Giáo án Toán học 6 - Hình học - Tuần 28 - Tiết 23: Thực hành đo góc trên mặt đất

I. MỤC TIÊU

– Kiến thức: HS hiểu cấu tạo của giác kế, biết cách đo góc trên mặt đất bằng giác kế.

– Kỹ năng: Biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất.

– Thái độ: Giáo dục ý thức tập thể, kỷ luật và biết thực hiện những quy định về kỹ thuật thực hành cho HS.

II. CHUẨN BỊ

– GV : Giác kế

– HS: Mỗi nhóm 3 cọc tiêu, búa đóng cọc

 

doc2 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1075 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 6 - Hình học - Tuần 28 - Tiết 23: Thực hành đo góc trên mặt đất, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường THCS Hồ Thầu GV: Hoàng Đình Mạnh Ngày soạn: 11/03/2010 Ngày giảng: 19/03/2010 TUẦN 28 Tiết 23: THỰC HÀNH ĐO GÓC TRÊN MẶT ĐẤT I. MỤC TIÊU – Kiến thức: HS hiểu cấu tạo của giác kế, biết cách đo góc trên mặt đất bằng giác kế. – Kỹ năng: Biết cách sử dụng giác kế để đo góc trên mặt đất. – Thái độ: Giáo dục ý thức tập thể, kỷ luật và biết thực hiện những quy định về kỹ thuật thực hành cho HS. II. CHUẨN BỊ – GV : Giác kế – HS: Mỗi nhóm 3 cọc tiêu, búa đóng cọc III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC 1. Ổn định tổ chức Lớp 6A1: /26 Lớp 6A2 : /29 Lớp 6A3 : /30 2. Tiến trình dạy học a)Dụng cụ thực hành – Giác kế: Bộ phận chính của giác kế là một đĩa tròn. Mặt đĩa tròn được chia độ từ 00 đến 1800. – Hai nửa hình tròn ghi theo hai chiều ngược nhau (xuôi và ngược) chiều kim đồng hồ. – Trên mặt đĩa còn có một thanh có thể quay xung quanh tâm của đĩa. – Hai đầu thanh gắn hai tấm thẳng đứng, mỗi tấm có một khe hở, hai khe hở và tâm của đĩa thẳng hàng. b) Tiến trình thực hành Bước 1 : Đặt giác kế sao cho mặt đĩa tròn nằm ngang và tâm của giác kế nằm trên đường thẳng đứng đi qua đỉnh C của góc ACB. Bước 2 : Đưa thanh quay về vị trí 00 và quay mặt đĩa sao cho cọc tiêu đó ở khẽ và hai khe hở thẳng hàng. Bước 3 : Cố định mặt đĩa, đưa thanh quay đến vị trí sao cho cọc tiêu ở B và hai khe hở thẳng hàng. C B A Bước 4 : Đọc số đo của góc ACB trên mặt đĩa. c) Chứng minh kết quả thu được Tâm của giác kế trùng với điểm C, Khi khe hở trùng với vạch số 0 của mặt đĩa tròn, quay mặt đĩa tròn khi nhìn qua khe hở thấy điểm A vậy ta có tia CA. Cố định mặt đĩa, quay thanh quay khi khe hở nhìn thấy điểm B. Ta có tia CB Vậy ta đã có góc ACB d) Kết quả thực hành Tính từ vạch số 0, đọc giá trị trên mặt giác kế. Đó chính là số đo của góc cần đo e) Sai số, nguyên nhân sai số. Số độ đo được chưa đúng với số đo trong thực tế * Nguyên nhân: + Cọc tiêu chưa thẳng đứng + Quả dọi chưa trùng với điểm C + Giữa hai khe ngắm và điểm A, B chưa thẳng hàng + Khi vạch được tia CA thì chưa cố định được mặt đĩa. + Chưa đọc đúng số độ ghi trên mạt giác kế. 3. Dặn dò – HS cất dụng cụ , vệ sinh chân tay chuẩn bị vào giờ học sau – Tiết sau mang đủ compa để học bài “ ĐƯỜNG TRÒN”

File đính kèm:

  • docHH6 T23.doc
Giáo án liên quan