Giáo án Toán học 6 - Hình học - Tuần 2 - Tiết 2 - Bài 2: Ba điểm thẳng hàng

I. MỤC TIÊU:

* HS hiểu ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm. Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại.

* HS biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng.

* Biết sử dụng các thuật ngữ : nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa.

* HS biết sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra ba điểm thẳng hàng cẩn thận, chính xác.

II. CHUẨN BỊ:

* Giáo viên: Bài soạn tham khảo sách giáo khao sách giáo viên, sách bài tập.

Chuẩn bị thước thẳng, phấn màu, bảng phụ.

* Học sinh : Học bài, làm bài tập theo yêu cầu của tiết trước.

Chuẩn bị thước thẳng, tham khảo trước nội dung bài học mới.

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1252 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 6 - Hình học - Tuần 2 - Tiết 2 - Bài 2: Ba điểm thẳng hàng, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 01/09/ §2. BA ĐIỂM THẲNG HÀNG TUẦN 2: TIẾT 2: I. MỤC TIÊU: * HS hiểu ba điểm thẳng hàng, điểm nằm giữa hai điểm. Trong ba điểm thẳng hàng có một và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. * HS biết vẽ ba điểm thẳng hàng, ba điểm không thẳng hàng. * Biết sử dụng các thuật ngữ : nằm cùng phía, nằm khác phía, nằm giữa. * HS biết sử dụng thước thẳng để vẽ và kiểm tra ba điểm thẳng hàng cẩn thận, chính xác. II. CHUẨN BỊ: * Giáo viên: Bài soạn tham khảo sách giáo khao sách giáo viên, sách bài tập. Chuẩn bị thước thẳng, phấn màu, bảng phụ. * Học sinh : Học bài, làm bài tập theo yêu cầu của tiết trước. Chuẩn bị thước thẳng, tham khảo trước nội dung bài học mới. III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC : 1. Ổn định lớp: (1’) 2. Kiểm tra bài cũ: (5’) HS1 : - Vẽ hai đường thẳng a và b cùng đi qua điểm A - Vẽ hai điểm B, C nằm trên đường thẳng a. · A C · B · a D · - Vẽ điểm D Ï a và D Ỵ b - Qua hình vẽ ta có nhận xét gì về các điểm A, B, C Và ba điểm A, B, D ? b Đáp án : Nhận xét đặc điểm : - Ba điểm A, B, C cùng nằm trên đường thẳng a - Ba điểm A, B, D không cùng nằm trên một đường thẳng 3. Giảng bài mới: * Giới thiệu bài : * Tiến trình tiết dạy: TG Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 14’ Hoạt động 1: Thế nào là ba điểm thẳng hàng ? GV Dựa vào bài kiểm tra ta thấy ba điểm : A, B, C thẳng hàng GV : Khi nào ba điểm A ; B ; C thẳng hàng GV : Khi nào ba điểm A ; B ; D không thẳng hàng ? GV : Gọi HS cho ví vụ về hình ảnh ba điểm thẳng hàng ? Ba điểm không thẳng hàng ? GV: Liên hệ thực tế về hiện tượng nhật thực, nguyệt thực GV : Để vẽ ba điểm thẳng hàng, vẽ ba điểm không thẳng hàng ta nên làm như thế nào ? GV : Để nhận biết ba điểm có thẳng hàng hay không ta làm thế nào ? GV: Có thể xảy ra nhiều điểm cùng thuộc đường thẳng không, vì sao ? nhiều điểm không cùng thuộc đường thẳng không, vì sao ? ÞGV: giới thiệu nhiều điểm thẳng hàng, nhiều điểm không thẳng hàng Củng cố : -Giáo viên yêu cầu HS làm bài tập 8 SGK. -Yêu cầu học sinh dùng thước thẳng kiểm tra và trả lời. GV: nhận xét GV: Yêu cầu HS làm bài tập 9 SGK GV: Yêu cầu HS làm bài tập 10 SGK Yêu cầu ba học sinh lên bảng thực hành vẽ Theo dõi. Trả lời : Ba điểm A ; B ; C cùng thuộc một đường thẳng ta nói chúng thẳng hàng. Trả lời : Ba điểm không thẳng hàng (SGK) HS lấy ví dụ (khoảng 2 - 3 ví dụ) Trả lời: -Vẽ đường thẳng rồi lấy ba điểm thuộc đường thẳng đó. -Vẽ đường thẳng, lấy 2 điểm thuộc đường thẳng; một điểm không thuộc đường thẳng. (HS Thực hành vẽ) Trả lời:Ta dùng thước thẳng để gióng. HS : Theo dõi HS: Thực hành trả lời miệng HS: Nhận xét, đánh giá HS: Bộ ba điểm thẳng hàng là:… HS: Hai bộ ba điểm không thẳng hàng là:… Theo dõi. HS: Đứng tại chỗ đọc nội dung bài tập. HS: Lên bảng thực hiện vẽ. 1. Thế nào là ba điểm thẳng hàng : A · B · C · - Khi ba điểm A ; B ; C cùng thuộc một đường thẳng, ta nói chúng thẳng hàng. A ; B ; C thẳng hàng Khi ba điểm A ; B ; C không cùng thuộc bất kỳ đường thẳng nào, ta nói chúng không thẳng hàng A · B · C · A ; B ; C không thẳng hàng 10’ Hoạt động 2 : Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng GV: Yêu cầu HS vẽ hình ba điểm A, B, C thẳng hàng sao cho điểm C nằm giữa. GV: Qua hình vẽ chúng ta có nhận xét gì về vị trí các điểm A, B, C ? GV: Dựa vào hình vẽ hãy điền từ thích hợp vào chỗ trống . (bảng phụ) - Hai điểm B và C nằm …………………đối với A. - Hai điểm A và C nằm ………………… đối với B. - Hai điểm A và B nằm …………… đối với C. -Điểm C …. hai điểm A và B GV: Có bao nhiêu điểm nằm giữa hai điểm A và B ? GV: yêu cầu 1 vài HS nhắc lại nhận xét SGK GV: Nếu nói rằng : “Điểm E nằm giữa hai điểm M và N thì ba điểm này có thẳng hàng không? - GV khẳng định : Khi ba điểm không thẳng hàng thì không có khái niệm điểm nằm giữa HS: Lên bảng vẽ hình A · C · B · HS : Suy nghĩ và trả lời - Hai điểm B và C nằm cùng phía đối với A. - Hai điểm A và C nằm cùng phía đối với B. - Hai điểm A và B nằm khác phía đối với C. - Điểm C nằm giữa hai điểm A và B HS : Có 1 điểm nằm giữa A và B Một vài HS nhắc lại nhận xét SGK HS suy nghĩ . . . . . . sau đó trả lời : M ; E ; N thẳng hàng. A · C · B · 2. Quan hệ giữa ba điểm thẳng hàng : - Hai điểm B và C nằm cùng phía đối với A. - Hai điểm A và C nằm cùng phía đối với B. - Hai điểm A và B nằm khác phía đối với C. - Điểm C nằm giữa hai điểm A và B Nhận xét : Trong ba điểm thẳng hàng, có một điểm và chỉ một điểm nằm giữa hai điểm còn lại. Chú ý : Nếu biết một điểm nằm giữa hai điểm thì ba điểm ấy thẳng hàng Hoạt động 3: Củng cố - Bài tập 11 / 107 - Yêu cầu học sinh làm bài tập 12 / 107. Nhận xét bài làm của học sinh. GV: Treo bảng phụ bài tập Vẽ hình theo diễn đạt sau: a) Điểm I nằm giữa hai điểm A và B; điểm B nằm giữa I và K. b) Hai điểm O và P nằm cùng phía đối với Q; hai điểm O và R nằm khác phía đối với Q, nhưng P không nằm giữa O và R. HS1 : bài 11 ; HS2 : bài 12 a) Nằm giữa M và P : N b) Không nằm giữa N và Q: M c)Nằm giữa M và Q : N ; P HS: theo dõi. HS : Lên bảng vẽ hình - Cả lớp thực hiện vào vở A · B · K · I · HS1 : a) O · Q · R · P · HS2 : b) HS : nhận xét Bài 11(SGK) Bài 12: a) Nằm giữa M và P : N b) Không nằm giữa N và Q : M c)Nằm giữa M và Q : N ; P 2’ Dặn dò HS về nhà chuẩn bị cho tiết tiếp theo * Ôn lại những kiến thức về ba điểm thẳng hàng và ba điểm không thẳng hàng. Điểm nằm cùng phía, khác phía, nằm giữa. * Làm bài tập : 13 ; 14 SGK ; 6 ; 7 ; 8 ; 9 SBT. * Chuẩn bị nội dung bài học tiếp theo. IV RÚT KINH NGHIỆM VÀ BỔ SUNG:

File đính kèm:

  • docHH6T2.doc
Giáo án liên quan