A. Mục tiêu : HS
- Học sinh hiểu thế nào là hai góc đối đỉnh ; Nắm được tính chất: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
- Vẽ được góc đối đỉnh với một góc cho trước. Nhận biết các góc đối đỉnh trong một hình.
- Bước đầu tập suy luận.
B. Chuẩn bị :
Giáo viên : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ.
Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc.
C. Các hoạt động dạy học trên lớp :
4 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1203 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết 1: Hai góc đối đỉnh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Chương I: đường thẳng vuông góc
đường thẳng song song
Tuần 01 - Tiết 01
Ngày dạy: 09/09/07
Đ1. hai góc đối đỉnh
A. Mục tiêu : HS
- Học sinh hiểu thế nào là hai góc đối đỉnh ; Nắm được tính chất : Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
- Vẽ được góc đối đỉnh với một góc cho trước. Nhận biết các góc đối đỉnh trong một hình.
- Bước đầu tập suy luận.
B. Chuẩn bị :
Giáo viên : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ.
Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc.
C. Các hoạt động dạy học trên lớp :
I. Kiểm tra bài cũ (5 ph)
- Giáo viên kiểm tra đồ dùng học tập của học sinh.
- Nêu yêu cầu của mình đối với học sinh về môn học.
- Thống nhất cách chia nhóm và làm việc theo nhóm trong lớp.
II. Dạy học bài mới(30phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- GV giới thiệu qua về chương trình Hình học 7 và nội dung chương I.
- GV treo bảng phụ vẽ hình hai góc đối đỉnh, hai góc không đối đỉnh.
? Hãy nhận xét quan hệ về đỉnh, về cạnh của các góc vẽ trên hình.
- GV thông báo về cặp góc đối đỉnh trên hình đã vẽ.
? Thế nào là hai góc đối đỉnh.
- HS đọc định nghĩa SGK.
- Dựa vào định nghĩa, HS trả lời .
? Hai đường thẳng cắt nhau tạo thành mấy cặp góc đối đỉnh.
? Cho AOB, vẽ góc đối đỉnh của nó.
? Dự đoán và so sánh số đo của O1 và O3; O2 và O4.
- HS dùng thước để kiểm tra dự đoán.
- GV hướng dẫn HS chứng minh bằng suy luận:
? Tính tổng hai góc O1 và O2.
? Tính tổng hai góc O2 và O3.
? So sánh hai góc O1 và O3.
? Rút ra kết luận về số đo của hai góc đối đỉnh.
x
x’
y’
y
O
1
3
2
4
1. Thế nào là hai góc đối đỉnh ?
Định nghĩa:(SGK-Trang 81).
O1 và O3 là hai góc đối đỉnh.
O2 và O4 là hai góc đối đỉnh.
- Trả lời miệng ?2
x
y
x’
y’
1
3
2
O
4
2. Tính chất của hai góc đối đỉnh.
Ta có:
O1 + O2 = 1800 (Hai góc kề bù) (1)
O2 + O3 = 1800 (Hai góc kề bù) (2)
Từ (1),(2) suy ra: O1 + O2 = O2 + O3
O1 = O3
Kết luận: Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau.
III. Củng cố (8ph)
- Hai góc đối đỉnh thì bằng nhau. Ngược lại, hai góc bằng nhau thì có đối đỉnh không? Lấy ví dụ?
- GV treo bảng phụ vẽ sẵn đề bài tập 1,2 (SGK-Trang 82) cho HS hoạt động nhóm để điền vào chỗ trống.
IV. Hướng dẫn học ở nhà(2ph)
- Học thuộc định nghĩa, tính chất hai góc đối đỉnh và cách vẽ hai góc đối đỉnh.
- Làm các bài tập 2,3,4,5 (SGK-Trang 82); bài tập 1,2,3(SBT-Trang73,74).
- Bài sau : Luyện tập.
- Hướng dẫn bài tập 5 : Ôn tập lại các khái niệm đã học ở lớp 6 :
+ Hai góc kề nhau
+ Hai góc bù nhau
+ Hai góc kề bù.
Tuần 01 - Tiết 02
Ngày dạy: 09/09/07
Luyện tập
A. Mục tiêu :
- Học sinh nắm chắc được định nghĩa hai góc đối đỉnh, tính chất hai góc đối đỉnh.
- Nhận biết được các góc đối đỉnh trong hình vẽ. Vẽ được góc đối đỉnh với một góc cho trước.
- Bước đầu tập suy luận và biết cách trình bày một bài tập.
B. Chuẩn bị :
Giáo viên : Thước thẳng, thước đo góc, bảng phụ
Học sinh : Thước thẳng, thước đo góc.
C. Các hoạt động dạy học trên lớp :
I. Kiểm tra bài cũ ( 7 ph)
A
C
B
C'
A'
- Phát biểu định nghĩa, tính chất và chứng minh tính chất của hai góc đối đỉnh ?
- Bài tập 5 (SGK-Trang 82).
ĐS :
II. Dạy học bài mới(30phút)
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- HS tìm hiểu đề bài.
- GV yêu cầu HS vẽ hình vào vở, gọi một HS lên bảng vẽ hình.
? Nêu yêu cầu mà bài toán đặt ra.
- GV yêu cầu HS suy nghĩ tự tìm lời giải.
Nếu HS gặp khó khăn thì có thể gợi ý :
? Biết góc O1 ta có thể tính ngay được góc nào.
? Tính các góc còn lại theo O1 hoặc O2
(Sử dụng tính chất của hai góc kề bù)
- HS tìm hiểu bài tập 7 sau đó vẽ hình vào vở.
- Chia lớp thành các nhóm thảo luận để tìm lời giải.
- GV có thể gợi ý cho HS tìm xem trong hình vẽ có bao nhiêu cặp góc đối đỉnh; có bao nhiêu góc bẹt, để từ đó viết được các cặp góc bằng nhau.
- GV có thể cho HS trình bày lời giải bằng cách tổ chức thi tiếp sức giữa các nhóm.
- GV thông báo lời giải đúng, sửa chữa những thiếu sót của HS.
- HS tìm hiểu đề bài.
? Vẽ góc vuông xAy
? Vẽ góc x’Ay’đối đỉnh với góc xAy.
- GV gọi một HS lên bảng vẽ hình.
? Trên hình vẽ có bao nhiêu góc vuông.
? Hãy viết các cặp góc vuông không đối đỉnh.
Bài tập 6(SGK-Trang 83).
y’
x’
y
x
1
3
2
O
4
470
Ta có:
+ O1 = O3 = 470 (Hai góc đối đỉnh)
+ O1 + O2 = 1800 (Hai góc kề bù)
Suy ra O2 = 1800 - O1
= 1800 - 470 = 1330.
+ O4 = O2 = 1330( Hai góc đối đỉnh)
Bài tập 7(SGK-Trang 83).
x’
x
y’
y
z
z’
O
2
1
3
6
5
4
- Các cặp góc đối đỉmh bằng nhau:
O1 = O4; O2= O5; O3= O6;
xOz = x’Oz’: yOx’= y’Ox; zOy’=z’Oy
- Các góc bẹt bằng nhau:
xOx’ = yOy’ = zOz’= 1800.
x’
x
y
y’
A
Bài tập 9(SGK-Trang 83).
Các cặp góc vuông không đối đỉnh là:
+ xAy và xAy’.
+ xAy’ và y’Ax’.
+ y’Ax’và x’Ay.
+ x’Ay và xAy.
III. Củng cố (6ph)
- Thế nào là hai góc đối đỉnh? Tính chất của hai góc đối đỉnh?
- HS làm bài tập 7(SBT-Trang 74)
Đáp án:
Câu a: Đúng.
Câu b: Sai.
IV. Hướng dẫn học ở nhà(2ph)
- Xem lại các bài tập đã chữa.
- Làm các bài tập 4, 5, 6 (SBT-Trang 74).
- Nghiên cứu trước bài "Hai đường thẳng vuông góc". Chuẩn bị thước thẳng, thước đo góc, êke.
File đính kèm:
- Hinh 1+2.DOC