1 Mục tiêu :
a) Kiến thức : Hs nắm được khái niệm đường vuông góc, đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, khái niệm hình chiếu vuông góc của điểm, của đường xiên.
b) Kĩ năng :Nắm vững định lý về quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, quan hệ giữa các đường xiên và hình chiếu của chúng.
c) Thái độ : giáo dục cho hs tính cẩn thận .
2. Chuẩn bị :
a) Giáo viên : thước thẳng , thước đo góc , ê_ke .
b) Học sinh : thước thẳng , thước đo góc , ê_ke ,bảng nhóm .
3. Các phương pháp dạy học :
Vấn đáp , thảo luận nhóm , đặt và giải quyết vấn đề .
4 Tiến trình :
4.1 Ổn định tổ chức : Ổn định lớp .
4.2 Kiểm tra bài cũ:
6 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1843 | Lượt tải: 3
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Hình học - Tiết 49, 50, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết : 49 QUAN HỆ GIỮA ĐƯỜNG VUÔNG GÓC VÀ ĐƯỜNG XIÊN ,
ĐƯỜNG XIÊN VÀ HÌNH CHIẾU
ND : 26/3/07
Mục tiêu :
a) Kiến thức : Hs nắm được khái niệm đường vuông góc, đường xiên kẻ từ một điểm nằm ngoài đường thẳng đến đường thẳng đó, khái niệm hình chiếu vuông góc của điểm, của đường xiên.
b) Kĩ năng :Nắm vững định lý về quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, quan hệ giữa các đường xiên và hình chiếu của chúng.
c) Thái độ : giáo dục cho hs tính cẩn thận .
2. Chuẩn bị :
a) Giáo viên : thước thẳng , thước đo góc , ê_ke .
b) Học sinh : thước thẳng , thước đo góc , ê_ke ,bảng nhóm .
3. Các phương pháp dạy học :
Vấn đáp , thảo luận nhóm , đặt và giải quyết vấn đề .
Tiến trình :
Ổn định tổ chức : Ổn định lớp .
Kiểm tra bài cũ:
HS1: Trong một bể bơi. Hai bạn cùng xuất phát từ một điểm A. Hạnh bơi tới điểm H (AH ^ d), B Ỵ d (AB không vuông góc với d)
Hỏi hai bạn ai bơi xa hơn? Giảûi thích.( 10 điểm )
HS2: phát biểu hai định lí , nhận xét ( 10 điểm )
HS; nhận xét
Gv: đánh giá và ghi điểm .
Xét tam giác ABH có :
Nên : AB > AH
Bạn bơi từ điểm A tới điểm H là ngắn hơn .
Giảng bài mới :
Hoạt đông của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV: Dựa vào hình vẽ em hãy cho biết đường vuông góc, đường xiên.
HS: Ta thấy:
+ AH đường vuông góc.
+ AB là đường xiên.
GV: Ngoài ra hôm nay chúng ta sẽ biết thêm một khái niệm mới: BH hình chiếu của đường xiên AB.
Hs : làm: ?1
GV: Muốn tìm được hình chiếu ta phải dùng thứơc eke vẽ đường thẳng qua A và vuông góc với d.
Hs : làm ?2
(hoạt động nhóm)
Gv: Để biết mối quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên như thế nào?
Gv: Em hãy so sánh độ dài đường vuông góc và các đường xiên.
HS: Đường vuông góc là đường ngắn nhất
GV: Vì sao?
HS: Trong D vuông cạnh huyền cạnh dài nhất.
GV: Đó là nội dung định lý 1.
Gv: Ngoài cách trên em có thể làm cách khác.
HS: Ta có thể sử dụng định lý Pitago
GV: cho Hs làm ?4
+ Aùp dụng địng lý Pitago DABH vuông tại H có:
AB2=AH2+ BH2.
+ Aùp dụng địng lý Pitago DACH vuông tại H có:
AC2=AH2+ CH2.
GV: Nếu HB> HC thì có suy ra được AB> AC không?
HS: Nếu HB> HC thì:
Þ HB2> HC2.
Þ AB2> AC2.
ÞAB> AC
GV: Nếu AB> AC thì ta có suy ra được HB> HC không?
HS: Nếu AB> AC thì:
Þ AB2> AC2
Þ HB2> HC2.
Þ HB> HC
HS: Nếu HB= HC thì AB= AC và ngược lại nếu AB= AC thì HB=HC.
1. Khái niệm đường vuông góc, đường xiên, hình chiếu của đường xiên:
+ AH là đường thẳng vuông góc kẻ từ A đến d
+ H là chân đường vuông góc (hay hình chiếu của A trên d)
+ Đoạn thẳng AB là đường xiên kẻ từ A đến d
+ Đoạn thẳng HB là hình chiếu của AB trên d.
2. Quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên:
Định lý: SGK/ 58
3. Các đường xiên và hình chiếu của chúng:
AH là đường vuông góc
+ BH là hình chiếu của đường xiên AB.
+ HC là hình chiếu của đường xiên AC.
Nếu BH> HCÞ AB> AC
Nếu AB> AC Þ BH> HC
Nếu AB=AC Û BH= HC
Định lý : SGK
Cũng cố và luyện tập:
Hs: phát biểu lại định lý 1, định lý 2.
GV: cho Hs làm Bt 8 / 59 SGk
BT 8 / 59 SGK
Câu C đúng
Hướng dẫn học sinh học ở nhà :
- về nhà học và làm Bt .
- BTVN: Bài 9 , 10 SGK/ 59
5. Rút kinh nghiệm:
Nội dung:
Phương pháp:
Hình thức:
Tiết: 50 LUYỆN TẬP
ND : 31/3/07
Mục tiêu :
a) Kiến thức : Củng cố quan hệ giữa đường vuông góc và đường xiên, giữa các đường xiên và hình chiếu của chúng.
b) Kĩ năng : Cho hs làm Bt về đường xiên và hình chiếu .
c) Thái độ : giáo dục cho hs tính cẩn thận .
Chuẩn bị :
a) Giáo viên : thước thẳng , êke .
b) Học sinh : thước thẳng , bảng nhóm ,
3. Các phương pháp dạy học :
Vấn đáp , đặt và giải quyết vấn đề .
Tiến trình :
Ổn định tổ chức : Ổn định lớp .
Bài tập cũ:
Hs1: Em phát biểu mối quan hệ đường vuông góc và đường xiên.
Em phát biểu mối quan hệ đường xiên và hình chiếu. ( 10 điểm )
Hs2: Bài tập: ( 10 điểm )
Cho AB ^ AC, DỴ AE, EỴ DC:
So sánh độ dài AC, AD, AE.
Ta có : AB < BD < BE < BC
=> AD < AE < AC
Bài tập mới :
Hoạt đông của giáo viên và học sinh
Nội dung bài học
GV: cho hs làm BT 10 / 59 SGK .
GT: D ABC cân tại A
AB= AC, B= C
MỴ cạnh BC
KL: AM< AB
GV: Khoảng cách từ A đến BC là đoạn nào?
HS: Từ A hạ AH ^ BC
+ AH là khoảng cách từ A đến BC
GV: M là điểm bất kỳ thuộc đoạn BC, M có thể là những đoạn thẳng nào?
HS: M có thể ở vị trí:
+ M º H.
+ M º B và M º C
+ M Ỵ HB, M Ỵ HC.
GV: Ta xét từng vị trí của M để chứng minh AM< AB.
GV: cho hs làm BT 13/ 60 SGK
GT: DABC v tại A
DỴAB, EỴAC
KL: BE< BC
DE< BC
GV: Muốn chứng minh BE< BC ta làm như thế nào?
GV: Muốn chứng minh DE< BC?
HS: ta c/m AE< AC
GV: Em xét đường xiên EB, ED kẻ kẻ từ E đến AB?
Hs: thảo luận nhóm.
GV: cho Hs hoạt động nhóm.
GV: Muốn đo chiều rộng của miếng gỗ ta đặt thước như thế nào?
Bài 10 SGK/ 59
+ Nếu M º H.
AH< AB (Qh đvg & đx)
Þ AM< AB
+ Nếu M Ỵ HB, M Ỵ HC
Ta có MH< MB
Þ AM< AB (Qh đx &hc)
+ Nếu M º B và M º C
thì AM= AB, AM= AC
Vậy AM £ AB.
Bài 13 SGK/ 60
Cm AE< AC
Ta có:AE< AC (EỴAC)
Þ BE< BC (Qh đx & hc)
Cm DE nhỏ hơn BC
Ta có:AD< AB (DỴAB)
Þ DE< BE (Qh đx & hc)
Mà BE< BC (cmt)
Þ DE < BC.
Bài 12 SGK/ 60
Muốn đo chiều rộng của miếng gỗ ta đặt thước sao cho vuông góc với hai đường thẳng.
Bài học knh nghiệm :
Để so sánh độ dài các đoạn thẳng ta vận dụng định lí vể quan hệ giữa đường vuông góc với đường xiên , đường xiên và hình chiếu
4.5 hướng dẫn học sinh học ở nhà :
- Xem lại các Bt đã giải .
- Làm BT 14 / 60 SGK
BT 15 , 17 / 25 , 26 SBT .
- Ôn tập : Quy tắc chuyển vế trong bất đẳng thức .
5. Rút kinh nghiệm:
Nội dung:
Phương pháp:
Hình thức:
File đính kèm:
- H7 49_50.doc