A . MỤC TIÊU :
Lợi ích tác dụng của TDTT (mục 1): Lợi ích tác dụng hình thành nhân cách cho học sinh.
- Biết một số lợi ích của việc tham gia và thường xuyên tập luyện Thể dục, thể thao (TDTT).
- Vận dụng trong các giờ học Thể dục và tự tập hằng ngày.
B . ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN:
- Sân tập thể dục trường THCS Chu Văn An.
- Tranh, còi, giáo án, học sinh trang phục thể thao, ghế giáo viên (GV).
C . TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
170 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1289 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết 1 đến tiết 50, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 01
Tiết: 01
Tuaàn: 01
Tieát: 01
Ngày soạn: 14/ 8/ 2011
Ngày dạy: 15/ 8/ 2011
Bài:
LỢI ÍCH TÁC DỤNG CỦA THỂ DỤC THỂ THAO (MỤC 1)
A . MỤC TIÊU :
Lợi ích tác dụng của TDTT (mục 1): Lợi ích tác dụng hình thành nhân cách cho học sinh.
- Biết một số lợi ích của việc tham gia và thường xuyên tập luyện Thể dục, thể thao (TDTT).
- Vận dụng trong các giờ học Thể dục và tự tập hằng ngày.
B . ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN:
- Sân tập thể dục trường THCS Chu Văn An.
- Tranh, còi, giáo án, học sinh trang phục thể thao, ghế giáo viên (GV).
C . TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP- TỔ CHỨC
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số học sinh (HS).
- Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
2 ph
x x x x x x x x
LT + x x x x x x x x
DGV
x x x x x x x x x
LT + x x x x x x x x x
DGV
- Lớp trưởng ( LT) chấn chỉnh hàng ngũ, báo cáo sĩ số cho GV.
- GV nói ngắn gọn về nội dung, yêu cầu bài học.
II. PHẦN CƠ BẢN:
Lợi ích tác dụng của TDTT:
- Cái quý nhất của mỗi con người là sức khoẻ và trí tuệ. Có sức khoẻ tốt sẽ tạo cho trí tuệ phát triển được tốt hơn và ngược lại, TDTT giúp cho HS có được sức khỏe tốt, từ đó học tập các môn học và tham gia các hoạt động ở Nhà trường đạt hiệu quả cao hơn, chính là góp phần nâng cao chất lượng giáo dục, để các em trở thành con người có ích cho xã hội.
- Khi tham gia các hoạt đông TDTT đòi hỏi HS phải có tính kỉ luật cao, tinh thần và trách nhiệm trước tập thể, tác phong nhanh nhẹn, sự cố gắng, tính thật thà, trung thực v.v…, chính là tác dụng góp phần giáo dục đạo đức và hình thành nhân cách HS.
- Tập luyện TDTT thường xuyên, có kế hoạch giúp cho các em có nếp sống lành mạnh, vui tươi, học tập và làm việc khoa học.
- Luyện tập TDTT có tác dụng phòng chống, chữa bệnh và phát triển các tố chất thể lực của cơ thể như sức nhanh, súc mạnh, sức bền, sự khéo léo chính xác v.v…
38 ph
38 ph
x x x x x x x x x
CS + x x x x x x x x x
D GV
- GV giới thiệu tóm tắc lợi, ích tác dụng của TDTT.
- HS lắng nghe và lấy vở ghi chép.
III. PHẦN KẾT THÚC:
- Nhận xét.
- Hướng dẫn HS ôn bài và chuẩn bị bài sau:
+ Ôn tập lợi ích, tác dụng của TDTT.
5 ph
- Về 4 hàng ngang.
- GV nhận xét và hướng dẫn HS ôn tập nội dung đã xác định.
***************************
Ngày soạn: 14/ 8/ 2011
KẾ HOẠCH CHƯƠNG
ĐỘI HÌNH ĐỘI NGŨ (ĐHĐN)
1. Tổng số tiết thực hiện: 8 tiết. 2. Số tiết kiểm tra theo phân phối chương trình : Kiểm tra cuối chương.
3. Thời gian thực hiện :Từ 15/ 8/ 2011 ® / / 2011 4. Mục đích : Nhằm nhằm rèn luyện cho học sinh (HS) tính kỉ luật, tác phong nhanh nhẹn khoẻ mạnh, tinh thần tập thể và tư thế cơ bản đúng. 5. Yêu cầu kiến thức trọng tâm của chương :
- Biết các khâu và cách thực hiện các bài tập đội hình đội ngũ.
- Thực hiện đúng nhóm bài tập: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số. Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số. Đứng nghiêm, đứng nghỉ. Quay phải, quay trái, quay sau. Cách chào, báo cáo, xin phép ra- vào lớp. Dàn hàng, dồn hàng. Đi đều, đứng lại và đổi chân khi đi đều sai nhịp.
- Vận dụng vào nếp sinh hoạt ở trường và ngoài nhà trường.
6 . Các trang thiết bị dạy học của chương: Tranh, còi, đồng hồ.
Ngày soạn: 14/ 8/ 2011
***************************
KẾ HOẠCH CHƯƠNG
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG (BÀI TD)
1. Tổng số tiết thực hiện: 6 tiết. 2. Số tiết kiểm tra theo phân phối chương trình : Kiểm tra cuối chương.
3.Thời gian thực hiện : Từ 15/8/ 2011 ® / / 2011 4. Mục đích : Nhằm rèn luyện các nhóm cơ khớp chính của cơ thể, góp phần phát triển thể lực chung và rèn luyện tư thế cơ bản.
5. Yêu cầu kiến thức trọng tâm của chương :
- Biết tên và cách thực hiện bài thể dục phát triển chung 9 động tác: Vươn thở, tay, ngực, bụng, vặn mình, phối hợp, nhảy, điều hòa.
- Thực hiện cơ bản đúng toàn bài.
- Vận dụng để tự tập hằng ngày.
6 . Các trang thiết bị dạy học của chương: Tranh thể dục, còi, đồng hồ.
***************************
Tuần: 01
Tiết: 02
Tuaàn: 01
Tieát: 01
Ngày soạn: 14/ 8/ 2011
Ngày dạy: 15/ 8/ 2011
Bài:
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
ĐÔI HÌNH ĐỘI NGŨ (ĐHĐN)
A. MỤC TIÊU:
a. ĐHĐN: Tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số (từ 1 đến hết và theo chu kì 1- 2); Đứng nghiêm, đứng nghỉ, quay phải, quay trái, quay đằng sau, cách chào, báo cáo, xin phép ra vào lớp.
- Biết các khẩu lệnh và thực hiện tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số; đứng nghiêm, đứng nghỉ; quay phải, quay trái, quay sau; cách chào, báo cáo, xin phép ra- vào lớp.
- Thực hiện tập hợp hàng dọc, dóng hàng, điểm số; đứng nghiêm, đứng nghỉ; quay phải, quay trái, quay sau; cách chào, báo cáo, xin phép ra- vào lớp.
b. Bài TD: Học 3 động tác: Vươn thở, Tay, Ngực.
- Biết tên và cách thực hiện các động tác: Vươn thở, Tay, Ngực.
- Thực hiện được các động tác: Vươn thở, Tay, Ngực.
B. ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN:
- Sân tập thể dục trường THCS Chu Văn An.
- Tranh, còi, giáo án, học sinh trang phục thể thao, ghế giáo viên (GV).
C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP- TỔ CHỨC
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số học sinh (HS).
- Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Khởi động: Chạy 300 m.
+ Cổ, tay, chân; Hông; Gối; Ép dọc; Ép ngang; Vươn thở; Tay cao; Tay thấp; Tay ngực.
10 ph
1 lần
2 lx8 n
- Tập hợp 4 hàng ngang. Lớp trưởng (LT) chấn chỉnh hàng ngũ, báo cáo sĩ số cho GV.
- GV nói ngắn gọn về nội dung, yêu cầu bài học.
- Cả lớp chạy nhẹ nhàng
quanh sân tập. x x x x x x
+ x x x x x ¯
D
x x x x x x
+ x x x x x ¯
- GV điều khiển lớp khởi động các khớp 1lần. Lần còn lại LT điều khiển, GV theo dõi sửa sai cho HS.
II. PHẦN CƠ BẢN:
1. ĐHĐN:
- Tập hợp hàng dọc:
+ khẩu lệnh: “Thành 1 (2, 3, 4, …) hàng dọc… tập hợp !”
Trước khi phát khẩu lệnh, người chỉ huy thổi một hồi còi dài hoặc hô “Toàn lớp chú ý !” nhằm giúp HS trật tự và lắng nghe khẩu lệnh.
+ Động tác: Tổ trưởng đi nhanh hoặc chạy về đứng đối diện và cách chỉ huy khoảng 0,8- 1m. Các thành viên của tổ 1 lần lượt tập hợp sau tổ trưởng của mình (từ thấp đến cao dần, riêng khi diễu hành thì từ cao đến thấp). Các tổ trưởng tổ 2, 3, 4… lần lượt đứng phía bên trái tổ trưởng tổ 1, người nọ cách người kia 0,2m (tương đương một khuỷu tay). Các tổ viên của từng tổ lần lượt tập hợp sau tổ trưởng của tổ mình, người nọ cách người kia 0,6m.
- Dóng hàng dọc:
+ Khẩu lệnh: “Nhìn trước… thẳng !”.
+ Động tác: Các tổ trưởng nhanh chóng điều chỉnh khoảng cách hàng ngang, sau đó đứng ngay ngắn để làm chuẩn. Trong từng tổ, em đứng sau nhìn gáy bạn phía trước để dóng hàng dọc và liếc sang bạn bên phải để dóng hành ngang cho thẳng và đúng khoảng cách.
+ Khẩu lệnh: “Thôi !”.
+ Động tác: Tất cả HS đứng nghiêm.
- Điểm số từ 1 đến hết:
+ Khẩu lệnh: “Từng tổ (hoặc cả lớp), từ 1 đến hết… điểm số !”.
+ Đông tác: Nếu khẩu lệnh từng tổ điểm số, thì tất cả các tổ trưởng cùng bắt đầu điểm số. Nếu khẩu lệnh cả lớp lần lượt điếm số, thì tổ trưởng tổ 1 điểm số trước sau đó đến các tổ viên của tổ 1. Em cuối cùng của tổ 1 điểm số xong, cần hô to “Hết !” để tổ trưởng tổ 2 biết và điểm số nối tiếp lần lượt như vậy cho đến hết. Khi điểm số, từng HS làm động tác quay mặt qua trái ra sau và hô số của mình sau đó quay mặt lại tư thế đứng nghiêm. Những em đứng cuối hàng của mỗi tổ sau đó điểm xong, hô to “Hết !”.
- Điểm số theo chu kì 1-2, 1-2:
+ Khẩu lệnh: “Từng tổ (hoặc cả lớp), theo 1-2, 1-2… điểm số !”.
+ Động tác: Sau khẩu lệnh, từng tổ (hoăc cả lờp) lần lượt điểm số, em số 1 điểm số 1, em số 2 điểm số 2, em số 3 điểm số 1, em số 4 điểm số 2 và cứ lần lượt như vậy đến hết từng tổ hoặc cả lớp (theo khẩu lệnh). Em cuối của mỗi hàng sau khi điểm số, hô to “Hết !”.
- Đứng nghiêm:
+ Khẩu lệnh: “Nghiêm… !”.
+ Động tác: Người đứng thẳng ngay ngắn, mắt nhìn thẳng về trước, ngực ưỡn căng, hai tay duỗi thẳng theo hai bên đùi, bàn tay hơi khum lại, các ngón tay sát vào nhau và hơi áp nhẹ vào hai bên đùi, hai chân thẳng, hai bàn chân chếch chữ V.
- Đứng nghỉ:
+ Khẩu lệnh: “Nghỉ !”.
+ Động tác: Toàn thân hơi chùng lại, đồng thời dồn trọng tâm vào một chân, chân kia hơi co gối, người thả lỏng, hai tay buông tự nhiên. Khi mỏi đổi chân.
- Quay phải (quay trái):
+ Khẩu lệnh: “Bên phải (hoặc bên trái)… quay !”.
+ Động tác: Khi quay bên phải, lấy gót chân phải và nửa trên bàn chân trái làm trụ, quay người 90 độ sang phải, hai tay áp nhẹ vào hai bên đùi. Quay xong đưa bàn chân trái về với chân phải thành tư thế đứng nghiêm.
Khi quay sang trái, lấy gót chân trái và nửa trên bàn chân phải làm trụ. Quay xong, đưa bàn chân phải về với bàn chân trái thành tư thế đứng nghiêm.
- Quay đằng sau:
+ Khẩu lệnh: “ Đằng sau… quay !”.
+ Động tác: Lấy gót chân phải và nửa trên bàn chân trái làm trụ, quay người qua phải ra sau 180 độ, sau đó rút chân trái về với chân phải thành tư thế đứng nghiêm. Khi quay, thân người thẳng, hai tay duỗi thẳng, hai bàn tay áp nhẹ vào hai bên đùi.
- Cách chào, báo cáo, xin phép ra, vào lớp:
+ Trước khi trống vào và trước khi GV nhận lớp, cán sự tập hợp các bạn và điểm số. Khi GV nhận lớp, cán sự hô “nghiêm…!” để cả lớp đứng nghiêm, rồi đi về phía GV (cách 1,5- 2m) báo cáo: “Báo cáo thầy (cô) giáo, tổng số có mặt X, vắng Y, bạn E và P xin kiến tập, báo cáo hết !”. Khi GV trả lời “Được !” hoặc gật đầu, cán sự quay lại, đi về vị trí ban đầu của mình rồi hô to “Chúc thầy (cô) giáo…”. HS cả lớp đồng thanh hô to “Khoẻ !” GV chào lại bằng câu “Chúc các em khoẻ !”.
+ Trước khi kết thúc giờ học, GV hô “Giải tán !”, HS hô “Khoẻ !”.
+ Khi HS có việc muốn xin phép ra hoặc vào lớp, cần đứng nghiêm và nói to “Xin phép thầy (cô) cho em ra (vào) lớp !”. Khi giáo viên cho phép mới được ra hoặc vào lớp. Tuyệt đối không được ra, vào lớp một cách tuỳ tiện.
2.Bài TD:
- Học mới: Vươn thở, tay, ngực.
+ Động tác vươn thở:
TTCB 1 2 3 4
+ Đông tác tay:
TTCB 1 2 3 4
+ Động tác ngực:
TTCB 1 2 3 4
30 ph
19 ph
11 ph
4 lx 8n
1 lx8n
4 lx 8n
4 lx 8n
x x x x
x x x x
TT+ x x + x x
D GV
x x x x
x x x x
x x + x x
- GV làm mẫu và phân tích từng kĩ năng, sau đó chia tổ cho HS tập luyện.
- HS tập nhiều kĩ năng trong một lần tập, nếu HS tập chư đúng, GV cho dừng lại uốn nắn, sủa sai, đến khi HS thực hiện tốt mới chuyển sang kĩ năng tiếp theo.
x x x x x x
+ x x x x x ¯
D
- GV phân tích và làm mẫu toàn bộ kĩ thuật động tác.
- HS nhìn tập theo, sau đó cán sự lớp lên điều khiển. GV theo dõi qua các lần tập uốn nắn sửa sai cho HS.
III. PHẦN KẾT THÚC:
- Thả lỏng.
- Nhận xét.
- Hướng dẫn ôn tập và chuẩn bị bài sau: + Ôn một số kĩ năng ĐHĐN. + Bài TD: Vươn thở, tay, ngực.
5 ph
1-2 ph
- Chạy nhẹ nhàng quanh sân tập.
- Về 4 hàng ngang.
- GV nhận xét tiết học và hướng dẫn học sinh ôn tập nội dung đã xác định.
- Giải tán - HS hô khỏe.
***************************
Ngày soạn: 19/ 8/ 2011
KẾ HOẠCH CHƯƠNG
CHẠY BỀN
1. Tổng số tiết thực hiện: 6 tiết. 2. Số tiết kiểm tra theo phân phối chương trình : Kiểm tra cuối chương.
3. Thời gian thực hiện : Từ 22/8/ 2011 ® / / 2012 4. Mục đích : Nhằm trang bị cho HS một số kiến thức, kĩ năng và có ý thức, thói quen rèn luyện để phát triển sưc bền.
5. Yêu cầu kiến thức trọng tâm của chương :
- Biết cách thực hiện: Thở một cách hợp lí. Một số động tác bổ trợ kĩ thuật chạy. Chạy trên địa hình tự nhiên. Một số động tác hồi tĩnh sau khi chạy.
- Thực hiện cơ bản đúng những bài tập trên.
- Đạt tiêu chuẩn RLTT (chạy bền).
6 . Các trang thiết bị dạy học của chương: Tranh chạy bền, còi, đồng hồ thước dây.
***************************
Tuần: 02
Tiết: 03
Tuaàn: 01
Tieát: 01
Ngày soạn: 19/ 8/ 2011
Ngày dạy: 22/ 8/ 2011
Bài:
ĐÔI HÌNH ĐỘI NGŨ (ĐHĐN)
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG- CHẠY BỀN
A. MỤC TIÊU:
a. ĐHĐN: Tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số; Dàn hàng, dồn hàng.
- Biết các khẩu lệnh và cách thực hiện tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số; Dàn hàng, dồn hàng.
- Thực hiện được tập hợp hàng ngang, dóng hàng, điểm số; Dàn hàng, dồn hàng.
b. Bài TD: Ôn tập 3 động tác: Vươn thở, tay, ngực. Học 2 động tác: Chân, bụng.
- Biết tên và cách thực hiện các động tác: Vươn thở, tay, ngực, chân, bụng.
- Thực hiện cơ bản đúng các động tácVươn thở, tay, ngực và được các động tác: Chân, bụng.
c. Chạy bền: Chạy vòng số 8.
- Biết các thực hiện chạy vòng số 8.
- Thực hiện cơ bản đúng chạy vòng số 8.
B. ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN:
- Sân tập thể dục trường THCS Chu Văn An.
- Còi, đông hồ, tranh (TD, chạy bền), giáo án, học sinh đồng phục thể dục, ghế giáo viên (GV).
C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP- TỔ CHỨC
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số học sinh (HS).
- Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Khởi động: Chạy 300 m.
+ Cổ, tay, chân; Hông; Gối; Ép dọc; Ép ngang; Tay cao; Tay thấp; Tay ngực.
10 ph
1 lần
2 lx8 n
- Tập hợp 4 hàng ngang. Lớp trưởng (LT) chấn chỉnh hàng ngũ, báo cáo sĩ số cho GV.
- GV nói ngắn gọn về nội dung, yêu cầu bài học.
- Cả lớp chạy nhẹ nhàng quanh sân tập.
x x x x x x x ¯ x x x x x x
DGV + LT
- LT điều khiển lớp khởi động các khớp, GV theo dõi sửa sai cho HS.
II. PHẦN CƠ BẢN:
1. ĐHĐN:
Học mới:
- Tập hợp hàng ngang:
+ khẩu lệnh: “Thành 1 (2, 3, 4, …) hàng ngang… tập hợp!”
+ Động tác: Sau khẩu lệnh, chỉ huy đứng ngay ngắn đưa tay trái sang ngang. Tổ trưởng tổ 1 đứng sát vai phải vào ngón tay chỉ hướng của chỉ huy. Tổ trưởng 2, 3, 4, … lần lượt tập hợp sau tổ trưởng tổ 1 tạo thành một hàng dọc, người nọ cách người kia 0,6m. Các thành viên của từng tổ, lần lượt tập hợp phía bên trái tổ trưởng của mình, người nọ cách người kia 0,2m (tương đương một khuỷu tay).
- Dóng hàng:
+ Khẩu lệnh: “Nhìn phải (trái).… thẳng !”.
+ Động tác: Tổ trưởng tổ 1 đứng nghiêm làm chuẩn, các thành viên của tổ 1 quay đầu chếch sang phải (trái), liếc nhìn để dóng hàng cho thẳng, đúng khoảng cách (tiến, lùi, dịch sang phải hoặc trái). Thành viên của các tổ 2, 3, 4, … không quay đầu chếch sang phải như tổ 1 mà liếc nhìn về phía tổ trưởng và các bạn đứng bên phải mình để dóng hàng cho thẳng, sau đó lại nhìn bạn đứng trước đẻ dóng hàng cho thẳng.
+ Khẩu lệnh: “Thôi !”.
+ Động tác: Các thành viên của tổ 1 quay mặt thẳng về trước. Tất cả đứng nghiêm.
- Dàn hàng:
+ Khẩu lệnh: “Em A làm chuẩn, cách một cánh (sải) tay… dàn hàng !”.
+ Động tác: Khi chỉ huy chỉ định HS nào đó làm chuẩn, HS này đứng ngay ngắn, giơ một tay lên cao đồng thời hô to “Có !” để các bạn nhận biết. Sau đó tuỳ theo khẩu lệnh và vị trí đứng của mình, mà giơ tay phải hay tay trái hoặc cả hai tay sang ngang. Những học sinh đứng cạnh người làm chuẩn vưa di chuyển, vừa dang tay ngang để dàn hàng theo đúng cự li quy định, đồng thời điều chỉnh hàng cho thẳng. Những HS đứng ở các hàng ngang phía sau, không giơ tay dàn hàng, mà nhìn bạn đứng trước để dóng hàng dọc cho đúng khoảng cách (0,6m) và dóng hàng ngang cho thẳng hàng.
+ Khẩu lệnh: “Em A làm chuẩn, cự li một cánh (sải) tay… giãn hàng !”.
+ Động tác: Cách thực hiện động tác tương tự như trên, nhưng các hàng đứng phía sau giãn cách với hàng trước một cánh (sải) tay.
+ Khẩu lệnh: “Thôi !”.
+ Động tác: HS buông tay xuống về tư thế đứng nghiêm
- Dồn hàng:
+ Khẩu lệnh: “Em A làm chuẩn (HS A giơ tay và hô “Có !”) … dồn hàng !”.
+ Động tác: Khi dồn hàng, cần chuyển dịch dần sang ngang về phía người làm chuẩn, rồi đứng lại, dóng cho thẳng hàng ngang (cách bạn 0,2m hoặc một khuỷu tay), những hàng phía sau dóng hàng ngang và hàng dọc (cách bạn 0,6m). Nếu dồn hàng theo hàng dọc, HS đi, sau đó đứng lại, chỉnh hàng dọc cho thẳng và đúng khoảng cách (0,6m).
Trong thời gian các bạn dồn hàng, HS làm chuẩn đứng ngay ngắn, giơ tay phải lên cao. Khi dồn hàng xong, chỉ huy hô “Thôi !”, mới bỏ tay xuống.
2.Bài TD:
* Ôn: 3 động tác: Vươn thở; tay; ngực.
* Học mới: Chân, bụng.
+ Động tác chân:
TTCB 1 2 3 4
+ Đông tác bụng:
TTCB 1 2 3 4
3. Chạy bền:
30 ph
12 ph
12 ph
4 lx 8n
4 lx 8n
6 ph
x x x x x x ¯ + x x x x x x
D GV
x x x x x x x x x x x
D GV
- GV làm mẫu và phân tích từng kĩ năng, sau đó chia tổ cho HS tập luyện.
- HS tập nhiều kĩ năng trong một lần tập, nếu HS tập chưa đúng, GV cho dừng lại uốn nắn, sủa sai, đến khi HS thực hiện tốt mới chuyển sang kĩ năng tiếp theo.
x x x x x x x ¯ x x x x x x
DGV + LT
x x x x x x x ¯ x x x x x x
+ D GV
- GV cho lớp ôn tập theo đội hình trên, theo sự điều khiển của lớp trưởng.
- Trong quá trình tập, nếu có nhiều HS thực hiện sai, GV cho dừng lại cùng cả lớp phân tích điểm sai, rồi GV làm lại động tác cho HS thực hiện.
x x x x x x x ¯ x x x x x x
DGV + LT
x x x x x x x ¯ + x x x x x x
- GV phân tích và làm mẫu toàn bộ kĩ thuật động tác (1-2 lần x 8n).
- HS nhìn tập theo, sau đó cán sự lớp lên điều khiển. GV theo dõi qua các lần tập uốn nắn sửa sai cho HS.
- GV phân tích và làm mẫu kĩ thuật 1 lần. Sau đó GV chia nhóm 8- 10HS cho các em chạy, GV điều khiển 1 lần. Các lần còn lại LT điều khiển. GV theo dõi qua các lần tập sửa sai cho HS.
III. PHẦN KẾT THÚC:
- Thả lỏng.
- Nhận xét.
- Hướng dẫn ôn tập và chuẩn bị bài sau:
+ Ôn một số kĩ năng ĐHĐN.
+ Bài TD: Ôn 5 động tác đã học.
+ Ôn chạy vòng số 8.
5ph
1-2 ph
- Chạy nhẹ nhàng quanh sân tập.
- Về 4 hàng ngang.
- GV nhận xét tiết học và hướng dẫn học sinh ôn tập nội dung đã xác định.
- Giải tán - HS hô khỏe.
***************************
Tuần: 02
Tiết: 04
Tuaàn: 01
Tieát: 01
Ngày soạn: 19/ 8/ 2011
Ngày dạy: 22/ 8/ 2011
Bài:
ĐÔI HÌNH ĐỘI NGŨ (ĐHĐN)
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG
A. MỤC TIÊU:
a. ĐHĐN: Giậm chân tại chỗ, đi đều- đứng lại.
- Biết các khẩu lệnh và cách thực hiện: Giậm chân tại chỗ, đi đều- đứng lại.
- Thực hiện được: Giậm chân tại chỗ, đi đều- đứng lại.
b. Bài TD: Ôn tập 5 động tác: Vươn thở, tay, ngực, chân, bụng; Học 2 động tác: Vặn mình, phối hợp.
- Biết tên và các thực hiện các động tác: Vươn thở, tay, ngực, chân, bụng, vặn mình, phối hợp.
- Thực hiện co bản đúng các động tác: Vươn thở, tay, ngực, chân, bụng và được các động tác: Vặn mình, phối hợp.
B. ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN:
- Sân tập thể dục trường THCS Chu Văn An
- Còi, đồng hồ, tranh (TD), giáo án, đồng phục học sinh, ghế giáo viên (GV).
C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP- TỔ CHỨC
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số học sinh (HS).
- Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Khởi động: Chạy 300 m.
+ Cổ, tay, chân; Hông; Gối; Ép dọc; Ép ngang; Tay cao; Tay thấp; Tay ngực.
10 ph
1 lần
2 lx8 n
- Tập hợp 4 hàng ngang. Lớp trưởng (LT) chấn chỉnh hàng ngũ, báo cáo sĩ số cho GV.
- GV nói ngắn gọn về nội dung, yêu cầu bài học.
- Cả lớp chạy nhẹ nhàng quanh sân tập.
x x x x x x x ¯ x x x x x x
D + LT
x x x x x x x ¯ + x x x x x x
+ LT
- LT điều khiển lớp khởi động các khớp, GV theo dõi sửa sai cho HS.
II. PHẦN CƠ BẢN:
1. ĐHĐN:
Học mới:
- Giậm chân tại chỗ:
+ khẩu lệnh: “Giậm chân tại chỗ… giậm !”.
+ Động tác: HS đồng loạt nâng gối chân trái lên cao, tay trái đánh thẳng ra sau, tay phải đánh về trước cẳng tay gập vuông góc cao ngang ngực, sau đó đặt bàn chân trái chạm đất đúng vào nhịp 1. Tiếp theo dồn trọng tâm vào chân trái, nâng chân phải lên cao, đổi chiều đánh của hai tay, sau đó đặt bàn chân phải chạm đất vào nhịp 2. Động tác lập đi lập như vậy một cách nhịp nhàng, đúng nhịp, nhưng không căng thẳng, gò bó, mặt hướng phía trước.
+ khẩu lệnh: “Đứng lại…đứng !”.
+ Động tác: Dự lệnh “Đứng lại…” vào chân phải, HS tiếp tục giậm chân, khi nghe thấy hiệu lệnh “Đứng !” (cũng vào chân phải), thì giậm thêm một nhịp chân trái sau đó giậm thêm chân phải rồi đứng lại, hai tay duỗi thẳng theo hai bên đùi, thân người thẳng.
- Đi đều thẳng hướng, đứng lại:
+ khẩu lệnh: “Đi đều… bước !”.
+ Động tác: HS đồng loạt bước chân trái về trước một bước với độ dài vừa phải (không ngắn hoặc dài quá, tương đương 0,35- 0,45m) sao cho đặt bàn chân chạm đất đúng vào nhịp 1, hai tay đánh phối hơp như giậm chân tại chỗ. Tiếp theo dồn trọng tâm vào chân trái, bước chân phải về trước, đồng thời đổi chiều đánh tay sao cho chân chạm đất đúng vào nhịp 2. Động tác cứ lặp đi lặp lại như vậy một cách nhịp nhàng, đúng nhịp, khoẻ mạnh và đồng đều.
+ khẩu lệnh: “Đứng lại… đứng !”.
+ Động tác: Dự lệnh “Đứng lại” vào chân phải, tiếp tục bước chân trái lên một bước, rồi chân phải về trước chạm đất đúng vào động lệnh “Đứng !”. Sau động lệnh, tiếp tục bước chân trái một bước về trước, đưa chân phải về với chân trái đứng lại.
2.Bài TD:
* Ôn: 5 động tác: Vươn thở; tay; ngực; chân; bụng.
* Học mới: Vặn mình, phối hợp.
- Động tác vặn mình:
TTCB 1 2 3 4
- Đông tác phối hợp:
TTCB 1 2 3 4
30 ph
19 ph
11 ph
4 lx 8n
4 lx 8n
1 lx8n
4 lx 8n
x x x x x x ¯ + x x x x x x
D GV
x x x x x x ¯ + x x x x x x
D GV
- GV làm mẫu và phân tích từng kĩ năng, sau đó chia tổ cho HS tập luyện.
- HS tập nhiều kĩ năng trong một lần tập, nếu HS tập chưa đúng, GV cho dừng lại uốn nắn, sửa sai, đến khi HS thực hiện tốt mới chuyển sang kĩ năng tiếp theo.
x x x x x x x ¯ x x x x x x
D + LT
x x x x x x x ¯ x x x x x x
- GV cho lớp ôn tập theo đội hình trên, theo sự điều khiển của lớp trưởng.
- Trong quá trình tập, nếu có nhiều HS thực hiện sai, GV cho dừng lại gọi 2 HS lên thực hiện động tác cả lớp quan sát và phân tích điểm sai, rồi GV làm lại động tác cho HS thực hiện.
- GV cho lớp tập luyện theo đội hình trên.
- GV phân tích và làm mẫu toàn bộ kĩ thuật động tác.
- HS nhìn tập theo, sau đó cán sự lớp lên điều khiển. GV theo dõi qua các lần tập uốn nắn, sửa sai cho HS.
III. PHẦN KẾT THÚC:
- Thả lỏng.
- Nhận xét.
- Hướng dẫn ôn tập và chuẩn bị bài sau:
+ Ôn một số kĩ năng ĐHĐN.
+ Bài TD: Ôn 7 động tác đã học.
5 ph
1-2 ph
- Chạy nhẹ nhàng quanh sân tập.
- Về 4 hàng ngang.
- GV nhận xét tiết học và hướng dẫn học sinh ôn tập nội dung đã xác định.
- Giải tán - HS hô khỏe.
***************************Tuần: 03
Tiết: 05
Tuaàn: 01
Tieát: 01
Ngày soạn: 26/ 8/ 2011
Ngày dạy: 29/ 8/ 2011
Bài:
ĐÔI HÌNH ĐỘI NGŨ (ĐHĐN)
BÀI THỂ DỤC PHÁT TRIỂN CHUNG- CHẠY BỀN
A. MỤC TIÊU:
a. ĐHĐN: Ôn một số kĩ năng đã học: Quay phải, quay trái, quay đằng sau. Học mới: Đi đều, đi đều vòng phải (trái).
- Biết các khâue lệnh và cách thực hiện: Quay phải, quay trái, quay đằng sau, đi đều, đi đều vòng phải (trái).
- Thực hiện co bản đúng: Quay phải, quay trái, quay đằng sau.
- Thực hiện đươc: Đi đều, đi đều vòng phải (trái).
b. Bài TD: Ôn tập 7 động tác: Vươn thở, tay, ngực, chân, bụng. vặn mình, phối hợp.
- Biết tên và cách thực hiện các động tác: Vươn thở, tay, ngực, chân, bụng. vặn mình, phối hợp.
- Thực hiện cơ bản đúng các động tác: Vươn thở, tay, ngực, chân, bụng. vặn mình, phối hợp.
c. Chạy bền: Chơi trò chơi “ Hai lần hít vào, hai lần thở ra”, chạy vòng số 8.
- Biết các thực hiện trò chơi “ Hai lần hít vào, hai lần thở ra”, chạy vòng số 8.
- Thực hiện cơ bản đúng trò chơi “ Hai lần hít vào, hai lần thở ra”, chạy vòng số 8.
B. ĐỊA ĐIỂM- PHƯƠNG TIỆN:
- Sân tập thể dục trường THCS Chu Văn An
- Còi, đồng hồ, giáo án, đồng phục học sinh, ghế giáo viên (GV).
C. TIẾN TRÌNH DẠY- HỌC:
NỘI DUNG
ĐỊNH LƯỢNG
PHƯƠNG PHÁP- TỔ CHỨC
I. PHẦN MỞ ĐẦU:
- GV nhận lớp, kiểm tra sĩ số học sinh (HS).
- Phổ biến nội dung, yêu cầu bài học.
- Khởi động: Chạy 300 m.
+ Cổ, tay, chân; Hông; Gối; Ép dọc; Ép ngang; Tay cao; Tay thấp; Tay ngực.
10 ph
1 lần
2 lx8 n
- Tập hợp 4 hàng ngang. Lớp trưởng (LT) chấn chỉnh hàng ngũ, báo cáo sĩ số cho GV.
- GV nói ngắn gọn về nội dung, yêu cầu bài học.
- Cả lớp chạy nhẹ nhàng quanh sân tập.
x x x x x x x ¯ x x x x x x
D + LT
x x x x x x x ¯ + x x x x x x
+ LT
- LT điều khiển lớp khởi động các khớp, GV theo dõi sửa sai cho HS.
II. PHẦN CƠ BẢN:
1. ĐHĐN:
* Ôn tập: Một số kĩ năng đã học: Quay phải, quay trái, quay đằng sau.
* Học mới:
- Đi đều vòng bên phải (trái):
+ khẩu lệnh: “Vòng bên phải (hoặc trái)…
File đính kèm:
- Luu The Truyen.doc