Giáo án Toán học 7 - Tiết 39, 40

I/MỤC TIÊU: Học xong bài này, học sinh cần nắm được:

1.Kiến thức: Tiếp tục củng cố định lý Pytago (thuận, đảo).

2.Kỹ năng: Vận dụng định lý Pytago để giải quyết bài tập và một số tình huống thực tế có nội dung phù hợp.

3. Thái độ: Giới thiệu một số bộ ba Pytago.

II/PHƯƠNG TIỆN DẠY HỌC:

- GV: Bảng phụ ghi các hoạt động trọng tâm và bài tập, thước thẳng, phấn màu.

- HS: Bảng học tập nhóm. Ôn tập các kiến thức, dụng cụ học tập. Máy tính bỏ túi.

III/PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành, hợp tác nhóm nhỏ, làm việc cá nhân.

IV/TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 

doc4 trang | Chia sẻ: luyenbuitvga | Lượt xem: 1183 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án Toán học 7 - Tiết 39, 40, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết 39 luyện tập 2 I/Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh cần nắm được: 1.Kiến thức: Tiếp tục củng cố định lý Pytago (thuận, đảo). 2.Kỹ năng: Vận dụng định lý Pytago để giải quyết bài tập và một số tình huống thực tế có nội dung phù hợp. 3. Thái độ: Giới thiệu một số bộ ba Pytago. II/phương tiện dạy học: - GV: Bảng phụ ghi các hoạt động trọng tâm và bài tập, thước thẳng, phấn màu. - HS: Bảng học tập nhóm. Ôn tập các kiến thức, dụng cụ học tập. Máy tính bỏ túi. III/Phương pháp dạy học: Phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành, hợp tác nhóm nhỏ, làm việc cá nhân. IV/Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra Gv nêu yêu cầu kiểm tra. HS1: - Phát biểu định lý Pytago. -Chữa bài tập 54 tr. 131 SGK HS2: Chữa bài tập 55 tr. 133 SGK Hoạt động 2: Luyện tập : GV: Yêu cầu học sinh đọc đề bài, vẽ hính và ghi GT, KL. GV: Nêu cách tính AC. HS: Lên bảng tính AC. GV: Phân tích để thấy được muốn tính BC thì phải tính BH. HS: Tính BH. HS: Tính BC. Bài 60 tr. 133 SGK: A 13 12 B H 16 C Bài giải: + áp dụng định lý Pytago trong tam giác vuông AHC ta có: AC2 = AH 2 + HC2 = 122+ 162 = 144 +256 = 400 => AC2 = 400 => AC= 20. + áp dụng định lý Pytago trong tam giác vuông AHB ta có: AB2 = AH 2 + HB2 => HB2 = AB2 - AH 2=132 -122 = 169- 144 = 25 => HB2 = 25 => HB= 5. +Từ đó ta có: BC = HB+ HC = 5 + 16 =21. (Hình vẽ sẵn trên bảng phụ có kể ô vuông). GV gợi ý để HS lấy thêm các điểm H, K, I trên hình. GV hướng dẫn HS tính độ dài đoạn AB. Sau đó gọi hai HS lên tính tiếp đoạn AC và BC. Bài 61 tr. 133 SGK D vuông ABI có: AB2 = AI2 + BI2 (đ/l Pytago) = 22 + 12 AB2 = 5 ịAB =. Kết quả AC = 5 BC =. (Đề bài đưa lên bảng phụ) GV hỏi: Để biết con Cún có thể tới các vị trí A, B, C, D để canh giữ mảnh vườn hay không, ta phải làm gì? Hãy tính OA, OB, OC, OD. Trả lời bài toán. Bài 62 tr. 133 SGK - Đố - HS: Ta cần tính độ dài OA, OB, OC, OD. HS tính: OA2 = 32 + 42 = 52 ị OA = 5<9. OB2 = 42 + 62 = 52 ị OB = <9 OC2 = 82 + 62 = 102 ị OA = 10>9 OD2 = 32 + 82 =73 ị OD=<9 HS: Vậy con Cún đến được các vị trí A,B,D nhưng không đến được vị trí C. Hoạt động 3 : Hướng dẫn về nhà - Ôn lại định lí Pytago (thuận, đảo). - Bài tập về nhà số 83, 90, 92 tr.108, 109 SBT. - Ôn ba trường hợp bằng nhau (c.c.c, c.g.c, g.c.g) của tam giác, các hệ quả về trường hợp bằng nhau của tam giác vuông đã học. Tiết 40 Các truờng hợp bằng nhau của tam giác vuông I/Mục tiêu: Học xong bài này, học sinh cần nắm được: 1.Kiến thức: HS cần nắm được trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông. Biết vận dụng định lí Pytago để chứng minh trường hợp cạnh huyền - cạnh góc vuông của hai tam giác vuông. 2.Kỹ năng: Biết vận dụng, các trường hợp bằng nhau của hai tam giác vuông để chứng minh các đoạn thẳng bằng nhau, các góc bằng nhau. 3. Thái độ: Tiếp tục rèn luyện khả năng phân tích tìm cách giải và trình bày bài toán chứng minh hình học. II/phương tiện dạy học: - GV: Bảng phụ ghi các hoạt động trọng tâm và bài tập, thước thẳng, phấn màu. - HS: Bảng học tập nhóm. Ôn tập các kiến thức, dụng cụ học tập. III/Phương pháp dạy học: Phát hiện và giải quyết vấn đề, vấn đáp gợi mở, luyện tập thực hành, hợp tác nhóm nhỏ, làm việc cá nhân. IV/Tiến trình dạy học: Hoạt động 1: Kiểm tra GV: Nêu câu hỏi kiểm tra. Hãy nêu các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông được suy ra từ các trường hợp bằng nhau của tam giác? HS1: Trên mỗi hình em hãy bổ sung các điều kiện về cạnh hay về góc để được tam giác vuông bằng nhau theo từng trường hợp đã học. Họat động của giáo viên và học sinh Yêu cầu cần đạt GV: Hai tam giác vuông bằng nhau khi chúng có những yếu tố nào bằng nhau? HS: Hai tam giác vuông bằng nhau khi có: -GV: Cho HS làm (?1): ( đưa lên bảng phụ) SGK. HS: trả lời. GV: Ngoài các trường hợp bằng nhau đó của tam giác, hôm nay chúng ta được biết thêm một trường hợp bằng nhau nữa của tam giác vuông. 1/Các trường hợp bằng nhau đã biết của tam giác vuông: 1. Hai cạnh góc vuông bằng nhau 2. Một cạnh góc vuông và một góc nhọn kề cạnh ấy bằng nhau. 3. Cạnh huyền và một góc nhọn bằng nhau. (?1): Hình 143: D AHB = DAHC (c-g-c) Hình 144: D DKE = DDKF (g-c-g) Hình 145: D OMT = D ONI (c h - gnh) Hoạt động 3: Trường hợp bằng nhau về cạnh huyền: GV: Yêu cầu hai HS đọc nội dung trong khung ở tr.135 SGK. GV: Yêu cầu HS toàn lớp vẽ hình và viết giả thiết, kết luận của định lí đó. GV: Phát biểu định lí Pytago? Định lý Pytago ta có thể tính cạnh AB theo cạnh BC, AC như thế nào? GV:Vậy nhờ định lý Pytago ta có thể tính cạnh AB theo cạnh BC; AC như thế nào? HS: Tính BC. GV: Tính cạnh DE theo cạnh EF và DF như thế nào? HS: Tính DE. 2/Trường hợp bằng nhau về cạnh huyền và cạnh góc vuông: B E A C D F GT ABC, = 900 D DEF, = 900 BC= EF, AC =DF KL ABC = D DEF Chứng minh: Đặt BC = EF = a; AC = DF = b. Xét DABC(=900) theođịnh lý Pytago ta có: AB2 + AC2 = BC2 ị AB2 = BC2 - AC2 AB2 = a2 - b2 (1) Xét D DEF(=900)theođịnh lý Pytago ta có: DE2 + DF2 = EF2 ị DE2 = EF2 - DF2 DE2 = a2 - b2 (2) Từ (1), (2) ta có AB2 = DE2 ị AB = DE Mặt khác ta lại có: BC= EF, AC =DF ị D ABC = D DEF (c-c-c) GV: Hướng dẫn học sinh làm (?2): Chứng minh: AHB = AHC. A Cách 1: ( cạnh huyền, cạnh góc vuông) Cách 2: (cạnh huyền, góc nhọn) B H C Hoạt động 4: Củng cố. Nhắc lại các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông ( hai cạnh, một cạnh và một góc) Hoạt động 5: Hướng dẫn về nhà. - Về nhà học thuộc, hiểu, phát biểu chính xác các trường hợp bằng nhau của tam giác vuông. - Làm tốt các bài tập: 63,64, 65 tr. 136, 137 SGK.

File đính kèm:

  • docH7-39-40.DOC