơ bản : Hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì ?

* Kỹ năng cơ bản: Biết vẽ trung điểm của đoạn th ẳng.

* Tư duy:Biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thỏa mãn hai tính chất. Nếu thiếu một trong hai tính chất thì không còn là trung điểm của đoạn thẳng

* Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi đo vẽ, gấp giấy.

II. CHUẨN BỊ:

* Giáo viên : Soạn giáo án, tham khảo SGK, SGVThước thẳng có chia khoảng, bảng phụ, bút dạ, phấn màu, compa, sợi dây, thanh gỗ

* Học sinh : Thước có chia khoảng (thẳng), sợi dây, thanh gỗ, giấy can, bút lông màu xanh

III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp : (1)

2. Kiểm tra bài cũ : (6)

HS1 : Vẽ đoạn thẳng AB dài 6cm. Trên đoạn thẳng AB lấy điểm M sao cho AM = 3cm. Tính MB và so sánh MA.

 

doc3 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1413 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 6 - Hình học - Tuần 10 - Tiết 10 - Bài 10: Trung điểm đoạn thẳng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: TUẦN 10: TIẾT 10: §10 TRUNG ĐIỂM ĐOẠN THẲNG I. MỤC TIÊU: * Kiến thức cơ bản : Hiểu trung điểm của đoạn thẳng là gì ? * Kỹ năng cơ bản: Biết vẽ trung điểm của đoạn thẳng. * Tư duy:Biết phân tích trung điểm của đoạn thẳng thỏa mãn hai tính chất. Nếu thiếu một trong hai tính chất thì không còn là trung điểm của đoạn thẳng * Thái độ: Cẩn thận, chính xác khi đo vẽ, gấp giấy. II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên : Soạn giáo án, tham khảo SGK, SGVThước thẳng có chia khoảng, bảng phụ, bút dạ, phấn màu, compa, sợi dây, thanh gỗ * Học sinh : Thước có chia khoảng (thẳng), sợi dây, thanh gỗ, giấy can, bút lông màu xanh III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: 1. Ổn định lớp : (1’) 2. Kiểm tra bài cũ : (6’) HS1 : Vẽ đoạn thẳng AB dài 6cm. Trên đoạn thẳng AB lấy điểm M sao cho AM = 3cm. Tính MB và so sánh MA. 3. Giảng bài mới: * GV đặt vấn đề : Điểm M ở bài toán trên là trung điểm AB, vậy trung điểm của đoạn thẳng là gì ta tìm hiểu ở tiết học hôm nay. TL HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ NỘI DUNG 7’ Hoạt động 1: Trung điểm của đoạn thẳng - GV : Cho HS quan sát hình vẽ 61 SGK - Hỏi : Trung điểm M của đoạn thẳng AB là gì ? - GV : Chốt lại trung điểm của đoạn thẳng AB và gọi một vài HS nhắc lại - Hỏi : Điểm M là trung điểm của đoạn thẳng AB thì M phải thỏa mãn những tính chất nào ? - Hỏi : Hãy viết lại các hệ thức để biểu diễn tính chất đó ? HS : Quan sát hình vẽ Đáp : Là điểm nằm giữa A ; B và AM = MB - Một vài em đứng tại chỗ đọc khái niệm trung điểm M của đoạn thẳng AB. - Trả lời : M nằm giữa A ; B M cách đều A ; B. - Trả lời : MA + MB = AB M là trung điểm của AB MA + MB = AB MA = MB Û MA = MB 1. Trung điểm của đoạn thẳng : A B M - Trung điểm M của đoạn thẳng AB là điểm nằm giữa A ; B và cách đều A ; B (MA = MB) - Trung điểm của đoạn thẳng AB còn được gọi là điểm chính giữa của đoạn thẳng AB 12’ Hoạt động 2: Bài tập củng cố định nghĩa Bài tập 65 / 126 : GV : Gọi HS đứng tại chỗ đọc đề bài. GV : Treo bảng phụ có hình vẽ và đề bài 65. Hỏi : Đề bài yêu cầu gì ? Và bảo làm gì ? GV : Cho cả lớp đo độ dài các đoạn thẳng AB, BC, CD, CA trong vài phút. GV : Cho HS điền vào ô trống trong ít phút. Hỏi : Gọi 1HS lên bảng điền vào ô trống trong các phát biểu Bài tập 60/125 : GV : Gọi vài HS đọc đề Hỏi : Đề bài yêu cầu ? GV : Cho HS vẽ hình trong vài phút. Hỏi : Điểm A có nằm giữa hai điểm O và B không ? Vì sao ? Hỏi : Để so sánh OA và AB ta cần biết điều gì ? Hỏi : Hãy tính độ dài AB ? Hỏi : Hãy so sánh OA và AB. Hỏi : Từ các kết quả trên cho biết A có là trung điểm của đoạn thẳng OB không ? - HS : Đứng tại chỗ đọc đề bài - Đáp : Đo các đoạn thẳng AB ; BC ; CD ; CA rồi điền vào chỗ trống. - Cả lớp thực hành đo - Một vài HS đứng tại chỗ đọc kết quả AB = BC = CD = CA = 2cm. - Cả lớp điền vào ô trống trong phiếu bài tập ; 1HS lên bảng - 1HS : Đứng tại chỗ nhận xét, bổ sung nếu cần thiết. - Vài HS đứng tại chỗ đọc đề bài . - Trả lời : Trên tia 0x ; vẽ hai điểm A ; B sao cho 0A = 2cm ; 0B = 4cm. - Cả lớp vẽ hình. - 1HS : Lên bảng - Trả lời : Điểm A nằm giữa O và B vì A ; B cùng nằm trên tia Ox và OA < OB. - Trả lời : Độ dài AB - Cả lớp tính trong ít phút. - 1HS : Đứng tại chỗ đọc kết quả. - Có vì A nằm giữa O và B và OA = AB Bài tập 65 / 126 : A B C D AB = BC = AC = CD = 2cm. a) Điểm C là trung điểm của đoạn thẳng BD vì C nằm giữa B ; D và cách đều B và D. b) Điểm C không là trung điểm của đoạn thẳng AB vì C không thuộc đoạn thẳng AB. c) Điểm A không là trung điểm của BC vì A không thuộc đoạn thẳng BC. Bài tập 60/125 : 0 A B 2cm 4cm x a) Điểm A ; B cùng nằm trên tia Ox. OA < OB (2cm < 4cm) nên A nằm giữa 0 ; B. b) Vì A nằm giữa O ; B nên : OA + AB = OB 2 + AB = 4 AB = 4 - 2 = 2 cm Mà OA = 2cm. Vậy : OA = AB c) Điểm A là trung điểm của OB vì A nằm giữa hai điểm O và B và cách đều O;B 10’ Hoạt động 2: Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng GV : Đưa ví dụ SGK Hỏi : Muốn vẽ trung điểm M của đoạn thẳng AB = 5cm, ta cần biết điều gì ? Hỏi(yếu):Dựa vào tính chất nào để tính AM và MB? GV : Tóm tắt cách vẽ đúng và chính xác. Hỏi:Hãy vẽ trung điểm đoạn thẳng AB bằng cách gấp giấy GV: Cho HS làm bài ? SGK. GV : Đưa thanh gỗ cho cả lớp xem và yêu cầu dùng sợi dây chia thanh gỗ thành hai phần dài bằng nhau. - HS : Đọc ví dụ. - Trả lời : Biết độ dài đoạn thẳng AM và MB - Trả lời : MA + MB = AB AM = MB Þ AM = MB = cm - Cả lớp tiến hành gấp giấy - Một vài em đứng tại chỗ trình bày cách làm. - Cả lớp suy nghĩ cách làm - Dùng sợi dây để đo độ dài thanh gỗ thẳng, chia đôi đoạn dây có độ dài bằng độ dài thanh gỗ, dùng đoạn dây đã chia đôi để xác định trung điểm của thanh gỗ. A B M 2,5cm 2. Cách vẽ trung điểm của đoạn thẳng : Ta có : AM + MB = AB AM = MB Suy ra : AM = MB = cm Cách 1 : - Trên tia AB, vẽ điểm M sao cho AM = 2,5cm. Cách 2 : Gấp giấy vẽ đoạn thẳng AB trên giấy can. Gấp giấy sao cho điểm B trùng vào điểm A. Nếp gấp cắt đoạn thẳng AB tại trung điểm M cần xác định Hình vẽ SGK 6’ Hoạt động 4: Củng cố và tổng kết GV : Có thể diễn tả trung điểm M của đoạn thẳng AB bằng các cách khác nhau. Bài tập 63/126 : GV : Cho HS đọc kỹ đề và treo bảng phụ có đề bài 63. GV : Cho HS làm vào phiếu học tập. GV : Gọi 1em đứng tại chỗ đọc kết quả và 1 em lên bảng giải. Bài tập 61 SGK : Hỏi : Điểm O muốn là trung điểm của đoạn thẳng AB cần thỏa mãn những tính chất gì ? Hỏi : Hãy chứng tỏ rằng O nằm giữa A và B ? và so sánh OA và OB Theo dõi - HS : Đọc đề bài -HS: Làm vào phiếu học tập - 1em đứng tại chỗ nêu kết quả. 1HS : Lên bảng giải - Trả lời : O nằm giữa A và B O cách đều A và B. - 1HS : Đứng tại chỗ trả lời Nên OA = OB 3. Củng cố và tổng kết : a) Diễn tả trung điểm M của đoạn thẳng AB bằng các cách khác nhau. Û M là trung điểm Của đoạn thẳng Û MA + MB = AB MA = MB MA = MB = Bài tập 63/126 : Câu c, d đúng Bài tập 61 SGK : - Điểm O là gốc chung của hai tia đối nhau Ox và Ox’ mà A Ỵ tia Ox B Ỵ tia Oy. Nên O nằm giữa A và B Vậy O là trung điểm của đoạn thẳng AB 3’ 4. Dặn dò học sinh chuẩn bị tiết học tiếp theo : * Làm các bài tập 62, 64 SGK * Hướng dẫn làm bài 62 : Olà trung điểm chung Þ O là trung điểm EF và là trung điểm của CD Þ tìm độ dài các đoạn thẳng : OC ; OD ; OE ; OF Þ cách vẽ. * Trả lời các câu hỏi ; bài tập trong trang 126 - 127 * Ôn tập kĩ tiết sau kiểm tra 01 tiết IV. RÚT KINH NGHIỆM, BỔ SUNG :

File đính kèm:

  • docHH6T10.doc
Giáo án liên quan