I.Mục tiêu bài học:
*Giúp hs: - Nắm khái niệm hoán dụ,các kiểu hoán dụ.
- Bước đầu phân tích(khái niệm) tác dụng của hoán dụ
II.Các bước lên lớp
1.On định
2.bài cũ:
-Đọc thuộc lòng 5 khổ thơ đầu—phân tích hình ảnh “Lượm”?
-Đọc 6 khổ thơ tiếp theo—Đoạn văn gợi cho em những cảm xúc gì về Lượm.
-Đọc thuộc lòng bài thơ—Nêu nội dung-nghệ thuật?
7 trang |
Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1488 | Lượt tải: 0
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết 101 đến tiết 104, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 26
Ngày soạn:
Bài 24-25
Tiết101 HOÁN DỤ
I.Mục tiêu bài học:
*Giúp hs: - Nắm khái niệm hoán dụ,các kiểu hoán dụ.
- Bước đầu phân tích(khái niệm) tác dụng của hoán dụ
II.Các bước lên lớp
1.Oån định
2.bài cũ:
-Đọc thuộc lòng 5 khổ thơ đầu—phân tích hình ảnh “Lượm”?
-Đọc 6 khổ thơ tiếp theo—Đoạn văn gợi cho em những cảm xúc gì về Lượm.
-Đọc thuộc lòng bài thơ—Nêu nội dung-nghệ thuật?
3.bài mới:
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
*Hoạt động 1: Tìm hiểu khái niệm Hoán dụ
Ví dụ 1/82.
Các từ ngữ in đậm trong ví dụ,chỉ ai?
+Aùo nâu—nông dân
+Aùo xanh—công nhân
+Nông thôn—những người sống ở nông thôn
+Thị thành--những người sống ở thị thành
*Gọi sự vật có thật là A—sự vật tìm ra là B
-Giữa A và B có mối quan hệ như thế nào?
+Dựa vào quan hệ giữa đặc điểm,tính chất với sự vật có đặc điểm tính chất đó: nông dân thường mặc áo nâu;công nhân mặc áo xanh.
+Dựa vào quan hệ giữa vật chứa đựng(nông thôn ,thị thành) với vật bị chứa đựng(những ngưới sống ở nông thôn thị thành).
-Cách nói trên có tác dụng gì?(Câu văn giàu hình ảnh,cảm xúc).
*Chốt hỏi: Vậy thế nào là hoán dụ?Đọc ghi nhớ1/82.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu các kiểu hoán dụ?
*Đọc ví dụ 2a,b,c/83
Tìm hình ảnh hoán dụ của 3 ví dụ trên?
+Bàn tay------người lao động
+Một,ba------chỉ số ít số nhiều
+Đổ máu-----sự hi sinh mất mát.
Tìm mối quan hệ giữa A và B ở mỗi phép hoán dụ trên?
+Một bộ phận--------toàn thể(dùng thay thế người)
(Một bộ phận con người)
+Một,ba: chỉ số lượng cụ the,dùng tahy cho số ít và số nhiều nói chung—quan hệ: cụ thể-trừu tượng.
+Đổ máu: dấu hiệu chiến tranh được dùng thay cho sự”hy sinh mất mát” nói chung—quan hệ: dấu hiệu sự vật-sự vật.
+Vd: Giữa A và B co quan hệ như thế nào?
--Quan hệ: vật chứa đựng để gọi vật bị chứa đựng.
*GV chốt hỏi: Có mấy kiểu hoán dụ?Kể tên?Đọc ghi nhớ 2/83.
*Hoạt động 3: Hướng dẫn hs luyện tập
*BT1/84—Nêu yêu cầu.
-HS chỉ ra phép hoán dụ?
-Nêu mối quan hệ từng câu?
*Đọc a—d
--HS lần lượt làm:
*BT2/84—Đọc bài tập 2
--Nêu yêu cầu
-Nêu điểm giống nhau
-Điểm khác nahu
---HS lập bảng-lên trình bày:(thảo luận nhóm).
--Nhận xét.-bổ sung.
I.Bài học
1.Hoán dụ là gì?
2.Các kiểu hoán dụ
(Ghi nhớ 2/83)
II.Luyện tập
A.Ở lớp
1.BT1/84: Tìm phép hoán dụ,nêu mối quan hệ giữa các sự vật
a.Làng xóm—người dân sống trong làng xóm(người nông dân)
quan hệ giữa vật chứa đựng và vạt bị chứa đựng.
b.Mười năm—Thời gian trước mắt.
Trăm năm—thời gian lâu dài.
--Quan hệ giữa cái cụ thể với cái trừu tượng.
c.Aùo chàm—người Việt Bắc.
--Quan hệ giữa dấu hiệu sự vật với sự vật.
d.Trái đất—người dân sống trên trái đất(nhân loại).
--Quan hệ giữa vật chứa đựng và vật bị chứa đựng.
2.BT/84. So sánh hoán dụ với ẩn dụ
Aån dụ
Hoán dụ
Giống
Gọi tên sự vật hiên tượng này bằng tên sự vật hiện tượng khác có tác dung gợi hình gợi cảm cho sự diễn đạt
Khác
-Dựa vào quan hệ tương đồng về:
+Hình thức
+Cách thức
+Phẩm chất
+Cảm giác
-Dựa vào quan hệ tương cận về:
+Bộ phận-toàn thể
+Vật chứa đựng-vật bị chứa đựng
+Dấu hiệu sự vật-gọi sự vật
+Cụ thể-trừu tượng.
4.Củng cố: Thế nào là hoán dụ?Kể tên các loại hoán dụ.
5.Dặn dò: -Học nội dung 2 phần ghi nhớ
-Làm bài tập 3/84-Viết bài chính tả”Đêm nay Bác không ngủ”
--Đoạn từ:”Lần thứ 3…đến hết”
*Soạn bài: Tập làm thơ 4 chữ.
1.Chuẩn bị phần ở nhà: -Tìm bài thơ 4 chữ
-Tìm hiểu vầng lưng,vần chân.
2.Ở lớp: -Lên trình bày bài thơ 4 chữ(vần)
-Nhận xét-đánh giá
Tiết 102: TẬP LÀM THƠ BỐN CHỮ
I.Mục tiêu bài học
*Giúp hs: -Bước đầu nắm được đặc điểm của thơ 4 chữ
-Nhận diện được thể thơ này khi học và đọc thơ ca.
II.Các bước lên lớp
1.Oån định
2.Bài cũ: -Thế nào là hoán dụ?Kể tên các kiểu hoán dụ?
-Cho 1 ví dụ—phân tích và cho biết thuộc kiểu hoán dụ nào
3.Bài mới:
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
*Hoạt động 1: Trả lời phần bài tập ở nhà của hs
*Đọc BT/84
-Ngoài bài thơ”Lượm” em còn biét bài thơ,đoạn thơ nào 4 chữ?
+Bài thơ “Lượm”-Tố Hữu
+Bài ca dao:”Chiếc khăn tay”
-Chỉ ra những chữ cùng vần với nhau trong bài?
*BT/84,85—nêu yêu cầu:
-Tìm vần chân
-Tìm vần lưng?
*Đọc bài tập 3—nêu yêu cầu
-Tìm vần liền và vần cách ở mỗi đoạn thơ
*Đọc-nêu yêu cầu BT4/85
-chỉ ra vần sai
-Diền vào 2 chữ sông,cạnh sao cho phù hợp
--HS thảo luận ,lên bảng làm.
*Hoạt động 2: Tập làm thơ 4 chữ
*Bước 1: HS trình bày đoạn thơ đã chuẩn bị ở nhà
--Chỉ ra nội dung: vần.nhịp ở trong bài thơ.
*Bước 2: Cả lớp nhận xét ưu,khuyết điểm
*Bước 3: Cả lớp góp ý-cá nhân sửa chữa bài
*Bước4: Cả lớp cùng GV nhận xét-đánh giá.
GV cho HS tham khảo một số đoạn thơ 4 chữ-phân tích vần,nhịp:
--Phần đọc thêm/86,87.
I.Chuẩn bị ở nhà:
1.BT1/84: Bài thơ”Lượm”
-Bài ca dao”chiếc khăn tay”
“Khăn thương nhớ ai-khăn thương nhớ ai?
Khăn rơi xuống đất?Khăn vắt lên vai?
Khăn thương nhớ ai
Khăn chùi nước mắt”.
-Vần “ai”
2.BT/84,85. Tìm vần chân và vần lưng.
Mây lưng chừng hàng
Về ngang lưng núi
Ngàn cây nghiêm trang
Mơ màng theo bụi.
-Ngang,mang: vần lưng
-Hàng,trang, núi, bụi: vần chân.
3.BT3/85 –Tìm vần liền và vần cách.
*Đoạn 1: vần cách
*đoạn2: vần liền
4.BT4/85. Chỉ ra vần sai điền vào chữ”sông ,cạnh”cho phù hợp”
Em bước vào đây Nay chị lấy chồng
Gió hôm nay lạnh Ở mãi Giang Đông
Chị đốt than lên Dưới làn mây trắng
Để em ngồi sưởi Cách mấy con đò
--Vần sai: sưởi,đò
--Chữa lại: -Để em ngồi cạnh
-Cách mấy con sông.
II.Tập làm thơ 4 chữ:
*Đoạn thơ 4 chữ:
1.Đường đi thì nhỏ
Bờ cỏ thì xanh
Trời cao thì thanh.
Em ơi!có rõ.
-Vần cách: nhỏ- rõ
-Vần liền: Xanh-thanh.
-Nhịp 2-2
2.Hai con ngựa trắng
Aên cỏ đồng xanh
Hương gió thanh thanh
Vang lừng ca ngợi
-Vần liền: Xanh –thanh
-Nhịp 2-2
3.Lưng mẹ còng rồi
Cau thì vẫn thẳng
Cau ngọn xanh rờn
Mẹ đầu bạc trắng
-Vần cách: Thẳng –Trắng
-Nhịp 2-2;1-3
4.Thời gian như gạo
chảy qua tay người
Hạt thơm hạt thảo
Nong đầy ,nong vơi.
-Vần cách: gạo ,thảo,người,vơi
-Nhịp 2-2
4.Củng cố: Thể thơ 4 chữ:
-Nhiều dòng -Nhịp 2-2
-1 dòng 4 chữ -Vần: vần lưng,chân,liền,cách.
5.Dăn dò:-Tập làm thơ 4 chữ ở nhà
*Soạn bài: “Cô Tô”
-Đọc—nắm tác giả,tác phẩm/chú thích(90)
-Kể tóm tắt
-Phân đoạn—ý nghĩa mỗi đoạn
-Trả lời các câu hỏi(SGK/91)
-Nắm nội dung,nghệ thuật/ghi nhớ
-Làm phần luyện tập/91.
Tiết 103-104 Văn bản: CÔ TÔ
A.Đọc hiểu văn bản
I.Mục tiêu bài học:*Giúp HS:
-Cảm nhận được vẻ đẹp sinh động trong sáng của những bức tranh thiên nhiên và đời sống con người ở vùng đảo Cô Tô được miêu tả trong bài văn.
-Thấy được nghệ thuật miêu tả và tài năng sử dụng ngôn ngữ điêu luyện của tác giả.
II.Các bước lên lớp
1.Oån định
2.Bài cũ: Kiểm tra vở soạn bài tập: Làm thơ 4 chữ
3.Bài mới
Tiến trình tổ chức các hoạt động
Ghi bảng
*Hoạt động 1: Tìm hiểu tác giả-tác phẩm
*HS đọc phần chú thích trang 80—Gv lưu ý thêm:
-Văn bảng “Cô Tô” là một phần của bài kí”Cô Tô” của Nguyễn Tuân—Đây là một bài văn miêu tả.
*Hoạt động 2: Tìm hiểu văn bản
*GV hướng dẫn cách đọc: đọc nhấn mạnh các từ ngữ miêu tả;tính từ,cụm tính từ trong văn bản
*GV đọc 1 lần—3 hs đọc lại rồi nhận xét
*Tìm hiểu bố cục bài văn: bài văn có thể chia thành mấy đoạn?Cho biết nội dung của từng đoạn?(3 đoạn)
-Đoạn 1: “Từ đầu…ở đây”: Quang cảnh Cô Tô sau cơn bão đi qua
-Đoạn 2:”Tiếp…nhịp cánh”: Cảnh mặt trời mọc tiêu biểu đảo Cô Tô.
-Đoạn 3:”Đoạn còn lại”: Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô.
*Hoạt động 3: Tìm hiểu vẻ đẹp của đảo Cô Tô khi cơn bão đi qua
-Vẻ đẹp của đảo Cô Tô khi cơn bão đi qua được miêu tả như thế nào?Em hãy tìm những hình ảnh,từ ngữ miêu tả vẻ đẹp đó?
+Vẻ đẹp trong trẻo,sáng sủa.
+Bầu trời sáng sủa-cây thêm xanh mượt;nước biển lam biếc đậm đà-cát vàng gìm;cá nặng lưới
-Khi miêu tả vẻ đẹp trong trẻo sáng sủa của đảo Cô Tô tác giả sử dụng nghệ thuật gì?Có tác dụng như thế nào?
+Tính từ gợi tả màu sắc;gợi cảm
+Thiên nhiên biển đảo Cô Tô khi trận bão đi qua thật trong sáng,phóng khoáng,lộng lẫy—Ghi.
*Hoạt động 4: Tìm hiểu cảnh mặt trời mọc trên biển đảo Cô Tô
-Tác giả quan sát và miêu tả cảnh mặt trới mọc trên biển đảo Cô Tô theo một trình tự nào?
+Trước khi mặt trời mọc;
+Trong lúc mặt trời mọc
+Sau khi mặc trời mọc
-Em hãy tìm những chi tiết miêu tả cảnh mặt trời mọc?
+Chân trời,ngấn bể sạch như tấm kính;tròn trĩnh phúc hậu như lòng đỏ trứng gà;Quả trứng hồng hào,thăm thẳm,đường bệ đặt trên một mâm lễ phẩm tiến ra từ trong bình minh.
-Em có nhận xét gì về nghệ thuật miêu tả cuả tác giả qua các chi tiết trên?
+Hình ảnh so sánh độc đáo: .Chân trời…như…
.Tròn trĩnh…như…
.Y như…
--Thể hiện tài quan sát,tưởng tượng của nhà văn tạo được bức tranh cực kì rực rỡ,lộng lẫy về cảnh mặt trời mọc tiêu biểu—Ghi.
*Hoạt động 5: Tìm hiểu cảnh sinh hoạt và lao động trong một buổi sáng trên đảo.
*HS đọc đoạn cuối
-Để miêu tả cảnh sinh hoạt trên đảo Cô Tô,tác giả đã chọn điểm không gian nào?(cái giếng nước ngọt giữa đảo).
-Tại sao tác giả chon các giếng nước ngọt để tả cảnh sinh hoạt trên đảo?
+Là nơi sự sống diễn ra mang tính chất đảo: đông vui,tấp nập,bình dị…
+Rất đong người: tắm,múc,gánh nước,bao nhiêu là thùng gỗ,cong…
-Hình ảnh anh hùng Châu Hòa Mãn gánh nước ngọt ra thuyền,chi Châu hòa Mãn dịu dàng bên cài giếng nước …gợi cho em những cảm nghĩ gì về cuộc sống của con người nơi đảo?
+Cuộc sống ấm êm ,trong lao động bình dị
*Hoạt động 6: Tổng kết giá trị nội dung và nghệ thuật bài văn
-Bài văn đã cho em hiểu gì về Cô Tô?(Vẻ đẹp độc đáo về thiên nhiên và con người ở trên đảo).
-Nghệ thuật đặc sắc trong văn miêu tả của Nguyễn Tuân?
+Từ ngữ tinh tế,gợi cảm;so sánh độc đáo;lời văn giàu cảm xúc…
--HS đọc ghi nhớ
*Hoạt động 7: Hướng dẫn HS luyện tập
--GV hướng dẫn HS viết đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc
I.Tìm hiểu tác giả-tác phẩm
(Chú thích trang/90)
Tìm hiểu văn bản
1.Đọc.
2.Phân tích
a.Quang cảnh Cô Tô sau trận bão
-Các tính từ gợi tả màu sắc,vừa gợi cảm:
+Trong trẻo,sáng sủa
+Cây thêm sanh mượt
+Cát vàng gìm
+Cá nặng lưới
--Một bức tranh phong cảnh biển đảo trong sáng,phóng khoáng lộng lẫy.
b.Cảnh mặt trời mọc tren biển đảo
-Hình ảnh độc đáo:
+Mặt trời tròn trĩnh,phúc hậu như lòng đỏ trứng gà.
-Quả trứng…thăm thẳm y như…
--Một bức tranh tuyệt đẹp rực rơ,tráng lệ về cảnh mặt trời mọc trên biển
c.Cảnh sinh hoạt của con người trên đảo Cô Tô.
-Cảnh sinh hoạt tấp nập,đông và thân tình…
--Một cuộc sống thanh bình,hạnh phúc
3.Ghi nhớ:(SGK/91)
III.Luyện tập:
.Viết đoạn văn tả cảnh mặt trời mọc.
4.Củng cố:
5.Dặn dò: -Tóm tắt truyện-nắm ý phân tích
-Học thuộc ghi nhớ/SGK
*Bài mới: --Viết bài tập làm văn số 6-miêu tả người.
File đính kèm:
- GIAO AN Lop 7 t26.doc